So sánh diên hy và như ý

Bộ phim cung đấu “Diên Hi Công Lược” có thể gọi là hot nhất mùa hè năm nay, “Như Ý Truyện” với bối cảnh lịch sử và nhân vật hoàn toàn giống nhau, nhưng chiếu chậm một bước nên chịu thiệt, thậm chí mới lên sóng đã bị mang ra so sánh, có điều phim thì phải xem kỹ đến tập cuối thì mới có thể bình luận được.

So sánh diên hy và như ý

Dưới đây là 5 khía cạnh được so sánh đối chiếu giữa “Diên Hi” và “Như Ý”, giúp cho khán giả hiểu rõ rõ ràng là phim về Càn Long và hậu cung nhưng lại hoàn toàn khác nhau.

1. Hướng đi của câu chuyện

“Diên Hi” kể về thiếu nữ Ngụy Anh Lạc đi tìm chân tướng cái chết của chị gái, vào Tử Cấm Thành làm cung nữ, một đường thăng tiến, trở thành Lệnh hoàng quý phi phò tá Càn Long. “Như Ý” thì kể về cuộc đời nàng Như Ý từ một thiếu nữ ngây thơ, lên làm hoàng hậu rồi đoạn tình với hoàng đế Càn Long mà chết. Xuất phát điểm của câu chuyện khác nhau dẫn đến tình tiết phim sau đó đương nhiên có sự khác biệt rất lớn.

So sánh diên hy và như ý

2. Hình tượng nhân vật chính

Tuy cùng lấy đề tài hậu cung Càn Long triều Thanh nhưng nhân vật chính lại được xây dựng khác nhau. Phú Sát hoàng hậu trong “Diên Hi” thì dịu dàng hiền thục lại xinh đẹp, ngay cả phái nữ cũng yêu thích, nhưng đến “Như Ý” lại biến thành hoàng hậu độc ác, ngoài mặt thì dịu dàng đoan trang nhưng thật ra trong lòng rất thủ đoạn.

So sánh diên hy và như ý

Những nhân vật khác và kế hoàng hậu, trong “Diên Hi” Thục Thận lúc đầu lương thiện không tranh đấu nhưng sau đó độc ác, trong “Như Ý” thì lại trở thành nhân vật chính, cả đời tình cảm sâu đậm, chân thành nghĩ cho hoàng đế Càn Long, cuối cùng đoạn tình mà chết.

Nhân vật Lệnh phi cũng có sự khác biệt rất lớn, Ngụy Anh Lạc trong “Diên Hi” thì thông minh lanh lợi, đánh bại rất nhiều phi tần nham hiểm, dùng trí thông minh để giữ chặt trái tim Càn Long, trở thành đệ nhất sủng phi. Nhưng Lệnh phi Vệ Yến Uyển trong “Như Ý” cũng xuất thân là cung nữ nhưng lại nhiều tâm cơ, thủ đoạn độc ác, trở thành đại ma vương.

So sánh diên hy và như ý

3. Phục trang hóa trang, sắc điệu chỉnh thể

Chỉnh thể “Diên Hi” phối màu theo hướng cân bằng thị giác, mang lại cho người xem cảm giác tao nhã mà dịu dàng, được gọi là sắc điệu "Morandi", có nguồn gốc từ danh họa người Ý George Morandi, thậm chí còn tạo nên một phong trào. Nhân vật chính được trang điểm theo phong cách trang nhã, chú trọng vào trang điểm lông mày và môi, đeo "một tai ba khuyên".

So sánh diên hy và như ý

"Như Ý" chỉnh thể đi theo phong cách hoa lệ, phục trang và trang sức của phi tần hậu cung được phối hợp rất sặc sỡ, triều phục mặc trên người khi phong hậu hoàn toàn tôn trọng lịch sử. Trang sức trên mặt sau triều quan của hoàng hậu được gọi là "ngũ hành nhị tựu", còn được Viện bảo tàng Cố Cung đăng ảnh chứng nhận, ngũ hành là 5 chuỗi thùy châu, nhị tựu là thùy châu được ngọc lưu ly chia làm hai đoạn, để phân biệt cấp bậc chỉ có thái hậu và hoàng hậu mới được dùng. Phi tần được trang điểm thiên về phong cách xinh đẹp sắc sảo, môi đỏ tô cả viền môi, làm nổi bật khí thế.

