Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

PHẦN MỞ ĐẦU( ĐẶT VẤN ĐỀ)I. Lý do chọn đề tài:Trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì con người là nhân vậttrung tâm tạo nên sự phát triển của xã hội. Loài người đã trải qua 5 hình tháikinh tế xã hội. Từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ đến nay con người đã luônkhẳng định mình qua các cuộc đấu tranh giai cấp để phát triển xã hội.Vì vậychiến lược phát triển con người được coi là vấn đề quan trọng trong xu thế pháttriển của xã hội. Để có thể phát triển tiềm năng con người phục vụ cho sự nghiệpphát triển đất nước thì giáo dục là một khâu cực kỳ quan trọng. Chỉ có giáo dụcmới đạo tạo ra nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Đểcó nguồn nhân lực có chất lượng cao thì ngành giáo dục có trọng trách rất lớntrong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo bằng nhiều giải pháp phùhợp như đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, đầu tư cơ sở vật chất,thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó từng giáo viên, từng nhàtrường phải bắt tay vào cuộc.Việc bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần vào việcnâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trườngtiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo nhân tài cho đất nước cần đượcquan tâm. Ngay từ bậc học này chúng ta cần bồi dưỡng và tạo điều kiện cho họcsinh được phát huy trí tuệ nhằm làm cho học sinh có tư chất thông minh đượcphát triển tốt, tạo đà cho cho học sinh giỏi ở bậc trung học cơ sở và trung họcphổ thông. Huyện Than Uyên là huyện nghèo, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khókhăn, trình độ dân trí thấp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Việc nâng caochất lượng giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng. Đặc biệt là việc nâng cao chấtlượng mũi nhọn cần đựơc quan tâm hơn nữa. Vì vậy bồi dưõng học sinh giỏi làmột nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu về chất lượng bồi dưỡng ngày càng cấp báchhơn. Do đó tôi chọn đề tài  Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ởtrường tiểu học làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.II. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:1. Phạm vi:

1

Nghiên cứu chức năng tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi của một số trườngtiểu học của huyện Than Uyên.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ởtrường tiểu học của huyện Than Uyên.III. Mục đích nghiên cứu:Góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ởcác trường tiểu học trong huyện.IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:Ban giám hiệu các trường đã tập trung vào việc bồi dưỡng học sinh giỏivà số lượng học sinh giỏi ngày càng nhiều.PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Cơ sở lý luận:1. Tầm quan trọng của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và vai trò củahiệu trưởngQuản lý trường tiểu học thực chất là quản lý quá trình dạy học. Trong quátrình dạy học thì việc chú ý tới sự phát triển của từng học sinh luôn là yêu cầu cơbản. Bới vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ của mỗigiáo viên và cán bộ quản lý.Trường tiểu học là nơi đầu tiên trong đời trẻ thamgia vào việc học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dụctoàn diện mà các em có điều kiện để bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ,thầy cô cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kíchthích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn.năng khiếu bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển và dần định hình trở thànhhọc sinh có năng khiếu. Ngược lại năng khiếu của các em không được phát hiệnhay quan tâm bồi dưỡng thì nó sẽ mất dần, thui chột đi.Tổ chức bồi dưỡng họcsinh giỏi ở trường tiểu học nhằm phát huy khả năng phát triển tiềm tàng của trẻ.Là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp tiếp theo. Mặt khác chất lượng đại tràđựơc nâng lên một bước đáng kể thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêuchí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của nhà trường. Thành tích giáodục mũi nhọn khẳng định uy tín của nhà trường. Mỗi học sinh giỏi không những

