So sánh growth mindset và fixed mindset

Growth Mindset là niềm tin rằng tư duy con người có thể cải thiện thông qua quá trình liên tục học tập và cống hiến. Họ luôn sẵn sàng đối đầu với thử thách và luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu đề ra.

Fixed mindset (Tư duy cố định) là gì?

Ngược lại với Growth Mindset, Fixed Mindset cho rằng trí thông minh là khả năng sẵn có, tố chất bẩm sinh mà không cần phải nỗ lực. Những người này thường không thích thử thách, sợ thất bại, dễ dàng đầu hàng khi gặp khó khăn. Họ coi nỗ lực như một điều vô ích hoặc tồi tệ và có xu hướng quan tâm đến những đánh giá của người khác.

Qua phần giới thiệu bên trên, chúng ta đã thấy rõ sự khác nhau giữa Growth Mindset và Fixed Mindset. Vậy, dưới góc nhìn của một nhà kinh doanh, Growth Mindset sẽ mang lại những lợi ích vượt trội gì, chúng ta sẽ cùng đến với phần tiếp theo.

Lợi ích của Growth Mindset đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Kỹ năng quản lý tốt hơn

Bằng cách tin rằng mọi người đều có thể cải thiện hiệu suất của mình thông qua việc đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn, tư duy tăng trưởng đã giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quản lý đội ngũ của mình một cách khoa học và hiệu quả hơn. Họ khuyến khích nhân viên luôn nỗ lực hết mình để không chỉ đóng góp giá trị cho công ty, mà còn mang lại hạnh phúc và sự hài lòng cho chính họ.

Những nhà lãnh đạo có tư duy phát triển có xu hướng lắng nghe nhân viên của họ, coi trọng ý kiến và phản hồi một cách nghiêm túc. Điều này giúp nhân viên của họ cảm thấy họ được quan tâm và giảm bớt tỷ lệ luân chuyển nhân viên trong công ty.

Tăng trưởng nhanh hơn

Và bằng chính tư duy phát triển không ngừng này, các nhà lãnh đạo dễ dàng lan tỏa thông điệp tích cực đến những người xung quanh. Từ đó xây dựng môi trường luôn học hỏi, không ngừng cải tiến. Suy nghĩ “Cố gắng hơn một chút” sẽ giúp công ty từng bước đạt được các mục tiêu đã đề ra. Và đó chính là nền tảng của một công ty phát triển lành mạnh

Phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với các vấn đề

Thay vì chỉ cố gắng duy trì các giải pháp rủi ro thấp vì sợ mắc sai lầm và bị người khác đánh giá, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp với tư duy phát triển luôn tiếp cận vấn đề theo một cách độc đáo và sáng tạo.

Những nhà lãnh đạo này có thể linh hoạt xử lý mọi tình huống bằng cách coi sự đa dạng trong công việc là động lực để phát triển. Họ luôn biết nên hành động chứ không đứng im trong vô vọng. Khi một thử thách bất ngờ xảy ra, họ thay đổi và thích ứng cho đến khi đạt được kết quả mà họ mong muốn.

Hiểm họa của các công ty nếu cứ giữ Fixed Mindset?

Gây ra sự bất mãn và thất vọng

Nhu cầu của con người là được cống hiến và được công nhận. Việc lặp đi lặp lại một công việc từ ngày này qua ngày khác chẳng khác gì một “cỗ máy” ngày qua ngày sẽ khiến nhân viên trong công ty sẽ dần cảm thấy nhàm chán, không hài lòng và thất vọng về tổ chức, văn phòng và vị trí của họ.

Khuyến khích sự tầm thường

Khi ngại sáng tạo thay đổi, mọi người sẽ dễ dàng mất đi chí tiến thủ và tinh thần cầu tiến. Họ chấp nhận sự tầm thường, thỏa hiệp với chính bản thân họ và sẵn sàng lún sâu trong vũng bùn của vùng an toàn sẵn có. Hơn thế, sự tầm thường cũng sẽ thu hút những mối quan hệ tầm thường. Và điều ấy chắc chắn sẽ gây ra hậu quả cho bản thân nhân viên và cả doanh nghiệp của họ.

Làm giảm hiểu biết về bản thân và nhận thức về bản thân

Tự nhận thức là bước đầu tiên để tạo ra cuộc sống mà bạn mơ ước. Nhưng bạn sẽ không thể xác định được đam mê, đam mê của mình nếu không có quá trình không ngừng trau dồi và khám phá những tố chất nổi bật của bản thân.