4. Trường cảnh đạo cụ

Cả hai phim đều rất chú trọng đến trường cảnh, mong muốn thể hiện được vẻ đẹp sát với cung đình triều Thanh, nhưng cảm giác mang lại vẫn khác nhau. Chỉnh thể "Diên Hi" thiên về phong cách cổ xưa, còn "Như Ý" thì thể hiện được sự phồn thịnh xa hoa, điện Dưỡng Tâm, cung Diên Hi, cung Dực Khôn đều được thiết kế và phối màu dựa theo cá tính nhân vật, chỉ nhìn hình chụp thôi cũng khiến người xem bất giác lưu luyến.

5. Số ngày quay phim, số vốn đầu tư

Nhà sản xuất "Diên Hi" là Vu Chính tiết lộ, tiền quay phim gần 300 triệu tệ nhưng tất cả tiền cát-xê của diễn viên, cộng với 24 triệu tệ, chiếm 8% tổng dự toán. Nhân vật chính là diễn viên Ngô Cẩn Ngôn 25 tuổi, quay gần 4 tháng, tổng cộng 70 tập phim, tuy có dàn diễn viên thực lực như Tần Lam, Xa Thi Mạn, Nhiếp Viễn nhưng ngay từ đầu đã bị chê, có điều cuối cùng lập kỷ lục 13.3 tỷ lượt xem.

So sánh diên hy và như ý

"Như Ý" với tư cách là phần tiếp theo của "Chân Hoàn Truyện", ngay từ đầu đã được quan tâm theo dõi, vốn sản xuất hơn 300 triệu, mời Hoắc Kiến Hoa, Châu Tấn, nhanh chóng bán được bản quyền cho tổng cộng 3 đài với 1.3 tỷ, thời gian quay phim gần 9 tháng, tổng cộng 87 tập. Nhưng lịch chiếu cứ bị trì hoãn, cuối cùng lên sóng với hình thức chiếu độc quyền trên mạng.

Những ngày này, con dân mê đắm phim cung đấu cứ gọi là ngất ngư vì hết Diên hi công lược lại đến Hậu cung Như Ý truyện ồ ạt lên sóng. Nhưng khổ nỗi, chẳng biết vô tình hay hữu ý thế nào mà cả Hậu cung Như Ý truyện và Diên hi công lược đều lấy bối cảnh hậu cung đời Càn Long đế.

So sánh diên hy và như ý

Đây là "Diên hi công lược".

Rồi lại trớ trêu hơn, tính cách và số phận của các tuyến nhân vật trong Hậu cung Như Ý truyện lại đối lập hoàn toàn với Diên hi công lược. Khán giả lỡ xem qua Diên hi công lược rồi lại vò đầu bứt tóc vì không biết sang đến Hậu cung Như Ý truyện, các nhân vật mình lỡ yêu thích trước kia, nay sẽ sống thế nào.

So sánh diên hy và như ý

Còn đây là "Hậu cung Như Ý truyện".

Có trường hợp còn oái oăm hơn, ấy là trót thần tượng nàng Ngụy Anh Lạc - Ngô Cẩn Ngôn, sang đến Như Ý truyện lại hoảng sợ vì nhân vật này bị hoán đổi thành tà ác. Câu hỏi mà nhiều khán giả đặt ra giữa 2 bộ phim cung đấu này là: Ai là ai? Và đây là đâu? Làm sao phân biệt được Tử Cấm Thành của Diên hi công lược với Tử Cấm Thành của Hậu cung Như Ý truyện.

