Số đồ tư duy Sinh học 12 Bài 30

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 12 Bài 30 Hình thành loài cùng khu vực địa lí ngắn gọn, hay nhất. Tổng hợp toàn bộ Lý thuyết Sinh 12 đầy đủ, chi tiết.

Khi không có sự cách li địa lí, vẫn có nhiều cơ chế làm cho quần thể của loài ban đầu được phân hóa thành nhiều quần thể phân bố liền kề nhau, thậm chí trên cũng một khu vực địa lí nhưng lại cách li sinh sản với nhau.

I. HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CÁCH LI TẬP TÍNH VÀ CÁCH LI SINH THÁI

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính

- Do đột biến, các cá thể của quần thể có thể thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối → các cá thể đó có xu hướng thích giao phối với nhau [giao phối có chọn lọc] → lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên và do các nhân tố khác có thể dẫn tới cách li sinh sản → hình thành loài mới.

- Ví dụ: Sự hình thành các loài cá với màu sắc khác nhau trong một hồ nước ở Châu Phi [SGK].

2. Hình thành loài bằng cách li sinh thái

- Trong cùng một khu vực địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến các loài mới.

- Ví dụ:

+ Sự hình thành các loài thực vật [cỏ băng, cỏ sâu róm...] sống trên bãi bồi ở sông Vônga [SGK]:

Quần thể ở bãi bồi có chu kì sinh sản [kết hạt] vào thời điểm trước khi lũ về.

Quần thể phía trong bờ sông kết hạt vào đúng mùa lũ.

→ Cách li thời gian → cách li sinh sản → Loài mới.

+ Sự hình thành các loài ruồi đẻ trứng vào táo ở Bắc Mĩ:

Lúc đầu, loài ruồi này sinh sống trên cây táo gai dại.

Khoảng 200 năm sau, một số quần thể xâm lấn sang các cây táo thường.

Do các cây táo thường ra quả sớm hơn táo dại → các ruồi sống trên cây táo thường được chọn lọc theo hướng thành thục sớm hơn [kịp đẻ trứng khi táo chín] → lâu dần bị cách li thời gian so với loài gốc → cách li sinh sản → hình thành loài mới.

II. HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CÁC ĐỘT BIẾN LỚN [HÌNH THÀNH LOÀI NHANH - HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CÁCH MẠNG DI TRUYỀN]

1. Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội

Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí.

Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân, các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.

Ví dụ: chuối nhà 3n được hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường tự đa bội.

Bước 1: Giao tử 2n × giao tử 2n → hợp tử 4n và cây 4n

Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn → loài mới. [loài tứ bội 4n]

Kiểm tra: Cây 4n × cây 2n → cây 3n [bất thụ].

Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản, quần thể 4n cách li sinh sản với quần thể 2n. [2 loài khác nhau]

2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

P : Loài A [2nA] × Loài B [2nB]

G : nA nB

F1 : [nA + nB] → không có khả năng sinh sản hữu tính [bất thụ]

Đa bội F1

F2 : [2nA + 2nB] →[thể song nhị bội] → có khả năng sinh sản hữu tính [hữu thụ].

- Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính [bất thụ] do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố, mẹ. Đa bội hóa có thể khắc phục được nhược điểm của lai xa → con lai có khả năng sinh sản hữu tính.

- Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái → loài mới hình thành.

3. Hình thành loài nhờ cấu trúc lại bộ NST

- Đột biến cấu trúc NST [đặc biệt là dạng đảo đoạn và chuyển đoạn] làm thay đổi hình thái NST → thay đổi nhóm gen liên kết → gây khó khăn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cơ thể con lai giữa các cá thể bình thường và các cá thể mang đột biến → con lai bất thụ → hình thành loài mới.

- Ví dụ:

Sự hình thành các loài châu chấu không cánh ở Châu Đại dương.

NST số 2 của người do sự sát nhập 2 NST của vượn người.

Nhìn chung:

- Sự hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, với sự tham gia của các nhân tố đột biến, giao phối, CLTN và các cơ chế cách li.

- Mối quan hệ giữa quá trình hình thành loài mới và quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi:

Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi không nhất định dẫn đến hình thành loài mới. VD: Loài người có rất nhiều các quần thể khác nhau, đa màu da, đa sắc tộc nhưng vẫn là cùng một loài.

Ngược lại, hình thành loài mới bao giờ cũng gắn liền với sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới, vì thích nghi rồi, cộng thêm cơ chế cách li sẽ dẫn đến các loài mới.

Sơ đồ hóa kiến thức lý thuyết sẽ giúp bạn dễ ghi nhớ đồng thời nhớ lâu hơn. Tuyển sinh số xin gửi tới các sĩ tử sơ đồ tư duy môn Sinh học lớp 12 để tham khảo dưới đây. 