2

là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô giáo mà còn của cả cộng đồng. Hiệu trưởngtrường tiểu học là người chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải biết tác độngđến các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như giáo viên giỏi, chươngtrình bồi dưỡng, …sao cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt kết quả.2. Đặc điểm của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học.Trong quá trình quản lý giáo dục thì quá trình tổ chức gồm 5 hoạt độngsau:– Xác định cơ cấu tổ chức hợp lý của đối tượng quản lý. Trong nhà trường làgiáo viên và học sinh.– Xác định bộ máy quản lý và lãnh đạo trường học.– Tạo một mạng lưới các quan hệ tổ chức giữa những người trong hệ quản lý.– Tuyển lựa, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong hệ quản lý và hệ đượcquản lý.– Tổ chức lao động một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục.Quản lý phải phù hợp với đối tượng quản lý với đặc điểm của tổ chức. Bồidưỡng học sinh giỏi sẽ nảy sinh từ hoạt động tổ chức trong quản lý giáo dục.3. Một số khái niệm cơ bản:* Năng lực: Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt của mỗi con người, tạođiều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kỹnăng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhấtđịnh. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động và phát triển của một hoạtđộng tương ứng cụ thể.* Tài năng: Trình độ cao của năng lực là tài năng. Ở trình độ tột đỉnh là thiêntài.* Năng khiếu: Năng khiếu là mầm mống của tài năng, là tín hiệu của tài năngtrong tương lai. Nó chưa là bậc nào của năng lực. Nhưng nếu nó được phát hiện,bồi dưỡng kịp thời, có phương pháp và có hệ thống thì sẽ phát triển đạt tới đỉnhcao của năng lực. Ngược lại mầm mống ấy không được phát hiện và bồi dưỡngthì sẽ bị thui chột.– Các giai đoạn phát triển của một tài năng:

3

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh họcĐây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào. Gắn bó chặt chẽvới việc hình thành và phát triển của thai nhi cũng như việc nảy sinh hoặc thuichột các mầm mống ban đầu của tài năng của mỗi con người. Trong giai đoạnnày vai trò di truyền về sức khoẻ, vật chất, tinh thần, những hiểu biết về điềukiện sống, làm việc của người bố, người mẹ có ảnh hưởng quyết định tới việcphát triển của thai nhi, đặc biệt là việc phát triển trí tuệ, tình cảm sau này củađứa trẻ.+ Giai đoạn 2: giai đoạn xã hội học:Đây là giai đoạn nảy sinh bộc lộ phát triển và xác lập năng lực. Tronggiai đoạn này vai trò của môi trường gia đình , nhà trường, xã hội là cực kỳ quantrọng.Trong đó có vai trò của bố mẹ, bạn bè, thầy cô giáo có tính quyết định.+ Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn tài năng được thể hiện, được sử dụng trong thựctiễn, mang lại các kết quả cụ thể.Trong giai đoạn này vai trò của đường lối, chủtrương, cơ chế, chính sách, cách tổ chức quản lý, chỉ đạo cùa nhà nước, xu thếcủa dân tộc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sức sáng tạo và cống hiến tàinăng của mỗi người.Ba giai đoạn trên đây kế tiếp, đan xen, tạo điều kiện cho nhau pháttriển.Vì vậy trong mỗi giai đoạn càn có chủ trương phương hướng, biện pháp tốtvà tác động đúng, kịp thời để năng lực của từng người phát triển nảy nở.Giai đoạn thứ hai phù hợp với học sinh tiểu học, nếu như gia đình nhà trường vàxã hội biết chăm lo cho học sinh ngay từ giai đoạn này thì sẽ có tác dụng kíchthích sự phát triển của tài năng.4. Quan niệm về học sinh giỏi:Qua nghiên cứu, phân tích nhiều học sinh khác nhau người ta thấy họcsinh có năng khiếu có một số nét chung giống nhau. Chúng được quy tụ vào 3tiêu chuẩn: Thông tuệ, sáng tạo, phẩm chất nổi bật.– Thông tuệ: Những học sinh năng khiếu thường thông minh, trí tuệ phát triển,có năng lực tư duy tốt. Họ tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu. Họ có khả năng suydiễn, quy nạp, khái quát hoá, trừu tượng hoá. Họ thường hiếu sâu, rộng nhiều

