Sản xuất tập trung là gì

Bạn đang chọn từ điển Luật Học, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích từ ngữ trong văn bản pháp luật cho từ "Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung". Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung là một từ ngữ trong Từ điển Luật Học. Được giải thích trong văn bản số 98/2018/NĐ-CP.

Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung
[phát âm có thể chưa chuẩn]

Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

Là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Nguồn: 98/2018/NĐ-CP

  • "Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Giá tính thuế tài nguyên" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Hồ sơ dự án đầu tư hợp lệ" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Quản lý, khai thác hệ thống" trong từ điển Luật Học là gì?

Cách dùng từ Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trong từ điển Luật Học

Đây là một thuật ngữ trong từ điển Luật Học thường được nhắc đến trong các văn bản pháp quy, bài viết được cập nhập mới nhất năm 2022.

Từ điển Luật Học

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung là gì? Giải thích từ ngữ văn bản pháp luật với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới. Trong đó có cả tiếng Việt và các thuật ngữ tiếng Việt như Từ điển Luật Học

Từ điển Luật Học có thể bao gồm các loại từ điển đơn ngữ hay song ngữ. Nội dung có thể là pháp luật đại cương [những vấn đề chung nhất về pháp luật] hoặc pháp luật chuyên ngành [ví dụ như từ điển về hợp đồng]. Từ điển pháp luật nhằm đưa ra những kiến thức chung nhất cho tất cả các điều khoản trong lĩnh vực pháp luật, nó được gọi là một từ điển tối đa hóa, và nếu nó cố gắng để chỉ một số lượng hạn chế một lượng thuật ngữ nhất định nó được gọi là một từ điển giảm thiểu. Một từ điển luật học song ngữ có giá trị phụ thuộc nhiều vào người biên dịch [biên dịch viên] và người biên tập [biên tập viên], người sử dụng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người biên dịch.

Chúng ta có thể tra Từ điển Luật Học miễn phí mà hiệu quả trên trang Từ Điển Số.Com

Từ điển pháp luật có thể phục vụ cho các chức năng khác nhau. Từ điển pháp luật truyền thống với các định nghĩa dưới dạng thuật ngữ pháp lý phục vụ để giúp người đọc hiểu các văn bản quy phạm pháp luật họ đọc hoặc để giúp người đọc có được kiến ​​thức về các vấn đề pháp lý độc lập của bất kỳ văn bản pháp luật nào, từ điển pháp luật như vậy thường là đơn ngữ.

Từ điển pháp luật song ngữ có thể phục vụ một số chức năng. Đầu tiên, nó có thể có những từ ngoại nhập trong một ngôn ngữ và định nghĩa trong một ngôn ngữ khác - những bộ từ điển này giúp hiểu các văn bản quy phạm pháp luật, thường được viết bằng một ngôn ngữ nước ngoài, và tiếp thu kiến ​​thức, thường là về một hệ thống pháp luật nước ngoài. Thứ hai, pháp luật từ điển song ngữ cung cấp và hỗ trợ để dịch văn bản quy phạm pháp luật, vào hoặc từ một ngôn ngữ nước ngoài và đôi khi còn để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thường là trong một ngôn ngữ nước ngoài.

Tỉnh Thanh Hóa xác định được 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực [SPNNCL]; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục SPNNCL quốc gia và 6 sản phẩm SPNNCL của tỉnh không nằm trong danh mục SPNNCL quốc gia. Các SPNNCL được tỉnh phát triển theo định hướng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, bảo đảm năng suất, chất lượng. Sản xuất vùng nguyên liệu gắn với chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới để phát triển bền vững.

Vùng trồng cây rau màu tập trung tại xã Định Liên [Yên Định].

Để thực hiện định hướng phát triển này, những năm qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đã và đang tập trung phát triển vùng sản xuất tập trung đối với các SPNNCL. Theo đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đã tiến hành rà soát, điều chỉnh các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh để tích hợp với quy hoạch vùng và quy hoạch chung của tỉnh. Xây dựng các mô hình tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở lựa chọn đối tượng, cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế và lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp, kêu gọi doanh nghiệp, HTX hoặc hộ nông dân có khả năng đầu tư để thực hiện, nhân rộng các mô hình. Xây dựng các tổ hợp liên kết nông nghiệp, chế biến nông sản, các cơ sở cung cấp dịch vụ nghiên cứu, đào tạo, tư vấn phát triển SPNNCL. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách cho vùng sản xuất tập trung, hình thành chuỗi sản xuất bền vững đối với các SPNNCL.

Nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, nên hầu hết các SPNNCL đều đã hình thành được những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Đối với sản phẩm trồng trọt, đã xây dựng được vùng sản xuất lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, tổng diện tích 158.158 ha/năm, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn/năm. Xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha/năm, sản lượng đạt khoảng 170.754 tấn/năm. Đáng chú ý, toàn tỉnh đã có 4.000 ha trồng rau, quả tập trung được gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP. Phát triển 7.000 ha trồng cây ăn quả tập trung; trong đó, diện tích cây ăn quả do các hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp đầu tư có quy mô từ 1 - 3 ha là 1.234 vườn, diện tích từ 3 - 5 ha là 245 vườn, diện tích trên 5 ha là 64 vườn. Sản phẩm mía đường có diện tích sản xuất theo vùng tập trung đạt 17.200 ha. Hình thành và phát triển vùng trồng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao, với diện tích ước đạt 20.000 ha/năm, năng suất 68,4 tạ/ha/vụ.

Đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực, toàn tỉnh đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi tập trung các loại con nuôi, như: bò sữa, bò thịt, lợn và các loại gia cầm, tại các huyện trọng điểm về chăn nuôi, như: Yên Định, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Thanh, Hoằng Hóa... Hiện, toàn tỉnh có 11.185 con bò sữa, 70.200 con bò thịt chất lượng cao, 570.000 con lợn hướng nạc, 7,5 triệu con gà lông màu. Xây dựng được các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, tổng diện tích 500 ha, vùng nuôi tôm sú, tổng diện tích 3.600 ha; vùng nuôi ngao ước đạt 1.250 ha. Hình thành và phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung cho công nghiệp chế biến, với diện tích ước đạt 56.000 ha, tập trung ở 11 huyện miền núi. Đối với sản phẩm tre, luồng, đã phát triển được vùng trồng luồng thâm canh, với diện tích ước đạt 30.000 ha, trữ lượng 187 triệu cây, tập trung tại 7 huyện miền núi: Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Cẩm Thủy.

Để tiếp tục phát triển vùng sản xuất tập trung đối với các SPNNCL, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tích tụ, tập trung đất đai, đầu tư sản xuất, chuyên canh, đáp ứng nhu cầu phục vụ chế biến. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế, từ đó hình thành các chuỗi sản xuất bền vững. Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến để nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm.

Bài và ảnh: Hương Thơm

Việc quy hoạch vùng nguyên liệu mì [sắn] gắn với xây dựng nhà máy chế biến giúp người dân có thu nhập ổn định.

Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung đã làm tăng diện tích gieo trồng với một loại nông sản, tạo điều kiện nhân rộng cánh đồng mẫu lớn, đầu tư công nghệ hiện đại. Cùng với đó, tỉnh cũng đã đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp cho bà con.

Ông Nguyễn Bông, nông dân xã Cà Lúi [huyện Sơn Hòa] chia sẻ: Trước đây, khi chưa có nhà máy thu mua mía, toàn bộ diện tích sản xuất của gia đình trồng sắn, bắp, thu nhập chỉ đủ chi phí phân thuốc, công lao động. Thậm chí, ông còn bị lỗ nếu gặp thời điểm giá bấp bênh, thương lái không thu mua hoặc ép giá. “Tới khi có nhà máy đường, gia đình tôi chuyển sang trồng mía, được thu mua toàn bộ. Tôi chỉ lo trồng cho năng suất cao mà không phải lo đầu ra. Diện tích sản xuất tăng từ 3ha lên 15ha, gia đình có thu nhập cao, ổn định”, ông Bông cho hay.

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết: Việc quy hoạch các nhà máy tiêu thụ hoạt động tại các vùng sản xuất tập trung vừa giúp bảo đảm nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, vừa ổn định đầu ra cho nông sản của người dân. Đồng thời, chính quyền các địa phương cũng tập trung triển khai xây dựng thương hiệu nông sản theo Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” để tạo thêm chỗ đứng cho nông sản của bà con trên thị trường.

Bên cạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, các địa phương còn khuyến khích người dân chuyển đổi những cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang những loại cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam, quýt, bưởi, mít thái, bơ giống mới, dừa, nhãn… Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, là cách đa dạng hóa sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro cho người dân khi các loại cây trồng truyền thống gặp khó trên thị trường.

Việc quy hoạch các nhà máy tiêu thụ hoạt động tại các vùng sản xuất tập trung vừa giúp bảo đảm nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, vừa ổn định đầu ra cho nông sản của người dân”.

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên

Kinh tế tập thể ở Phú Yên: Ứng dụng KH-KT để phát triển bền vững

Video liên quan

Chủ Đề