Chương trình Sinh học lớp 12 gồm các chương, bài như sau:

1/ Chương 1: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị

  • Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
  • Bài 2: Phiên mã và dịch mã
  • Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
  • Bài 4: Đột biến gen
  • Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Bài 7: Thực hành Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời

2/ Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền

  • Bài 8: Quy luật Menđen Quy luật phân li
  • Bài 9: Quy luật phân li độc lập
  • Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
  • Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
  • Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
  • Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự Biểu hiện của gen
  • Bài 15: Bài tập chương I và chương II 

3/ Chương 3: Di Truyền Học Quần Thể

  • Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
  • Bài 17: Cấu trúc di truyền và quần thể [tiếp theo]

4/ Chương 4: Ứng Dụng Di Truyền Học

  • Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
  • Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
  • Bài 20: Tạo giống mới nhờ công nghệ gen 

5/ Chương 5: Di Truyền Học Người

  • Bài 21: Di truyền y học
  • Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
  • Bài 23: Ôn tập phần di truyền học

6/ Chương 6: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa

  • Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
  • Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
  • Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
  • Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
  • Bài 28: Loài
  • Bài 29: Quá trình hình thành loài
  • Bài 30: Quá trình hình thành loài [tiếp theo]
  • Bài 31: Tiến hóa lớn

7/ Chương 7: Sự Phát Sinh Và Phát Triển Của Sự Sống Trên Trái Đất

  • Bài 32: Nguồn gốc sự sống
  • Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
  • Bài 34: Sự phát sinh loài người 

8/ Chương 8: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật

  • Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
  • Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
  • Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
  • Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật [tiếp theo]
  • Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

9/ Chương 9: Quần Xã Sinh Vật

  • Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
  • Bài 41: Diễn thế sinh thái 

10/Chương 10: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường

  • Bài 42: Hệ sinh thái
  • Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
  • Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
  • Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
  • Bài 46: Thực hành Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
  • Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

Sơ đồ hóa kiến thức Sinh học lớp 12 

XEM VÀ TẢI SƠ ĐỒ TƯ DUY SINH HỌC LỚP 12 TẠI ĐÂY

Suzy

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học 12 bài 30: Quá trình hình thành loài [tiếp theo] gồm các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Quá trình hình thành loài [tiếp theo]

  • A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 30
    • II. Hình thành loài cùng khu vực địa lý
  • B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 30
  • C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 30

II. Hình thành loài cùng khu vực địa lý

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

+ Hình thành loài bằng cách li tập tính:

- Trong cùng 1 vùng phân bố có sự cách li về tập tính giao phối giữa các quần thể →loài mới.

- Ví dụ: hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

+ Hình thành loài bằng cách li sinh thái:

- Do có sự cách li nơi ở giữa các quần thể trong cùng 1 vùng phân bố địa lí cũng có thể dẫn đến hình thành loài mới.

- Ví dụ: quần thể cá hồi [Salmo trutta] trong hồ Xêvan [Acmêni] phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.

2. Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội

- Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí. Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân vì 1 lí do nào đó các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.

- Vd: chuối nhà 3n được hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường tự đa bội.

Bước 1: Giao tử 2n x giao tử 2n, hợp tử 4n - cây 4n

Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn → loài mới. [loài tứ bội 4n]

Kiểm tra: Cây 4n x cây 2n → cây 3n [bất thụ].

Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản, quần thể 4n cách li sinh sản với quần thể 2n. [2 loài khác nhau]

3. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

- Hình thành loài mới trong cùng 1 khu vực địa lí do sai khác NST → cách li sinh sản → loài mới

- Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường và trở nên hữu thụ→ loài mới. Loài mới đa bội cách li sinh sản với bố mẹ.

Vd: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.

- Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường xảy ra ở thực vật [vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng], ít xảy ra ở động vật vì:

+ Hệ thần kinh của động vật phát triển.

+ Cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.

+ Đa bội hóa thường gây nên rối loạn về giới tính.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 30

Câu 1: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng sinh vật nào?

  1. Thực vật
  2. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
  3. Động vật
  4. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển

Câu 2: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là bằng con đường

  1. Cách li tập tính
  2. Lai xa kết hợp đa bội hóa
  3. Sinh thái
  4. Cách li địa lí

Câu 3: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở

  1. Sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ
  2. Kết quả của quá trình lai xa khác loài
  3. Kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì
  4. Kết quả của quá trình lai xa và đa bội hóa nhiều lần

Câu 4: Khi nói về con đường hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây?

1- Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra chủ yếu ở các loài thực vật.

2- Diễn ra 1 cách tương đối nhanh chóng và qua nhiều bước trung gian chuyển tiếp.

3- Góp phần hình thành loài mới trong cùng khu vực địa lí vì sự sai khác và NST nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.

