So sánh kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu năm 2024

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo hộ. Tuy nhiên mỗi đối tượng sẽ có những điểm riêng khác biệt sau đây:

So sánh kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu năm 2024

Giống nhau:

  • Đều là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
  • Việc bảo hộ được xác lập căn cứ trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Được cấp bằng “độc quyền bởi Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và công nghệ);
  • Các trường hợp hạn chế quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 132;
  • Quy trình cấp văn bằng bảo hộ tương;
  • Quyền và nghiac vụ ttương đối giống nhau.
    Tham khảo: Các đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp

Tiêu chí Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp Khái niệm Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Đối tượng bảo hộ Là các giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình; Bảo hộ bản chất của sản phẩm Bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm Điều kiện bảo hộ Đáp ứng ba điều kiện: – Tính mới – Tính sáng tạo : là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng – Có khả năng áp dụng công nghiệp Đáp ứng ba điều kiện: – Tính mới – Tính sáng tạo : Tuy nhiên tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu thấp hơn so với sáng chế, chỉ yêu cầu không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng – Có khả năng áp dụng công nghiệp Thời gian đăng ký – Xét nghiệm hình thức: 1-3 tháng kể từ ngày nộp đơn – Công bố đơn 19 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (Nếu không có yêu cầu công bố sớm) – Xét nghiệm nội dung: 18 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu. – Xét nghiệm hình thức: 01 tháng – Công bố đơn : 02 tháng – Xét nghiệm nội dung : 07 tháng kể từ ngày công bố đơn Thời hạn bảo hộ 20 năm kể từ ngày nộp đơn 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần, mỗi lần 05 năm Đối tượng không được bảo hộ Điều 59 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009 Điều 64 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009

Như vậy, có thể thấy trong phần lớn trường hợp, bảo hộ sáng chế luôn cần được ưu tiên hơn, cả về khả năng bảo hộ tính sáng tạo cũng như thời hạn được bảo hộ độc quyền. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần đánh giá chính xác rằng liệu sản phẩm của mình có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi sáng chế đòi hỏi sản phẩm phải có một bước cải tiến nhất định vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại đang có.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phân biệt kiểu dáng công nghiệp và sáng chế như thế nào?” Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với HAVIP LAW chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.

Hãy giải thích một chút về việc kiểu dáng công nghiệp cũng có thể được bảo hộ hoặc được sử dụng làm nhãn hiệu. Nói cách khác là có thể bảo hộ một kiểu dáng làm cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp hay không? Bạn có thể nhớ rằng nhãn hiệu là một dấu hiệu có tính phân biệt dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp

này với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Nếu hình dạng, kiểu dáng và bao bì của sản phẩm nhất định mang chức năng phân biệt của sản phẩm có liên quan, thì ở một số quốc gia, kiểu dáng đó có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu ba chiều hoặc bao bì thương mại theo pháp luật về nhãn hiệu.

Các hình dáng độc đáo của chai Coca-Cola và hình dạng tam giác đặc biệt của thanh sôcôla Toblerone là ví dụ điển hình về nhãn hiệu ba chiều hoặc bao bì thương mại. Hình dáng của chai Coca-Cola ban đầu là một kiểu dáng công nghiệp và sau đó nó đã được đăng ký làm nhãn hiệu ở nhiều nước. Hiếm khi một sản phẩm cùng được bảo hộ bởi cả quyền kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ngay tại ngày đưa sản phẩm đó ra thị trường hoặc ở giai đoạn đầu trong vòng đời của nó. Khi kiểu dáng công nghiệp đạt được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định thì nó có thể đủ điều kiện để được đăng ký làm nhãn hiệu. Thế nên, chỉ lúc đó đơn đăng ký bảo hộ một kiểu dáng dưới dạng nhãn hiệu mới được nộp. Kiểu dáng công nghiệp có thời hạn bảo hộ tối đa từ 10 đến 25 năm, tùy thuộc vào từng nước; và đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn mãi mãi, theo đó, sau một thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ hết hiệu lực và đăng ký nhãn hiệu tiếp tục có hiệu lực vô thời hạn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp am hiểu về sở hữu trí tuệ đã thực hiện các biện pháp để sử dụng kiểu dáng mới hoặc nguyên gốc được chấp nhận rộng rãi dưới dạng nhãn hiệu trong quá tình xây dựng chiến lược thương hiệu và tiếp thị của họ để tạo thuận lợi cho việc đăng ký kiểu dáng làm nhãn hiệu. Vì vậy, một lý do nữa để tiến hành đăng ký kiểu dáng mới hoặc nguyên gốc làm kiểu dáng công nghiệp là để bảo hộ nó trong thời hạn quy định, đồng thời trong quá trình đó, kiểu dáng sẽ tạo được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đăng ký làm nhãn hiệu.

Kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hai loại quyền sở hữu trí tuệ riêng biệt. Mỗi đối tượng có khả năng tạo ra những lợi thế thương mại đáng kể cho chủ sở hữu đối tượng đó. Cả hai loại quyền này có thể đồng thời được cấp cho một hình dạng nhất định nếu hình dạng đó đáp ứng các điều kiện về pháp lý để bảo hộ theo pháp luật có liên quan. Thật thú vị khi thấy rằng, ở nhiều nước, các biểu tượng trên màn hình điện tử hoặc màn hình máy tính có thể đồng thời được bảo hộ làm kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Ví dụ, Sun Microsystems đã đăng ký biểu tượng tách cà phê cho sản phẩm phần mềm Java của mình như là một nhãn hiệu và họ cũng đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho hình dáng của ly cà phê kết hợp với cụm từ "Java Workshop". Việc đăng ký này nhằm tận dụng sự bảo hộ mạnh hơn dành cho đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhằm bổ sung cho sự bảo hộ yếu hơn nhưng dài hơn của việc bảo hộ đối với đăng ký nhãn hiệu của họ.

Để hiểu được tất cả những vấn đề này và những vấn đề liên quan khác sẽ diễn ra như thế nào, xin hãy theo dõi các nội dung chúng tôi sẽ gửi tới các bạn trong bài viết tiếp theo, khám phá thế giới sở hữu trí tuệ và những cơ hội mà sở hữu trí tuệ có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.