4

Xem thêm:  Cách làm trống bằng hộp bánh

vấn đề, nhất là những vấn đề có liên quan tới chuyên môn của mình. Trước vấnđề họ phản xạ, giaỉ quyết vấn đề nhanh, linh hoạt, đạt kết quả.– Sáng tạo: Họ có tư duy độc lập, có óc phê phán, không suy diễn theo đườngmòn, luôn luôn muốn đi vào bản chất, tìm ra quy luật của hiện tượng sự kiện, cókhả năng dự báo, sáng tạo ra nhiều phương pháp mới độc lập, tối ưu.– Một số phẩm chất nổi bật: Say mê, tò mò, hoạt động có mục đích, trung thực,kiên trì, vượt khó, lao vào cái mới, giàu lòng vị tha và tính nhân văn. Có ý tríphấn đấu vươn lên tự hoàn thiện với tinh thần tự chủ cao.Ba mặt thông tuệ, sáng tạo, một số phẩm chất nổi bật với các biểu hiện cụ thểnêu trên tạo nên cấu trúc của năng khiếu. Ba tiêu chuẩn nêu trên đều phải cóđồng thời ở mức độ cao, không dưới 75% yêu cầu về từng tiêu chuẩn trong mộtcon người.II. Thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường tiểu họccủa huyện Than Uyên:1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường tiểu học củahuyện Than Uyên:*, Thuận lợi:Qua nghiên cứu thực tế cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏiđược các trường quan tâm ngay từ đầu năm học. Ban giám hiệu các trường giaocho giáo viên trực tiếp đứng lớp phát hiện và bồi dưỡng. Một số trường chuẩnQuốc gia đã tổ chức phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả khá nhưtrường tiểu học thị trấn Than Uyên, trường tiểu học Mường Cang, MườngThan. Đội ngũ giáo viên tiểu học đã đủ về số lượng và được đào tạo chuẩn vềtrình độ chuyên môn. Ban giám hiệu các trường đã biết cách phát hiện và dạyhọc sinh giỏi. Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện đã đạt kết quả cao hơn cácđơn vị khác.*, Khó khăn: Các trường thuộc khu vực mường Kim, Ta Gia, khoen on, MườngMít có nhiều học sinh tham gia dự thi nhưng số học sinh đạt giải còn rất ít.Phòng học và trang thiết bị dạy học của một số trường còn thiếu và không đảmbảo. Một trường học còn nhiều điểm trường lẻ nên việc tập trung bồi dưỡng cho

5

học sinh theo khối lớp còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận giáo viên năng lựcchuyên môn yếu nên không đáp ứng được công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.2.Nguyên nhân của việc chưa đạt kết quả cao trong việc bồi dưỡng học sinhgiỏi :– Về ban giám hiệu các trường:Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi không sát với điều kiện thựctế của nhà trường. Kế hoạch còn chung chung không cụ thể đến từng người từngviệc để tập trung nguồn lực bồi dưỡng học sinh giỏi. Công tác tổ chức bồi dưỡnghọc sinh giỏi của các trường chưa thực sự quan tâm. Hầu hết là phó mặc chogiáo viên chủ nhiệm lớp. Ban giám hiệu không kiểm tra đánh giá công tác nàymột cách thường xuyên và có biện pháp chỉ đạo kịp thời nâng cao chất lượnghọc sinh giỏi trong từng giai đoạn nhất định. Một số ban giám hiệu không huyđộng được các nguồn lực khác phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vàkhuyến khích học sinh tham gia đạt giải nên không tạo được động lực cho họcsinh tham gia thi học sinh giỏi các cấp.– Về phía giáo viên:Giáo viên không nắm chắc được nội dung cần tập trung bồi dưỡng chohọc sinh giỏi của lớp mình. Giảng dạy không sát đối tượng học sinh. Giáo viêncòn nặng về mặt hồ sơ sổ sách nên không quan tâm đúng mức đến chất lượnghọc sinh của lớp mình. Một bộ phận giáo viên yếu về chuyên môn nghiệp vụ thìkhông thể phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi được mặc dù giáo viên đó vẫnđứng lớp giảng dạy hàng ngày. Một số giáo viên không tâm huyết với nghề làmviệc chống đối không có hiệu quả nên làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dụcnói chung và chất lượng học sinh giỏi nói riêng.– Về phía học sinh:Học sinh của huyện Than Uyên chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số nênkhả năng giao tiếp và nắm bắt và hiểu vấn đề còn có những hạn chế nhất địnhnhất là những kiến thức nâng cao và mở rộng. Hoàn cảnh gia đình các em còngăp nhiều khó khăn. Đời sống vật chất thiếu thốn, gia đình các em không quantâm đến việc học của con em mình nên chất lượng học tập của học sinh thấp,