4- Con lai xa sau khi đa bội hóa được gọi là thể tứ bội hữu thụ.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 5: Giao phối giữa lừa đực và ngựa cái sinh ra con la dai sức và leo núi giỏi, giao phối giữa lừa cái và ngựa đực sinh ra con bacđô thấp hơn con la, có móng nhỏ giống lừa. Sự khác nhau giữa con la và bacđô là do

  1. Con lai thường giống mẹ
  2. Di truyền ngoài nhân
  3. Lai xa khác loài
  4. Số lượng bộ NST khác nhau

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng?

  1. Những cá thể thuộc các quần thể cùng loài khác nhau khi sống trong những sinh cảnh khác nhau thường không thể giao phối với nhau dẫn đến cách li sinh sản. Đây là đặc điểm của cơ chế cách li sinh thái.
  2. Trong quá trình hình thành loài mới, điều kiện sinh thái có vai trò thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
  3. Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
  4. Ở các loài sinh sản vô tính và đơn tính, việc phân biệt 2 loài thân thuộc là không dễ dàng.

Câu 7: Hãy ghép tên phương thức hình thành loài mới với cơ chế hình thành sao cho phù hợp.

a] Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

b] Hình thành loài bằng con đường địa lí.

c] Hình thành loài bằng con đường sinh thái.

I- CLTN tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo hướng thích nghi với các điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau.

II- CLTN tích lũy các biến dị theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau.

III- Lai xa kết hợp với đa bội hóa đã tạo ra các cá thể song nhị bội có tổ hợp NST mới, cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, đứng vững qua CLTN.

Phương án đúng là:

  1. Ia – IIb – IIIc
  2. IIIa – Ib – IIc
  3. IIIa – IIb – Ia
  4. IIa – IIIb – Ic

Câu 8: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?

  1. Cách li địa lí
  2. Cách li sinh thái
  3. cách li tập tính
  4. Lai xa và đa bội hóa

Câu 9: Cơ sở di truyền của quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là

  1. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của 2 loài bố, mẹ.
  2. Hai bộ NST đơn bội khác loài trong cùng 1 tế bào nên gây khó khăn cho sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST, do vậy làm cản trở quá trình phát sinh giao tử.
  3. Nhờ lai xa đã tạo ra cơ thể lai có sự tổ hợp bộ NST đơn bội của cả 2 loài nhưng bất thụ. Sự đa bội hóa giúp quá trình giảm phân của cơ thể lai xa diễn ra bình thường và cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính.
  4. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài mới là không đúng?

  1. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh chóng trong một thời gian không dài lắm.
  2. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là 1 quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại và phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái và đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của CLTN.
  3. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài mới thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật, cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp và việc đa bội hóa thường gây chết.
  4. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra hoàn toàn độc lập với nhau.

Câu 11: Ở động – thực vật, chỉ tiêu được coi là cơ bản nhất để phân biệt hai loài khác nhau là

  1. Hình thái
  2. Sinh lí – hóa sinh
  3. Địa lí – sinh thái
  4. Di truyền

Câu 12: Các cơ chế hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn là

1- Hình thành loài bằng cơ chế đa bội hóa cùng nguồn, gặp phổ biến ở thực vật.

2- Từ một số thể tứ bội tỏ ra thích nghi sẽ phát triển thành một quần thể tứ bội và trở thành loài mới vì đã cách li sinh sản với loài gốc lưỡng bội do sau khi chúng giao phấn với nhau tạo ra thể tam bội bất thụ.

3- Thể tự đa bội còn có thể được hình thành qua nguyên nhân và được tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.

Phương án đúng là:

  1. [1], [2] và [3]
  2. [1] và [2]
  3. [1] và [3]
  4. [2] và [3]

Câu 13: Ở vi khuẩn, chỉ tiêu được coi là cơ bản nhất để phân biệt hai loài khác nhau là

  1. Hình thái
  2. Sinh lí – hóa sinh
  3. Địa lí – sinh thái
  4. Di truyền

Câu 14: Tại sao từ 1 loài lại có thể hình thành loài khác hoặc 1 vài loài khác nhau trong khi nó vẫn chiếm địa bàn sinh sống như cũ?

  1. Do đột biến
  2. Do ngoại cảnh thay đổi
  3. Do áp lực của chọn lọc
  4. Do quá trình đột biến, giao phối và CLTN theo con đường phân li

Câu 15: Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?

  1. Lai xa khác loài
  2. Tự đa bội
  3. Dị đa bội
  4. Đột biến NST

Đáp án

1D

2B

3D

4B

5B

6B

7B

8D

9C

10D

11A

12A

13B

14D

15D

----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 30: Quá trình hình thành loài [tiếp theo]các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của quá trình hình thành loài ở động vật và thực vật, bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 15 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung của bài học...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 30: Quá trình hình thành loài [tiếp theo]. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn GDCD

Video liên quan

Chủ Đề