Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ

Trường CNTT&TT luôn coi công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên được học tập trong môi trường tốt nhất, được nghiên cứu khoa học, tham gia các phong trào Thể thao – Văn hóa và các hoạt động xã hội khác.

Các hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học nổi bật gồm có:

  1. Tham gia nghiên cứu tại các Phòng thí nghiệm nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu của Trường;
  2. Tham gia các kỳ thi lập trình, Hackathon;
  3. Tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học;
  4. Tham gia các Câu lạc bộ của Trường.

1. Tham gia nghiên cứu tại các Phòng thí nghiệm nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu

Hình thức đăng ký: các sinh viên liên hệ với các thầy cô tại các Phòng thí nghiệm nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo, Trung tâm Navis, Trung tâm Cyber security) hoặc liên hệ với các thầy cô mà sinh viên quan tâm tới hướng nghiên cứu cứu đó.

Thông tin xem tại: https://soict.hust.edu.vn/

Quyền lợi:

– được tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu.

– được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đào tạo bài bản.

– được có tên trong các công trình công bố trên các tạp chí, hội thảo đầu ngành nếu có đóng góp và có kết quả tốt.

– được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu hàng tháng nếu có đóng góp.

– được bố trí chỗ làm việc trên Lab.

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo

2. Các kỳ thi lập trình, Hackathon

  • Olympic tin học sinh viên cấp trường chọn các đội tuyển Không chuyên, chuyên tin, siêu cúp, ICPC (International Collegiate Programming Contest (ACM ICPC) – cuộc thi lập trình quốc tế)
  • Các vòng loại ICPC Việt Nam các khu vực Bắc, Trung, Nam, online quốc gia, Olympic Tin học sinh viên toàn quốc
  • Vòng loại ICPC khu vực châu Á Thái Bình Dương, vòng chung kết ICPC thế giới (ICPC World Final)
  • Hackathon.

Các sinh viên của Trường hàng năm đều giành các giải cao trong các kỳ thi này. Cụ thể: tham dự vòng chung kết kỳ thi lập trình thế giới năm 2019, 2020, 2021; vô địch Cúp Vàng/ Siêu cúp Olympic Tin học Việt Nam; giải nhất khối chuyên, nhất khối không chuyên tại cuộc thi Olympic Tin học toàn quốc; đứng thứ 2 tại cuộc thi lập trình châu Á – Thái Bình Dương; vô địch Samsung code challenge ở Việt Nam.

Thông tin xem tại: https://soict.hust.edu.vn/

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ

Sinh viên của Trường CNTT&TT đạt giải Nhất tại cuộc thi ICPC châu Á – Thái Bình Dương, khu vực Đà Nẵng năm 2019

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Đoàn của Trường tham dự vòng chung kết kỳ thi lập trình thế giới

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Sinh viên của Trường CNTT&TT đã vượt qua hàng loạt các đội mạnh tới từ 25 trường đại học hàng đầu tại 10 nước trong khu vực châu Á để giành giải The Second Runner-Up, giải “Fisrt to Solve Problem A” cho đội giải được bài A sớm nhất

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam trao giải cho sinh viên của Trường CNTT&TT đạt giải trong cuộc thi Asean-India Hackathon 2021

3. Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học

Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học (SV NCKH) là sự kiện thường niên được tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐH BKHN), trong đó có  sự  tham gia của Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông. Hội nghị SV NCKH là một  sân  chơi  kích  thích  niềm  đam mê sáng  tạo, giúp sinh viên  làm quen với  thử  thách của sự nghiệp nghiên cứu, tìm tòi tri thức mới.

Thời gian tổ chức: tháng 5 hàng năm

Thời gian đăng ký: tháng 4 hàng năm

Thông tin xem tại: https://soict.hust.edu.vn/

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Lễ tổng kết Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Lễ tổng kết Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học

4. Tham gia các Câu lạc bộ

  • Câu lạc bộ Sáng tạo sinh viên Sinno: http://sinno.soict.ai

Xây dựng môi trường học tập năng động thoải mái, cung cấp hạ tầng dữ liệu mạnh mẽ và nhanh chóng cùng nền tảng IoT rộng lớn để các sinh viên dễ dàng tìm đến nhau, kết nối ý tưởng và thỏa sức sáng tạo, để tự khai phá tài năng và lựa chọn con đường phát triển bản thân đúng đắn.

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Sinh hoạt tại CLB Sinno

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Sinh viên Câu lạc bộ SINO giành giải trong cuộc thi Zoo Hackathon do Đại sứ quán Mỹ tổ chức

  • Câu lạc bộ tiếng Nhật Hedspi: https://www.facebook.com/hedspi.nichibu

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có thể liên hệ cán bộ nào ở phòng NCKH&HTQT để Được hỗ trợ
Câu lạc bộ tiếng Nhật Hedspi

Ngày 26/08/2017     779 lượt xem

  HỌC VIỆN NGÂN HÀNG                                                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Kinh doanh Quốc tế                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                 Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2015

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG NCKH ĐỐI VỚI SINH VIÊN

            Trong bốn năm tại trường Đại học, ngoài việc học tập kiến thức, sinh viên còn được và phải tham gia các hoạt động NCKH. Khoa Kinh doanh quốc tế tổ chức các hoạt động thường niên dành cho sinh viên gồm có:

            1. Thực hiện ĐỀ TÀI NCKH tham gia dự thi "Tài năng trẻ" do Học viện Ngân hàng và Bộ giáo dục tổ chức.

            2. "Hội thảo Khoa học" dành cho sinh viên.