So sánh diên hy và như ý

Nhưng đừng lo, hãy vui vẻ lên nào. Xem qua bản đồ nhan sắc dưới đây sẽ phân biệt được từng nhân vật. Nếu có lỡ quên, thì cứ đọc lại thêm lần nữa, chắc chắn sẽ nhớ được mà. Bình tĩnh - Tự tin lên:

Nhàn Phi: Xa Thi Mạn và Châu Tấn

Nhàn Phi của Diên hi công lược do Xa Thi Mạn thủ vai, có tên gọi là Thục Thận. Nhàn Phi này chỉ đóng vai phụ thôi, tính cách ban đầu khá hiền lành, lương thiện. Suốt ngày, Nhàn Phi chỉ tụng kinh niệm phật và may vá thêu thùa. Nàng ta chẳng tranh sủng, cũng không muốn thuộc về phe phái nào. Thậm chí, đến lúc gia đình lâm vào cảnh nguy khốn, Nhàn Phi vẫn quyết giữ tâm thanh bạch. Nhưng về sau, do bị hoàn cảnh đưa đẩy, Nhàn Phi từ hiền lành bỗng chốc trở nên tàn ác và hung bạo. Ở Diên hi công lược, Nhàn Phi đã không dưới 3 lần giết người giấu tay. Nàng ta đã lãnh hậu quả là bị Càn Long hắt hủi, phải chết trong u uất và cô độc.

So sánh diên hy và như ý

Xa Thi Mạn.

Ở Hậu cung Như Ý truyện, Nhàn Phi do Châu Tấn thủ vai. Lúc còn trẻ, Nhàn Phi tên là Thanh Anh, từ sau khi về làm Trắc Phúc Tấn của Hoằng Lịch - Càn Long, nàng đổi tên thành Như Ý. Tính cách của Như Ý được miêu tả là ngang bướng, lương thiện. Nàng không màng thế sự, chẳng quen tranh chấp, chỉ muốn sống vui vẻ, hạnh phúc bên người mình yêu. Như Ý thực lòng thực dạ yêu Càn Long chứ không hề ham mê quý phú. Về sau, Như Ý bị đẩy vào lãnh cung. Từ đây, nàng nhận ra hiền lành không phải là con đường sống duy nhất ở hậu cung. Nàng quyết tâm vùng lên, lập mưu tính kế để trừng trị những kẻ đã hãm hại mình.

So sánh diên hy và như ý

Châu Tấn.

Lệnh Phi: Ngô Cẩn Ngôn và Lý Thuần

Vai Lệnh Phi của Diên hi công lược do Ngô Cẩn Ngôn thủ vai. Tên thường gọi của nàng là Ngụy Anh Lạc. Với bản phim này, Lệnh Phi - Ngụy Anh Lạc đương nhiên là người hiền lành, chính trực. Nàng nhập cung với mục đích duy nhất là trả thù cho chị gái A Mãn. Về sau, nàng quyết định làm phi tần của Càn Long vì trả thù cho Hoàng hậu Phú Sát Dung Âm. Cả cuộc đời Anh Lạc chỉ sống để trả thù. Nàng được 2 người đàn ông yêu thương hết mực là Phó Hằng và Càn Long.

So sánh diên hy và như ý

Ngô Cẩn Ngôn.

Với Hậu cung Như Ý truyện, vai Lệnh Phi do Lý Thuần đảm nhận, tên thường gọi là Ngụy Yến Uyển. Ban đầu, Yến Uyển có tình cảm với thị vệ Lăng Vân Triệt, nhưng vì ham mê giàu sang phú quý, nàng ta đã bỏ rơi Vân Triệt để đến với Càn Long. Nhờ thủ đoạn và mưu mẹo, Ngụy Yến Uyển đã leo đến chức Lệnh Ý Hoàng Quý Phi. Nhưng một điểm quan trọng mà khán giả cần phải nhớ, ấy là Lệnh Phi của Hậu cung Như Ý truyện là nhân vật phản diện, tàn độc, nhẫn tâm chứ không phải đáng yêu như Ngụy Anh Lạc của Diên hi công lược.

So sánh diên hy và như ý

Lý Thuần.

Càn Long: Nhiếp Viễn và Hoắc Kiến Hoa

Ở Diên hi công lược, vai Càn Long do "ông chú" Nhiếp Viễn đảm nhận. Nhân vật này có tính cách trong nóng ngoài lạnh, khi xử lý công vụ thì cực kỳ lạnh lùng, quyết đoán. Còn lúc ở cạnh người mình thích, Càn Long vô cùng trẻ con, nghịch ngợm. Càn Long của Diên hi công lược yêu Ngụy Anh Lạc - Lệnh Phi. Đến cuối phim, Càn Long có cái kết hạnh phúc vẹn tròn cùng Lệnh Phi.