6

không đáp ứng được yêu hiện nay.– Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: Phòng học tạm của các trường tiểuhọc còn chiểm tỷ lệ cao gần 30%. Không có phòng học dành riêng cho bồidưỡng học sinh giỏi của các nhà trường. Một số trường tập trung được học sinhhiệu trưởng phải thuê nhà dân để cho học sinh ngồi học.Trang thiết bị phục vụcho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu thốn. Tài liệu để bồi dưỡng chohọc sinh không có, hầu hết là do giáo viên tự sưu tầm và các trường tự mua đểlàm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏichưa thực sự có kết quả.Kết quả nghiên cứu thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số

trường như sau:

STT

Tên trường

HS đạt

Tỉ lệ

HS đạt

giải cấp

%

giải cấp

trường

Tỉ lệ Ghi chú
%

huyện

1

TH thị trấnThan Uyên

62

80

26

42

2

TH Hua Nà

15

71

5

33

3

TH Mường Cang

38

86

16

42

4

TH Mường Than

34

69

19

56

5

TH Phúc Than1

17

25

1

6

6

TH Phúc Than 2

7

12

1

14

7

TH Mường Mít

12

23

1

8

8

TH Tà Hừa

9

14

1

11

9

TH Tà Mung

8

12

1

13

10

TH khoen on

8

18

1

13

11

TH Ta Gia 1

14

35

1

7

12

TH Ta Gia 2

12

34

1

8

13

TH Mường Kim 1

14

36

2

14

14

TH Mường Kim 2

12

29

1

8

7

III. Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi:Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở mộtsố trường tiểu học của huyện Than Uyên tôi đề xuất một số giải pháp như sau:1. Nâng cao nhận thức về việc bồi dưỡng học sinh giỏi:1.1 Nội dung nâng cao nhận thức: Hiệu trưởng và toàn thể giáo viên và cha mẹhọc sinh cần hiểu và phân biệt rõ khái niệm; Năng lực, tài năng, năng khiếu.Đồng thời phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển củamột tài năng. Mặt khác phải hiểu sâu sắc các tiêu chuẩn của năng khiếu, tàinăng. Bên cạnh đó cần hiểu đựơc tâm sinh lý của học sinh giỏi, học sinh năngkhiếu. Từ đó nhận thức được vị trí của học sinh giỏi trong suốt quá trình khổluyện, phát triển tự nhiên, toàn diện và cân bằng về tình cảm và nhận thức.1.2.Vào đầu năm học trường đưa nội dung nhận thức về học sinh giỏi vào nộidung sinh hoạt chuyên môn, tổ chủ nhiệm, phổ biến trong cuộc họp cha mẹ họcsinh, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cha mẹ học sinh giỏi để họ traođổi kinh nghiệm.2. Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi:Đây là một bước quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất pháttừ thực tế không phải mọi học sinh có xếp loại học lực giỏi đều là học sinh cónăng khiếu cần bồi dưỡng. Ngược lại, những học sinh có năng khiếu chưa hẳn làhọc sinh có xếp loại học lực giỏi. Cho nên làm thế nào để phát hiện được họcsinh có năng khiếu từ đó tuyển chọn và tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi chotừng khối lớp là công việc quan trọng. Phát hiện và tuyển chọn đúng mang ýnghĩa định hướng phát triển đúng đắn cho một nhân cách. Đồng thời nó mang ýnghĩa giáo dục rất lớn.Để tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi trường tiểu học, hiệutrưởng cần có kế hoạch rõ ràng, chi tiết về hoạt động giáo dục này. Xây dựng kếhoạch thành lập đội tuyển và bồi dưỡng đội tuyển. Việc này phải được chỉ đạođể từng giáo viên đưa vào kế hoạch giảng dạy và chủ nhiệm.Trong kế hoạch cần nêu rõ số học sinh vào đội tuyển, nội dung tuyển