            3. Các hoạt động khoa học khác.

            Sau đây là các quy định cụ thể:  

I. QUI ĐỊNH VỀ ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN

1.1. Đối tượng tham gia:

            - Về nguyên tắc, mọi SV thuộc khoa Kinh doanh quốc tế đều được tham gia làm đề tài NCKH; tuy nhiên, để bảo đảm nội dung chương trình và nâng cao chất lượng học tập cho SV, Khoa khuyến khích SV năm thứ 2 và năm thứ 3 là chủ yếu.

            - Ngoài ra, Khoa cũng khuyến khích sinh viên thuộc các ngành khác tham gia viết đề tài NCKH về ngành Kinh doanh quốc tế.

            - Tự nguyện đăng ký tham gia đề tài NCKH và không để ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập chung.

1.2. Chọn đề tài NCKH 

            Để phát huy tính sáng tạo và sự tìm tòi trong NCKH của sinh viên, Khoa không quy định cụ thể đề tài NCKH cho sinh viên, mà chỉ định hướng như sau:

            - SV có thể tự chọn đề tài cho mình và được giáo viên hướng dẫn chấp nhận.

            - Nếu không tự chọn được đề tài thì có thể sử dụng Danh mục đề tài gợi ý (xem Website khoa Kinh doanh quốc tế - bắt đầu có hiệu lực tháng 8/2015).

            - Số lượng SV tham gia một đề tài tối đa là 03 sinh viên.

            - Tên đề tài cuối cùng, đề cương và nội dung do GVHD quyết định.

            - Nên có sự tham vấn của những nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực mình định nghiên cứu.

            Sau đây là một số lĩnh vực mà SV có thể quan tâm định hướng nghiên cứu: Tài chính quốc tế, Kinh tế quốc tế, Chính sách thương mại, Đầu tư quốc tế, Giao dịch thương mại quốc tế, Thương mại điện tử, Thanh toán quốc tế, Vận tải & Bảo hiểm trong ngoại thương, Hải quan điện tử, Khu vực thương mại tự do, Dự án đầu tư quốc tế, Quản trị rủi trong kinh quốc tế, Quản trị hối đoái trong kinh doanh quốc tế,v.v.

1.3. Về Giáo viên hướng dẫn:

            Về nguyên tắc, Khoa tạo điều kiện để SV tự liên hệ tìm GVHD cho mình, nếu không chọn được GVHD thì Khoa sẽ phân công.

            Các quy định cụ thể như sau:

            - Những SV đã liên hệ trước với GVHD và được GVHD đồng ý thì được phân công đúng nguyện vọng.

            - Những SV không liên hệ trước thì đề xuất GVHD để khoa phân công. 

            - Nếu không đề xuất GVHD thì Khoa sẽ tự phân công GVHD thích hợp.

            - Ngoài giảng viên khoa Kinh doanh quốc tế, SV được quyền liên hệ với các nhà khoa học khác có học vị từ thạc sĩ trở lên làm GVHD.

            - Trong quá trình thực hiện, nếu SV từ bỏ hoặc muốn thay đổi GVHD thì phải tự liên hệ GVHD mới, đồng thời viết đơn thông báo cho GVHD cũ và khoa biết.

1.4. Quy trình tiến hành

            - Tháng 8 hàng năm, Khoa tiến hành phổ biến quy trình NCKH cho Sinh viên. Trước khi đi, SV phải nghiên cứu kỹ Quy trình này; phải đem giấy bút để ghi chép và chuẩn bị các câu hỏi để được giải đáp. Các câu hỏi cần được chuẩn bị trước ra giấy.   

            - Thành phần tham dự: Mọi sinh viên thuộc khoa KDQT. 

            - Để được tham gia NCKH, SV phải điền chính xác và đầy đủ vào "Mẫu đăng ký NCKH SV" (xem dưới đây).

            - SV phải trực tiếp nộp "Bản đăng ký NCKH" tại văn phòng Khoa. Thời gian cụ thể sẽ thông báo tại buổi phổ biến NCKH.

            - Khoa lập danh sách và niêm yết tại văn phòng Khoa và đưa lên mạng.

            - Ngay sau khi được phân công GVHD, sinh viên phải chủ động liên hệ với GVHD để triển khai công việc.

            - Những công trình NCKH không có GVHD sẽ không có giá trị nghiệm thu.