So sánh diên hy và như ý

Nhiếp Viễn.

Với Hậu cung Như Ý truyện, vai Càn Long được giao cho Hoắc Kiến Hoa. Tính cách nhân vật này có phần trầm mặc, ôn nhu hơn. Xem đến tập 22, khán giả vẫn chưa thấy nét trẻ con nào ở ông vua này cả. Nhưng sự toan tính, thâm sâu, Càn Long - Hoắc Kiến Hoa cũng thể hiện đôi chút. Càn Long ở bản phim này yêu Như Ý. Khán giả hãy nhớ một điều rằng từ đầu đến cuối Càn Long - Hoắc Kiến Hoa chỉ yêu Như Ý thôi, không yêu Lệnh Phi chút nào đâu.

So sánh diên hy và như ý

Hoắc Kiến Hoa.

Hoàng hậu Phú Sát: Tần Lam và Đổng Khiết

Trong Diên hi công lược, vai Hoàng hậu Phú Sát được giao cho Tần Lam, tên thường gọi là Dung Âm. Nhân vật này có tính cách dịu dàng, đoan trang, được cả Tử Cấm Thành xem như tấm gương để học hỏi. Phú Sát Dung Âm yêu Càn Long nhưng nàng cũng yêu thêm tự do. Phú Sát Dung Âm chẳng có bất cứ khuyết điểm nào. Nàng xinh đẹp, hòa nhã, thanh cao mà lại còn đối tốt với tất cả mọi người.

So sánh diên hy và như ý

Tần Lam.

Ở Hậu cung Như Ý truyện, vai Hoàng hậu Phú Sát do Đổng Khiết đảm nhận, tên thường gọi là Lang Hoa. Hoàng hậu Phú Sát Lang Hoa - Đổng Khiết là người độc ác và toan tính. Bề ngoài, lúc nào Lang Hoa cũng nói lời hay, làm điều thiện. Tuy nhiên, thủ đoạn hãm hại phi tần thì Lang Hoa phải gọi là "chị cả" của hậu cung. Tuy nhiên, cũng giống như Dung Âm - Tần Lam, Lang Hoa - Đổng Khiết vô cùng yêu thương hoàng đế Càn Long.

So sánh diên hy và như ý

Đổng Khiết.

Hương Phi: Trương Gia Nghê và Lý Thấm

Ở Diên hi công lược, nhân vật Hương Phi có tên là Trầm Bích (Trương Gia Nghê đóng). Trầm Bích xinh đẹp, giỏi giang, vừa vào cung đã được Càn Long sủng ái. Trầm Bích về sau được phong làm Thuận Tần. Vì ghen ghét với Ngụy Anh Lạc - Lệnh Phi nên Trầm Bích đã bày mưu tính kế, khiến Càn Long nghi ngờ, đẩy Anh Lạc vào lãnh cung. Nhưng sau này, khi âm mưu bị vạch trần, Trầm Bích lại phải nhận cái kết đắng là sống cả đời cô độc.

So sánh diên hy và như ý

Trương Gia Nghê.

Với Hậu cung Như Ý truyện, vai Hương Phi được miêu tả rõ ràng và có nhiều đất diễn hơn. Nhân vật này do Lý Thấm đảm nhận. Hương Phi thuộc phe chính nghĩa, về sau đã chống lại Lệnh Phi - Ngụy Yến Uyển để bảo vệ hậu cung. Nhân vật này biết ca múa, đàn hát và rất được Càn Long sủng ái.

So sánh diên hy và như ý

Lý Thấm.

Du Phi: Luyện Trác Mai và Trương Quân Ninh

Ở Diên hi công lược, Du Phi do Luyện Trác Mai đóng, còn được biết đến với danh nghĩa mẹ của Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ. Nhân vật này lúc đầu khá nhu nhược, yếu đuối. Từng bị Cao Quý Phi và Gia Tần ức hiếp đến suýt chết. Về sau, Du Phi bị hoàng đế trừng phạt, đuổi ra khỏi cung. Du Phi phải giao con trai Vĩnh Kỳ lại cho Ngụy Anh Lạc nuôi dưỡng.

