So sánh giá dự toán và giá dự thầu năm 2024

Cả hai thuật ngữ này đều nói đến chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. Giá gói thầu được nêu trong KHĐT do Người có thẩm quyền phê duyệt. Trước đây trong TT02/BKH của Bộ KH&ĐT ( ban hành trên cơ sở NĐ58/CP) có định nghĩa giá gói thầu là toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu. Giá gói thầu được xây dựng có thể trên tổng vốn đầu tư hoặc Dự toán. Nếu giá gói thầu lấy từ Tổng mức đầu tư thì không chính xác bằng Dự toán, đặc biệt đối với các công trình xây lắp. Chẳng hạn đối với công trình xây lắp thì Tổng mức đầu tư xác định trên cơ sở TK cơ sở, còn dự toán được xác định trên cơ sở TK kỹ thuật, TK BVTC. Do sự chính xác nhiều hơn của Dự toán nên trong NĐ85/CP (Đ70) quy định dự toán của gói thầu ( không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hay cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì Dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn NT.

Quy định này cần được hiểu là khi so sánh thì nếu Dự toán ( không bao gồm dự phòng) thì giá gói thầu cũng phải không bao gồm dự phòng để đảm bảo sự tương thích giữa hai đại lượng. Điều này không có nghĩa là giá gói thầu không được có phần dự phòng. Tại Đ10 NĐ85/CP về xây dựng giá gói thầu không có quy định cụ thể là giá gói thầu có bao gồm hay không bao gồm dự phòng. Trước đây trong NĐ85/CP ghi những giá gói thầu ( bao gồm dự phòng).

Ta trở lại vấn đề về dự toán tại TT04/BXD, ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ( hướng dẫn thực hiện NĐ112/CP, ngày 14/12/2009) quy định trong thành phần Dự toán có nội dung “ chi phí dự phòng” cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được và cho yếu tố trượt giá.

Với các quy định hiện tại nêu trên thì giá gói thầu có hay không bao gồm dự phòng là nội dung bỏ ngỏ, nghĩa là đưa dự phòng hoặc bỏ dự phòng trong giá gói thầu đều được. Tuy nhiên cần hiểu rằng dù có đưa dự phòng vào giá gói thầu rồi tiếp tục trong giá trúng thầu, giá HĐ thì cũng chỉ là nguồn tiền dự trữ. Việc sử dụng nó phải đủ điều kiện, thủ tục chứ không phải trong HĐ có dự phòng thì được tiêu thoải mái.

Tuy nhiên cơ cấu giá gói thầu ( có hoặc không có dự phòng) phải xác định khi duyệt KHĐT để trong HSMT hướng dẫn NT chào giá ĐT tương ứng. Khi giá gói thầu có dự phòng thì phần Dự phòng không phải là nội dung để các NT cạnh tranh ( trừ HĐ trọn gói). Do vậy, việc hướng dẫn cho NT xây dựng giá dự toán phải chi tiết, đảm bảo tự cạnh tranh.

Thông thường giá gói thầu đối với gói thầu xây lắp nên có dự phòng để sẵn có nguồn tiền cho các khối lượng phát sinh không biết trước. Đó cũng là đặc điểm của các gói thầu xây lắp lớn, nhiều khối lượng công việc nằm trong lòng đất.

Như vậy việc xác định cơ cấu giá gói thầu là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể trên cơ sở làm rõ đặc thù gói thầu để người có thẩm quyền xem xét quyết định giá gói thầu trong KHĐT.

So sánh dự toán và dự thầu mới nhất năm 2021. So sánh những điểm giống mà khác nhau giữa giá dự thầu và dự toán thi công. Quan điểm xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng năm 2021

Điểm giống nhau dự toán và dự thầu

  1. Giới thiệu công thức tính toán:

Công thức lập dự toán xây dựng công trình: Gxdct = Gxd + Gtb + Gqlda + Gdtxd + Gk + Gdp

Công thức lập giá dự thầu : Xác định theo phụ lục mời thầu

  1. Giống nhau

Cùng chịu sự chi phối bởi Thông tư 09/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng

Trình tự xác định giá Dự thầu cơ bản giống với xác định chi phí Xây dựng và một số yếu tố khác của Dự toán XDCT

Điểm khác nhau dự toán và dự thầu

  1. Khác nhau

a, Vai trò người tính toán

Khi lập dự toán: Đứng trên vai trò nhà thầu tư vấn thiết kế

Khi lập giá dự thầu: Đứng trên vai trò của nhà thầu thi công

b, Phương pháp khi tính toán

+ Về khối lượng:

  • Dự toán: Đọc bản vẽ, diễn giải chi tiết khối lượng (Đo bóc khối lượng)
  • Dự thầu: Đọc bản vẽ, đọc HSMT ( hồ sơ mời thầu ), chỉ dẫn kỹ thuật, … ………để kiểm tra tính thừa thiếu Khối lượng đã mời trong HSMT ( khối lượng lấy từ dự toán được phê duyệt ). Nếu sai khác thì kiến nghị, chào riêng, nếu không thì dung luôn khối lượng

+ Về đơn giá

  • Dự toán: Tính theo đơn giá của địa phương công bố (UBND tỉnh hoặc thành phố ban hành) hoặc tính theo đơn giá công trình (trực tiếp)
  • Giá gốc giá của Địa phương ban hành
  • Giá hiện trường: Giá đến công trình thi công ( Giá TB + Tổng cước )
  • Giá Thông báo: là thông báo giá liên sở xây dựng các địa phương ban hành tại thời điểm thi công
  • Dự thầu: Chào theo đơn giá của nhà thầu trên cơ sở hành lang pháp lý của Nhà nước tại thời điểm lập

+ Về một số nội dung khác

  • Dự toán: Tính theo Quy định của các cơ quan quản lý nhà nước
  • Dự thầu: Dự trù theo năng lực, kinh nghiệm nhà thầu trên cơ sở không vượt hành lang pháp lý của nhà nước

Phân biệt giá dự thầu và dự toán thi công

a, Lập dự toán: Tuân thủ theo các quy định của cơ quan Quản lý nhà nước về quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng và biện pháp kỹ thuật thi công chủ đạo

b, Lập dự thầu: Trên cơ sở hành lang pháp lý sẽ áp dụng cho gói thầu, nhà thầu chào giá trên cơ sở năng lực, kinh nghiệm, mức độ am hiểu về gói thầu, am hiểu về thị trường Vật liệu, nhân công, máy thi công