            - Sinh viên nộp sản phẩm NCKH tại văn phòng Khoa vào đầu tháng 5 (ngày cụ thể thông báo sau). Mỗi đề tài nộp 02 cuốn. Những công trình NCKH gửi muộn sẽ không được nghiệm thu và coi như không có.

1.5. Quy định về công trình NCKH  

            - Số trang: Tối đa 80 trang.

            - Font chữ: Cỡ chữ 13 hay 13,5; loại chữ: Times New Roman.

            - Cách dòng: 1,3 - 1,5 line.

            - Lề trên và lề dưới 2,5 cm, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm.

            - Số trang đánh ở trên, chính giữa.

            - Số quyển nộp cho Khoa: 02 quyển.

1.6. Trình tự bố cục công trình:

            - Bìa giấy mầu (không bìa cứng, không bóng kính), chỉ ghi tên đề tài (theo mẫu).

            - Tờ giấy thường để rời (không đóng vào cuốn đề tài) ghi đầy đủ các thông tin: Tên đề tài, Họ tên sinh viên, Điện thoại, Email, Lớp, Khoa, tên GVHD (theo mẫu).

            - Các ký tự viết tắt (nếu có).

            -  Mục lục.

            - Lời nói đầu.

            - Nội dung các chương (1, 2, 3...)

            - Kết luận.

            - Tài liệu tham khảo.

            - Phụ lục (nếu có).

Chú ý: Không viết lời cảm ơn, hay bất cứ một dấu hiệu nào có tính chất đánh dấu hay để lộ danh tính. Nếu đề tài nào vi phạm sẽ không được nghiệm thu.

1.7. Các mẫu biểu NCKH

- Các mẫu biểu NCKH sinh viên tải về trong file đính kèm, hoặc tham khảo mục Biểu mẫu cho sinh viên trên website

- Mẫu giấy chứng nhận sinh viên tham khảo mục Biểu mẫu cho sinh viên.

II. QUI ĐỊNH VỀ HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA SV

            Hàng năm, khoa Kinh doanh quốc tế tổ chức một Hội thảo khoa học dành cho SV nhằm mục đích phát huy vai trò của Sinh viên trong việc gắn lý luận với thực tiễn. Các quy định cụ thể như sau:

            1. Thành phần tham gia:

            Tất cả sinh viên thuộc khoa KDQT, từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 đều được tham gia viết bài. SV có nguyện vọng được thuyết trình trong buổi hội thảo, thì đăng ký ngay vào bài viết của mình để Ban chủ nhiệm khoa xem xét.

            2. Về các chủ đề tham gia:

            Nhìn chung, về nguyên tắc, chủ đề không bị giới hạn đóng, mà là mở, nghĩa là, tùy theo sự hiểu biết và sở trường của mình mà chọn chủ đề viết cho thích hợp. Đặc biệt, sinh viên nên kết hợp viết về chủ đề trùng với đề tài NCKH.

            3. Về chọn chủ đề và số lượng sinh viên tham gia:

            - Những sinh viên có nguyện vọng cần chủ động chọn chủ đề, thu thập tài liệu, viết bài và gửi bài đúng hạn.

            - Số lượng Sinh viên tham gia mỗi chủ đề tối đa là 3 sinh viên.

            - Tên chủ đề do Sinh viên tự chọn. Nếu cần thì nên xin tư vấn của các thầy cô.

            4. Hình thức bài viết:

            - Bài viết được đánh máy trên khổ giấy A4.

            - Thống nhất dùng: font chữ Times New Roman, Size 13; Giãn dòng: 1,5 lines.      

            - Lề trên và lề dưới 2,5cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm.

            - Số trang tối thiểu 7 trang, tối đa 15 trang.

            - Số liệu phải được đưa vào các ô kẻ bảng; Công thức, đồ thị phải group lại.

            - Bài viết phải ghi rõ: Họ tên, lớp, email, điện thoại.

            Ghi chú: Không dùng chế đội tự động để đánh máy.

            5. Hình thức và thời hạn nộp bài:

            - Gửi 01 soft copy vào địa chỉ mail (thông báo sau):……………..

            - Thời hạn nộp bài: Ngày 15/4/2016. Những bài gửi sau không chấp nhận.

            6. Tổ chức hội thảo:

            - Các bài viết sẽ được tập hợp và in thành kỷ yếu khoa học.

            - Khoa sẽ chọn ra những bài viết tiêu biểu để báo cáo trước hội thảo.

            - Thời gian tổ chức Hội thảo dự kiến đầu tháng 5 năm 2016.

            7. Quyền lợi của sinh viên tham gia viết bài:

            - Được cấp giấy chứng nhận tham gia hội thảo khoa học (xem mẫu dưới đây).

            - Được nhận 01 cuốn kỷ yếu của Hội thảo.

            - Được nhận nhuận bút theo quy định của Khoa.

            - Những bài viết tốt được Khoa đề nghị đăng trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo.

            Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện, liên hệ Chủ nhiệm khoa để giải quyết.

                                                                                Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2015

                                                                                              Chủ nhiệm khoa

                                                                                   GS.TS. Nguyễn Văn Tiến