8

Xem thêm:  Chất thải tiếng Anh là gì

chọn, ai sẽ thực hiện việc tuyển chọn. Để tuyển chọn học sinh được chính xácphải căn cứ vào thông tin và xét cả quá trình học tập của học sinh. Phát hiện vàtuyển chọn học sinh giỏi qua các tình huống diễn ra trong giờ khi nêu câu hỏinâng cao, bài tập nâng cao. Phát hiện và tuyển chọn qua các bài kiểm tra trênlớp. Mỗi bài kiểm tra môn toán, Tiếng Việt do khối trưởng ra đề có các loại bàiphân hoá được học sinh. Trên cơ sở phát hiện đánh giá, tuyển chọn nhà trườngtổ chức thi, khảo sát lại. Việc khảo sát lại được tiến hành theo hai vòng:– Vòng 1: Lấy kì thi giữa kì I làm kỳ thi học sinh giỏi của trường. Mỗi lớp lấy từ3 đén 5 học sinh giỏi nhất lớp.– Vòng 2: Sau thi vòng 1 nhà trường cử giáo viên bồi học sinh giỏi trong mộtthời gian ngắn. sau đó tổ chức cho học sinh thi vòng 2 để chọn đội tuyển chungcủa trường. Để tạo nguồn cho việc thành lập đội tuyển giỏi khối 3,4,5 ngay từlớp 1 giáo viên phải có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng những em có thiênhướng học tốt môn toán và môn tiếng Việt. Việc phát hiện và tuyển chọn đượckéo dài trong suốt mấy năm học. Mỗi năm học phải làm vòng tuyển chọn để bổsung hoặc loại những học sinh mới phát hiện có năng khiếu hoặc bị hạn chế ởnhững mặt nào mà thấy không đạt được thành tích.Một căn cứ để phát hiện và tuyển học sinh giỏi là từ dư luận cộng đồng,gia đình học sinh. Căn cứ này được dựa vào sự di truyền gien thông minh củacha mẹ, dòng tộc học sinh. Phần lớn học sinh giỏi được thừa hưởng gien thôngminh từ gia đình luôn thể hiện mình trước tập thể, song cũng có em rụt rè, nhútnhát không bộc lộ khả năng của mình trước tập thể. Với những học sinh nàygiáo viên cần giúp đỡ các em sớm hoà đồng trong tập thể, bộc lộ khả năng củabản thân.Trong khi phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi, người hiệu trưởng pháicó trách nhiệm bồi dưỡng cho học sinh được tham gia đầy đủ các môn học khácvà tham gia hoạt động ngoại khoá ….3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên:Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi. Điều này cho thấy vai trò tolớn của đội ngũ nhà giáo trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên là người

9

dẫn dắt cho học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen và tổ chức của nhâncách. Thực tế phần lớn các nhân tài đều đựơc phát hiện và dìu dắt bởi nhữnggiáo viên nổi tiếng. Trường nào có nhiều giáo viên dạy giỏi thì trường đó cónhiều kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ. Có hiểu biết về tâm lý học sư phạm để hiểuhọc sinh và có các ứng xử khoa học với học sinh. Có phương pháp tự học, tự bồidưỡng, phương pháp tiếp cận, lựa chọn các thông tin khoa học cần thiết cho việcgiảng dạy. Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên thường tập trung vào nội dung sau:Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, bồi dưỡng năng lực sư pham, bồidưỡng kiến thức kinh nghiệm thực tế, bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ.Để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên nhà trường cần tiến hànhphân công giáo viên có uy tín, giỏi về chuyên môn kèm cặp giáo viên chưa cókinh nghiệm bằng việc dự giờ góp ý. Giao cho giáo viên những công việc phùhợp với vấn đề mà họ cần bồi dưỡng để cho họ chuẩn bị trướcnghiên cứu những biện pháp thực hiện.Tạo điều kiện về tài chính, thờigian để mua và nghiên cứu cứu các tài liệu tham khảo. Tổ chức giao lưu chuyênmôn với trường bạn, khuyến khích cho giáo viên học tập nâng cao trình độchuyên môn.Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên: Năng lực sư phạmcủa người giáo viên thể hiện ở khả năng giao tiếp, khả năng truyền thụ kiến thứcgiữa giáo viên và học sinh. Đây chính là nghệ thuật của người giáo viên trướcmỗi vấn đề cần chuyển tải đến học sinh. Họ phải xác định cái gì nói trước, cái gìnói sau cho phù hợp với quy luật tư duy của học sinh. Hay vấn đề này cần gợimở cho học sinh từ đâu, cần huy động những hiểu biết vận dụng vào giải quyếtnhững vấn đề mới. Bản chất của nghệ thuật sư phạm chính là phương pháp sưphạm mà người giáo viên sử dụng để dẫn dắt học sinh đi từ cái chưa biết đến cáiđã biết, chiếm lĩnh cái mới.Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũgiáo viên có thể thông qua các hình thức sau:– Hình thức hội giảng chuyên đề: Đây là dịp để thể hiện kỹ năng sư phạm caonhất của giáo viên, để giáo viên tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tích luỹ vốn kinhnghiệm cho mình.