So sánh diên hy và như ý

Luyện Trác Mai.

Với Hậu cung Như Ý truyện, nhân vật Du Phi do Trương Quân Ninh thể hiện. Tính cách và số phận của Du Phi được khắc họa rõ nét, là một trong những nhân vật cuốn hút khán giả nhất. Du Phi thường được gọi là Hải Lan, nàng sống an phận thủ thường, không bận tâm đến việc tranh sủng. Nhưng từ khi người chị em thân thiết là Như Ý bị hại đến mức phải vào lãnh cung, Hải Lan đã thay đổi. Nàng quyết tâm "vùng lên", trừng trị tất cả những ai đã chà đạp Như Ý, đồng thời quyết liệt nhấn chìm đám phi tần từ trước đến nay luôn ức hiếp nàng.

So sánh diên hy và như ý

Trương Quân Ninh.

Cao Quý Phi: Đàm Trác và Đồng Dao

Vai Cao Quý Phi của Đàm Trác ở Diên hi công lược là một điểm xem khá thú vị. Nhân vật này có khí chất "cao cao tại thượng", là biểu tượng sang chảnh của Tử Cấm Thành. Cao Quý Phi có tên thường gọi là Cao Ninh Hinh, được tam cung lục viện ngưỡng mộ vì quyền lực chẳng kém gì Hoàng hậu Phú Sát. Nàng ta thuộc tuyến nhân vật phản diện, nhưng ngặt nỗi làm gì cũng bị phản tác dụng. Ác như Cao Quý Phi - Đàm Trác là kiểu ác khiến người ta cười không nhặt được mồm mỗi khi nhắc tới.

So sánh diên hy và như ý

Đàm Trác.

Còn ở Hậu cung Như Ý truyện, vai Cao Quý Phi - Cao Hy Nguyệt do Đồng Dao đảm nhận. So về tuổi đời lẫn tuổi nghề, Đồng Dao đều không sánh bằng Đàm Trác. Dẫu vậy, cô nàng này có sự tươi trẻ, đáng yêu. Cao Quý Phi thường xuyên bày mưu tính kế để hành hạ tuyến chính diện Hải Lan - Như Ý, nhưng nàng ta chưa bao giờ làm khán giả chán ghét vì dẫu có hành động độc ác thế nào, người xem vẫn cảm thấy nét đáng yêu. Một số khán giả của Hậu cung Như Ý truyện còn bình chọn Cao Quý Phi - Đàm Trác là "Nữ nhân ngu ngốc nhất Tử Cấm Thành".

So sánh diên hy và như ý

Đồng Dao.

Gia Tần: Phan Thời Nhất và Tân Chỉ Lôi

Gia Tần - Phan Thời Nhất của Diên hi công lược đích thị là một ác nữ thâm hiểm, hung tàn. Tuy có vẻ ngoài xinh đẹp nhưng Gia Tần toàn làm chuyện kinh thiên động địa. Núp sau lưng Cao Quý Phi, một tay nàng ta gây sóng khắp Tử Cấm Thành. Chính Gia Tần cũng là người đã vạch ra âm mưu làm Nhàn Phi mất đi mẹ ruột và em trai. Về sau, khi Gia Tần chết, em gái song sinh của nàng ta đã nhập cung và tiếp tục gây sóng gió.

So sánh diên hy và như ý

Phan Thời Nhất.

Ở Hậu cung Như Ý truyện, vai Gia Tần được giao cho Tân Chỉ Lôi. Khác với Diên hi công lược, Gia Tần trong bản phim này đến từ nước Triều Tiên. Gia Tần về sau được phong làm Gia Phi, có khá nhiều màn cung đấu gây chấn động với Như Ý - Hải Lan - Hoàng hậu Phú Sát - Cao Quý Phi - Lệnh Phi. Nhân vật này tuy thuộc tuyến phản diện nhưng không khiến fan Hậu cung Như Ý truyện ghét nổi. Nhiều khán giả vui tính còn đặt cho Gia Tần biệt danh "Chị gái bán sâm".