So sánh trong luật thương mại năm 2024

Pháp luật hiện hành đã có một số quy định liên quan đến thương lượng, hòa giải như là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

Điều 11 Luật Thương mại năm 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại: “các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại...”.

Điều 317 Luật Thương mại 2005 có quy định thương lượng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp nhưng hình thức này chưa được quy định một cách cụ thể.

Điều 317 Luật Thương mại 2005 cũng quy định hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp.

Hơn nữa, theo điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại thì hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định.

Theo Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ- CP quy định về cách giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại thì:

- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Điều 14 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định”.

Như vậy từ những quy định cơ bản trên, thì có thể phân biệt hai biện pháp giải quyết tranh chấp và thương lượng và hòa giải với những đặc điểm như sau:

Về bản chất:

- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.

- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục và tìm phương án giải quyết tranh chấp.

Về chủ thể:

- Thương lượng là sự thỏa thuận giữa các bên trong tranh chấp.

- Hòa giải là thỏa thuận giữa các bên và hòa giải viên trong tranh chấp.

Về tính bí mật:

- Thương lượng: Đảm bảo tính bí mật tuyệt đối.

- Hòa giải: Đảm bảo tính bí mật mang tính chất tương đối, nhưng vẫn bí mật hơn so với phương thức tòa án.

Về đặc điểm:

- Thương lượng: Các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp trên tinh thần tự nguyện, thiện chí.

- Hòa giải: Có sự xuất hiện của người trung gian đóng vai hỗ trợ để tìm phương án giải quyết tranh chấp

Về kinh phí:

- Thương lượng: ít tốn kém kinh phí.

- Hòa giải: tốn kém kinh phí hơn.

Về khả năng thành công: Đều phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp

Về khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp:

- Thương lượng: do 2 bên tự đi đến thỏa thuận với nhau.

- Hòa giải: có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp

Về ưu điểm:

- Thương lượng: Đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, bảo vệ được bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp.

- Hòa giải: Có khả năng thành công cao hơn

Về nhược điểm:

- Thương lượng: Không có sự ràng buộc, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên

- Hòa giải: Tốn kém chi phí, bí mật kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm là hai chế tài thường gặp trong các hợp đồng thương mại. Hai thuật ngữ này cùng được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Việc có hai luật cùng điều chỉnh một vấn đề pháp lý (bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm) dễ dàng dẫn đến sự lúng túng trong việc phân biệt và áp dụng quy phạm pháp luật.

Theo đó, để xác định và áp dụng văn bản phù hợp, chúng ta cần trả lời được hai câu hỏi sau

1. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 khác gì so với bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm quy định tại Luật Thương mại 2005?

2. Trường hợp nào thì áp dụng Bộ Luật Dân sự 2015 hoặc Luật Thương mại 2005 để xem xét về chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm?

Hai câu hỏi trên sẽ được phân tích cụ thể tại hai phần dưới đây.

Điểm khác biệt và lưu ý về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm giữa Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005.

Bộ Luật Dân sự 2015 Luật Thương mại 2005 Bồi thường thiệt hại – Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Điều 13)

– Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Điều 360).

– Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm (Điều 302.1)

– Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 302.2)

Kết luận: Tóm lại căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là do hành vi vi phạm nghĩa vụ do một bên gây ra. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự cho phép các bên có thể thoả thuận phạm vi, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, Luật Thương mại nêu rõ, giá trị bồi thường thiệt hại căn cứ vào giá trị tổn thất thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.

Bàn thêm về vấn đề các bên có thể thoả thuận mức bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự, câu hỏi đặt ra rằng (1) Thoả thuận mức bồi thường thiệt hại cao hơn giá trị thực tế (bồi thường trừng phạt – punitive damage) hoặc (2) Thoả thuận mức bồi thường thiệt hại thấp hơn giá trị thực tế có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? – Xem thêm bài viết “Bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự: Phạm vi đến đâu?” tại ĐÂY.

Bộ luật dân sự 2015Luật thương mại 2005Phạt vi phạm – Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. (khoản 1 Điều 418). – Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này (Điều 300) – Mức phat vi phạm do các bên thoả thuận trừ trường hợp liên quan có quy định khác (Điều 418.2) – Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này. (Điều 301) – Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm (Điều 418.3)

Kết luận: Tóm lại, căn cứ để phát sinh việc phạt vi phạm là do sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên:

  1. Mức phạt tại Bộ Luật Dân sự do các bên tự thoả thuận, và tại Luật Thương mại cũng vậy, tuy nhiên, Luật Thương mại đưa ra quy định về mức tối đa là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. (Mức phạt vi phạm sẽ do từng luật chuyên ngành điều chỉnh, ví dụ LTM là 8% còn Luật Xây dựng là 12%).
  2. Điều đáng lưu ý hơn là, Bộ Luật Dân sự nêu rõ, trong trường hợp, hợp đồng chỉ quy định về phạt vi phạm mà không có thỏa thuận vừa phải bồi thường thiệt hại vừa phải chịu phạt vi phạm thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Nhưng ngược lại, Luật Thương mại không bắt buộc các bên phải có thoả thuận như vậy, nghĩa là nếu hợp đồng áp dụng Luật thương mại, chỉ cần có hành vi vi phạm xảy ra, bên bị vi pham có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm đồng thời với bồi thường thiệt hại (dù cho trong hợp đồng các bên không có thoả thuận về việc phải áp dụng cùng lúc với bồi thường thiệt hại, hoặc không có điều khoản bồi thường thiệt hại).

Trường hợp áp dụng Bộ Luật Dân sự 2015 và trường hợp áp dụng Luật Thương mại 2005.

Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần xác định rõ chủ thể ký kết, tham gia hợp đồng. Việc chủ thể nào trong hợp đồng bắt buộc phải ưu tiên áp dụng Luật Thương Mại đã được quy định tại Điều 1 và Điều 2 Luật Thương mại 2005. Theo đó, hiểu một cách thông thường, những thương nhân, doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng với nhau sẽ chịu sự chi phối của Luật Thương mại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 1, trong trường hợp một bên của hợp đồng khi ký kết không nhằm mục đích sinh lợi thì bên đó được quyền lựa chọn áp dụng Luật Thương mại hoặc áp dụng BLDS 2015.

Về mặt nguyên tắc, BLDS 2015 là luật chung và Luật Thương mại 2005 là luật chuyên ngành. Do đó, các quan hệ pháp lý thuộc sự điều chỉnh của cả BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 thì sẽ ưu tiên áp dụng Luật Thương mai làm nguồn luật để giải quyết. Trường hợp Luật Thương mại không quy định thì sẽ áp dụng các nguyên tắc chung của BLDS 2015. Ngược lại, đối với các quan hệ pháp lý không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005, việc áp dụng BLDS 2015 là lẽ đương nhiên.

Hy vọng với những phân tích nhỏ nêu trên, có thể giúp bạn đọc làm rõ khái niệm về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, cũng như có những lưu ý khi tiến hành soạn thảo hợp đồng cho điều khoản bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm.

So sánh trong luật thương mại năm 2024

Nguyễn Quốc Bảo là tác giả có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực gồm đầu tư nước ngoài, bất động sản và M&A, đồng thời, cũng là tác giả của một số bài viết được đăng tải tại Lawinsider, Asian Mena Counsel.