Sách công thức đầu cơ Livermore

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với bạn Mô hình đầu cơ của Livermore. Đây là một mô hình mạnh mẽ đã giúp huyền thoại đầu cơ kiếm hàng trăm triệu đô la ở thời kỳ đỉnh phong.

Đây cũng là mô hình sinh ra từ tâm lý FOMO. Nếu bạn chưa biết FOMO là gì thì click vào đây để đọc về nó nhé.

Giới thiệu về mô hình đầu cơ của Livermore

Mô hình đầu cơ của Livermore

Mô hình đầu cơ của Livermore được ông giới thiệu trong cuốn sách “How to trade in stocks” vào năm 1940. Hình trên là ảnh chụp từ cuốn sách của ông. Tên gốc của mô hình này là “Livermore’s speculative chart”.

Mô hình này gồm 3 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1 – Tích lũy: Giá tăng từ 1 đến 6 với các nhịp điều chỉnh xen kẽ. Đây là một xu hướng tăng lành mạnh. Giai đoạn này là lúc các tay to và nhà đầu tư có kinh nghiệm tích lũy cổ phiếu. Livermore lưu ý rằng hình dạng của kênh tăng có dạng một cái “miệng” mở rộng [widening mouth]. Sự mở rộng kênh tăng này cho thấy biến động giá cổ phiếu tăng dần theo thời gian. Điều đó hấp dẫn sự chú ý của những nhà đầu cơ đang đứng ngoài.

Giai đoạn 2 – Bùng nổ: Đây là một giai đoạn giá tăng mạnh mẽ. Giá có thể tăng gấp đôi gấp ba với thời gian gần bằng giai đoạn tích lũy. Lúc này là lúc đám đông chú ý tới cổ phiếu và tranh nhau mua vào. Cũng là lúc các nhà đầu cơ bị FOMO nặng nhất. Giá sẽ tạo các đỉnh 8, 9, 10 với động lượng giảm dần. Nguyên nhân động lượng giảm là do những người tới sớm sẽ tranh thủ lúc này để bán được giá cao nhất. Lực cung càng lúc càng mạnh hơn, trong khi cầu sẽ thưa thớt dần. Thậm chí các nhà bán khống cũng bắt đầu nhập cuộc vào lúc này.

Giai đoạn 3 – Thoái trào: Khi giá đi từ 10 về 11, nó xuyên thủng hỗ trợ được tạo ra bởi đỉnh 9. Đỉnh số 12 thấp hơn đỉnh 10, đây là một cú retest và là cơ hội để short sell vì lúc này cấu trúc của xu hướng tăng đã bị bẻ gãy. Giá sẽ rơi rất sâu sau khi hoàn thành mô hình này.

Giao dịch mô hình đầu cơ của Livermore như thế nào?

Mô hình đầu cơ của Livermore trên đồ thị cổ phiếu OGC

Giao dịch ở pha tăng giá

Ở giai đoạn Tích lũy, bạn cần phải phát hiện sớm mô hình này bằng cách đặc điểm sau:

  • Kênh tăng giá có hình dạng như một cái “miệng” mở rộng. Biến động càng mạnh càng tốt.
  • Volume của những nhịp tăng lớn hơn volume của nhịp điều chỉnh.
  • Ngày càng nhiều trader chú ý tới cổ phiếu.

Bạn có thể mua vào khi thấy cổ phiếu đang tích lũy, dừng lỗ đặt tại đáy của vùng Tích lũy. Tiếp tục gia tăng tỷ trọng khi cổ phiếu phá vỡ vùng Tích lũy kèm volume lớn.

Giao dịch ở pha giảm giá

Nếu bạn bỏ lỡ vùng Tích lũy, hãy trade giai đoạn Bùng nổ và Thoái trào hệt như mô hình parabol tôi đã giới thiệu trong phần trước. Bạn có thể tham khảo cách đánh dấu các đỉnh của tôi ở đồ thị trên để xác định cấu trúc của xu hướng.

Khi giá xuyên thủng hỗ trợ được tạo ra bởi đỉnh liền trước, tạo một đỉnh thấp hơn, đồng thời phá vỡ parabol, cấu trúc của xu hướng thay đổi từ tăng sang giảm. Chúng ta vào lệnh bán với điểm dừng lỗ ở đỉnh của mô hình.

Kết luận

Những cổ phiếu penny thị giá thấp là món ăn ưa thích của những nhà đầu cơ. Vì vậy không khó hiểu khi ta thường bắt gặp mô hình này ở sân chơi nhỏ lẻ. Ngược lại, với các bluechips, bạn sẽ hiếm khi thấy nó hơn.

Bạn nghĩ sao về mô hình này? Đừng ngại để lại comment để trao đổi nhé! Đừng quên like và share nếu thấy hữu ích!

Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

Jesse Livermore, là một đầu cơ, là con gấu vĩ đại mà ai ai cũng kính nể và kính sợ. Ngay cả Wiliam O’ Neil tác giả của phương pháp CANSLIM cũng phải học tập ông rất nhiều, và tất yếu đó cũng là bài học cho mọi trader, mọi nhà đầu tư và đầu cơ hiệu đại.

Thông qua bài viết bạn sẽ hiểu:

  • 21 Nguyên tắc đầu tư chứng khoán của Jesse Livermore
  • Tiểu sử của Jesse Livermore, hiểu được ông là ai?

Nhấp vào sách PTKT sách PTCB để tải 100 cuốn sách chứng khoán

Jesse Livermore là ai?

Jesse Livermore [26/7/1877 – 28/11/1940], ông nổi tiếng vào việc bán khống cổ phiếu vào những giai đoạn suy thoái 1907 và 1929. Trong khi hàng triệu NĐT thua lỗ giai đoạn khủng hoảng thì ông đã kiếm được những khoản lợi nhuận kết xù.

Khi 14 tuổi ông đã làm việc trong ngành chứng khoán với nhiệm vụ trông coi bảng giá niêm yết tại công ty Payne Webber. Ông là người ghi chép tỉ mỉ, nhờ thương vụ cùng người bạn lúc 15 tuổi và lãi 2/3 số tiền sau 2 ngày là 3.12 đô la lãi, đã đưa ông đến sự nghiệp đầu tư lâu dài.

Lúc 20 tuổi ông bị cấm giao dịch ở các công ty vì thắng nhiều quá, nên 22 tuổi ông đã đến Phố Wall. Ông cũng trải qua nhiều đợt phát sản và trở lại giàu có nhanh chóng. Thời điểm đỉnh điểm ông có gần 100 triệu USD [siêu giàu lúc bấy giờ].

Ông tự sát ngày 28/11/1940 bằng một phát súng  ở khách sạn Sherry Netherland, Manhattan. Ông đã để lại nhiều di sản lớn cho thế giới đầu tư về phương pháp giao dịch, mà chúng ta còn dùng đến ngày nay.

Jesse Livermore – Một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại

21 nguyên tắc đầu tư chứng khoán của Jesse Livermore

  1. Chẳng có gì mới xảy ra trên thị trường chứng khoán.
  2. Không thể kiếm được tiền liên tục bằng cách giao dịch hằng ngày hay hằng tuần.
  3. Đừng tin tưởng vào ý kiến của bạn, cho đến khi vận động của thị trường xác nhận ý kiến đó.
  4. Thị trường không bao giờ sai.
  5. Số tiền thực sự tạo ra trong đầu cơ, thể hiện ngay ở những món lợi nhuận từ khi mới bắt đầu.
  6. Chừng nào cổ phiếu vận động đúng hướng, thị trường vận động đúng hướng, thì đừng vội vàng chốt lời.
  7. Đừng bao giờ cho phép những hoạt động đầu cơ mạo hiểm lan qua hoạt động đầu tư.
  8. Số tiền mất do đầu cơ là rất nhỏ so với số tiền những người được gọi là nhà đầu tư dành cho các thương vụ đầu tư.
  9. Không bao giờ mua một cổ phiếu bởi vì nó đã giảm nhiều so với mức giá cao trước đó.
  10. Không bao giờ bán một cổ phiếu bởi vì giá nó đã lên quá cao.
  11. Tôi sẽ mua cổ phiếu khi nó lên một mức cao mới, so với những nhịp điệu bình thường của nó.
  12. Không bao giờ bình quân giá xuống.
  13. Bản tính con người là kẻ thù lớn nhất của những nhà đầu tư trung bình hay nhà đầu cơ.
  14. Sự mộng tưởng cần phải loại bỏ.
  15. Những con sóng lớn cần thời gian để phát triển.
  16. Không tò mò về lý do đằng sau chuyển động giá.
  17. Dễ dàng hơn khi theo dõi một vài mã hơn là nhiều mã.
  18. Nếu bạn không kiếm được tiền từ cổ phiếu dẫn dắt, bạn sẽ không kiếm được tiền từ nơi khác hay toàn bộ thị trường
  19. Những cổ phiếu dẫn dắt hôm nay, có thể không phải là những cổ phiếu dẫn dắt 2 năm sau.
  20. Không phải đồng loạt các cổ phiếu sẽ đi lên hoặc đi xuống cùng thị trường, bởi vì sẽ có những cổ phiếu trong các nhóm cụ thể sẽ đi ngược thị trường chung.
  21. Rất ít người có thể kiếm tiền bằng cách nghe theo lời khuyên của người khác. Hãy coi chừng thông tin nội bộ. Nếu kiếm tiền dễ dàng đến vậy, không ai dại gì dâng tiền vào túi bạn.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư SĐT – Zalo: 096.774.6668Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

Đọc thêm:

Video liên quan

Chủ Đề