So sánh growth mindset và fixed mindset

So sánh lợi ích giữa growth mindset và fixed mindset

Cắt đứt các cơ hội

Trong cuộc sống của chúng ta, cơ hội thường đến mang theo những thách thức. Thực ra ai cũng có một thời điểm mang trong mình cảm giác sợ hãi, nhất là khi ở trong những tình thế hiểm nguy. Sự khác nhau giữa người mang tư duy phát triển và tư duy cố định là ở cách xử lý nỗi sợ. Trước tình thế đó, người có tư duy phát triển huy động mọi sức mạnh của mình để vượt qua, còn người mang tư duy cố định sẽ để nỗi sợ cướp mất sự sáng suốt và sức mạnh để ứng phó. Vì vậy, họ đã dần dần bỏ qua những cơ hội để phát triển và đạt được kỳ vọng. Chính họ đã chọn sống trong ân hận với nỗi dằn vặt bản thân mình.

Dẫn đến tình trạng trì trệ trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp không thể phát triển nếu không có sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của các nhân viên. Công ty hoạt động kém hiệu quả chắc chắn sẽ dẫn đến khủng hoảng và thậm chí đi đến một kết quả không mong muốn là bên bờ vực phá sản.

Chúng ta đã bàn luận khá nhiều về những tác động của Fixed Mindset và Growth Mindset rồi, bây giờ bài viết sẽ cùng khám phá một ví dụ đã áp dụng Growth mindset cực kỳ thành công đó là Microsoft. Họ đã chuyển đổi từ một doanh nghiệp trì trệ, bế tắc thành một công ty kinh tế thúc đẩy, trong đó nhân viên được trao quyền để thành công như thế nào. Các công ty khác có thể học được gì từ sự chuyển mình của Microsoft? Chúng ta sẽ cùng khám phá ngay sau đây.

\=> Xem thêm: Growth Mindset giúp gì cho nhân viên của bạn?

Case study: Chúng ta có thể học được gì từ văn hóa Grow Mindset của Microsoft

Microsoft là một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của văn hóa công ty trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Tạo ra một tư duy phát triển đòi hỏi nhân viên phải là người luôn đặt tâm trí vào khách hàng, luôn tìm cách tạo ra sản phẩm tốt nhất và mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng của họ. Tư duy cố định cho rằng khách hàng không thể có dịch vụ tốt hơn, trong khi tư duy phát triển tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ.

Quay lại thời gian trước đây, vào năm 2014, khi ông Nadella được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành, lúc này công ty đang ở trong tình trạng khủng hoảng, bộ máy lãnh đạo quan liêu, nội bộ cạnh tranh lẫn nhau, công việc kinh doanh của công ty cũng bị tụt dốc. Điều này đặt Microsoft vào tình huống bắt buộc phải thay đổi.

Và chìa khóa của sự chuyển đổi này là một khái niệm tâm lý đã trở thành câu thần chú tại Microsoft của Nadella: tư duy phát triển. Đối với họ, tư duy phát triển là tư duy tích cực và cầu tiến. Họ coi mọi sai lầm như một cơ hội học hỏi, không phải là một thất bại. Đó là một quan điểm cởi mở, khuyến khích sự cải tiến, không bị giới hạn bởi các ranh giới như mức độ thông minh hay thiếu khả năng. Văn hóa này đã biến Microsoft từ “biết tất cả” thành “học được tất cả”.

Và thực tế đã chứng minh hướng đi của Nadella là vô cùng đúng đắn. Ông không những thành công vực dậy Microsoft từ một “bãi chiến trường” mà còn biến Microsoft từ một công ty phần mềm bình thường trở thành một “đám mây khổng lồ”. Và cũng chính sự thay đổi này đã giúp Microsoft trở thành công ty có doanh thu hàng “nghìn tỷ đô” và là một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

“Tư duy phát triển” là một cuộc cách mạng tại Microsoft rõ ràng không phải vì nó là một ý tưởng mang tính cách mạng nhưng lại là sự khác biệt sâu sắc với giá trị của Microsoft trong quá khứ. Thật không ngoa nếu nói rằng chính tư duy phát triển đã giúp Nadella tái sinh Microsoft cùng 130.000 nhân viên của ông.

Đối với mỗi chúng ta, học tập là một quá trình không ngừng nghỉ. Điều này càng quan trọng hơn đối với vai trò của một nhà quản lý. Như anh Dương Trọng Tấn – CEO của Agilead Global đã từng chia sẻ “Chúng ta sinh ra hầu như là số 0 về tri thức, nhưng khác nhau về cơ hội. Việc nuôi dưỡng growth mindset sẽ không làm giảm đi cơ hội của những người ưu thế hơn, nó còn giành lại cơ hội cho những người yếu thế hơn. Và nếu có thể, câu chuyện nuôi dưỡng tư duy phát triển nên bắt đầu càng sớm càng tốt.”

Hiện nay, Học Viện Agile đang triển khai khóa học “NeoManager” giúp các nhà quản lý phát triển được tư duy học tập đúng đắn, cải thiện hiệu suất cá nhân và xây dựng đội, nhóm làm việc hiệu quả.