10

– Hình thức dự giờ thăm lớp là hoạt động thường xuyên của người giáo viên đểtự nâng cao chất lượng giờ dạy của mình, nhờ học hỏi đồng nghiệp. Thông quadự giờ thăm lớp giáo viên được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cũng nhưkiến thức cần truyền thụ cho học sinh đã phù hợp với từng đối tượng học sinhkhá giỏi chưa.– Hình thức câu lạc bộ ứng xử sư phạm là hình thứ hấp dẫn, cuốn hút được sựtham gia của nhiều giáo viên. Qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên đượchọc cách đối xử với học sinh, xử lý các tình huống xảy ra. Giúp cho giáo viên cóthêm kinh nghiệm về năng lực sư phạm. Tổ chức câu lạc bộ cần có nhiều giáoviên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy xây dựng nội dung cho từng buổisinh hoạt.– Hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên là quá trình giáo viên tự đọc, soạn giảng,chấm bài chu đáo, tỷ mỷ cho học sinh. Việc tự tìm hiểu qua sách báo bổ sungthêm kiến thức sư phạm của mình là rất cần thiết. Để hoạt động tự bồi dưỡng đivào nền nếp cũng cần có sự kiểm tra, đánh giá của ban giám hiệu nhà trường.Trong năm học 2011- 2012 đã tổ chức bồi dưỡng cho 578 lượt giao viên thamgia bồi dưỡng hè và tổ chức 578 lượt giaó viên tham gia hội thảo các chuyên đềđể nâng cao chuyên môn.Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thực tế:Để trở thành một giáo viên giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ngườigiáo viên cần giỏi về chuyên môn, giỏi về năng lực sư phạm, có nhiều kiến thứcxã hội và nhiều kinh nghiệm thực tế. Mỗi giáo viên có sổ ghi chép tích luỹ cácthông tin, giải các bài toán, bài tiếng Việt nâng cao, giải các đề thi học sinh giỏiở các lớp trong bậc học.Dựa vào năng lực của từng giáo viên hiệu trưởng bố trí phân công giáo viêntham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Chọn những giáo viên có trình độ kiến thứcchuyên môn cao, có khả năng thiết kế nội dung dạy học, ham thích bồi dưỡnghọc sinh giỏi để giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi.4. Tổ chức hoạt động dạy học trong đội tuyển học sinh giỏi:Nhà trường lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi do

11

Xem thêm:  Tải Giấy mời dự khai giảng năm học 2021-2022

hiệu trưởng làm trưởng ban. Giáo viên bồi dưỡng và khối trưởng làm uỷ viên.Trên cơ sở kiến thức cơ bản xác định rõ mục đích, yêu cầu cần bồi dưỡng vềkiến thức, kỹ năng phát triển tư duy cho học sinh giỏi. Dựa vào định hướng nộidung bồi dưỡng học sinh giỏi của sở giáo dục và của phòng giáo dục và đào tạochọn tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình. Tổ chức lấy ý kiến của giáoviên trong nhà trường, ban chỉ đạo bổ sung hoàn chỉnh chương trình bồi dưỡng.Đây cũng là chương trình để giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Đểđạt kết quả tốt thì trước khi giảng dạy theo chuyên đề đã biên soạn giáo viênphải có bài soạn cụ thể. Sau mỗi chuyên đề hoặc một phần của chuyên đề giáoviên cần ra đề kiểm tra học sinh kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học, điềuchỉnh phương pháp dạy học, điều chỉnh việc lựa chọn bài tập.5. Thống nhất phương pháp dạy học trong đội tuyển bồi dưỡng học sinhgiỏi:Bồi dưỡng học sinh giỏi phải triệt để vận dụng các phương pháp dạy họctích cực để học sinh được độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giảiquyết vấn đề. Nhà trường duy trì tốt buổi sinh hoạt chuyên môn của nhóm giáoviên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong buổi này có nội dung trao đổi thảo luậnnhững bài khó và thống nhất phương pháp dạy một số bài cụ thể. Chẳng hạn đưara một tiến trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:* Bước 1: Cho học sinh thông báo kết quả làm bài tập ở nhà, giáo viên nhận xétvà sửa chữa.* Bước 2: Giáo viên đưa ra những bài toán hoặc bài tiếng Việt cho học sinh giảiquyết.* Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài và khái quát cách giải.* Bước 4: Cho học sinh tự giải và giáo viên chữa bài tập. Nhận xét rút ra cáchlàm hay, khái quát hoá cách giải một loại bài tập hay những điều cần ghi nhớ.* Bước 5: Giao bài tập về nhà.6. Huy động cộng đồng tham gia việc bồi dưỡng học sinh giỏi:Phát triển giáo dục đại trà đã khó nhưng để làm tốt việc bồi dưỡng họcsinh giỏi lại càng khó hơn.Vì thế huy động cộng đồng tham gia vào việc bồi

12

dưỡng học sinh giỏi là việc làm cần thiết. Đối với cha mẹ học sinh huy động quỹkhuyến học. Ngoài ra những cha mẹ học sinh có kiến thức có thể góp ý cho nhàtrường xây dựng nội dung bồi dưỡng và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.Đối với chính quyền địa phương và các đoàn thể nhà trường thường xuyênthông báo tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi, những khó khăn cần tháo gỡ đểtranh thủ sự giúp đỡ của họ. Việc huy động các nguồn lực sẽ tạo điều kiện chonhà trường tổ chứcIV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:Sau khi triển khai các phương pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thì hiệutrưởng các trường đều nắm được cách thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi vàxây dựng được kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho trường mình. Trong khixây dựng kế hoạch đã tính đến điều kiện của nhà trường để triẻn khai thực hiệncó kết quả. Kết quả tất cả các trường trong toàn huyện đã tổ chức bồidưỡng được đội tuyển học sinh giỏi tham gia dự thi các cấp. Một số trường đãcó học sinh dự thi đạt giải cao như trường Tiểu học thị trấn Than Uyên, tiểu học

xã Hua Nà, Tiểu học Mường Than, Tiểu học Mường Cang…

13

Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011- 2012

STT

Tên trường

HS đạt

Tỉ lệ

HS đạt

giải cấp

%

giải cấp

trường

Tỉ lệ Ghi chú
%

huyện

1

TH thị trấnThan Uyên

67

84

32

48

2

TH Hua Nà

54

79

23

43

3

TH Mường Cang

49

86

27

55

4

TH Mường Than

47

74

34

72

5

TH Phúc Than1

45

37

6

13

6

TH Phúc Than 2

24

35

4

17

7

TH Mường Mít

19

41

5

26

8

TH Tà Hừa

12

47

3

25

9

TH Tà Mung

16

34

8

50

10

TH khoen on

11

33

2

18

11

TH Ta Gia 1

17

35

4

24

12

TH Ta Gia 2

18

34

5

28

13

TH Mường kim 1

37

41

12

32

14

TH Mường Kim 2

27

39

9

33

PHẦN KẾT LUẬNI. Những bài học kinh nghiệm:Thông qua triển khai công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi rút ra mộtsố bài học kinh nghiệm sau:– Nhà trường phải xây dựng được một kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏicho tất cả các khối lớp. Kế hoạch phải tính đến điều kiện của nhà trường như cơsở vật chất, giáo viên, học sinh nội dung và hình thức bồi dưỡng và việc huyđộng các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

– Cần phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn để tham gia bồi

14

dưỡng học sinh giỏi. Muốn vậy hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức tốt khâu bồidưỡng giáo viên trong từng năm học. Chọn những giáo viên có đủ năng lực đểbồi dưỡng học sinh giỏi.– Ban giám hiệu cần tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trìnhbồi dưỡng để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học.– Xây dựng được chương trình bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng để triển khaibồi dưỡng đạt kết quả.II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:Sáng kiến kinh nghiệm triển khai góp phần nâng cao chất lượng bồidưỡng học sinh giỏi của các trường tiểu học của huyện Than Uyên.III. Khả năng ứng dụng triển khai: Sáng kiến kinh nghiệm có khả năng ápdụng cho việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường tiểu học.IV. Những kiến nghị, đề xuất:Đối với uỷ ban nhân dân huyện Than Uyên: Đầu tư phòng học và cáctrang thiết bị cho công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường tiểuhọc của huyện Than Uyên. Vì cơ sở vật chất nhất là các phòng học tạm cònchiếm khá cao ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nói chung và chất lượng

bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.

15

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

16

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

17

null