Sông amazon chảy qua miền khí hậu nào năm 2024

Dù dòng Amazon trải dài từ dãy Andes tới Đại Tây Dương qua nhiều quốc gia Nam Mỹ, không nơi nào xây dựng cầu qua sông.

Nằm ở Nam Mỹ, sông Amazon là một trong những dòng sông dài nhất thế giới. Ngôi vị quán quân "của nó" chưa được thế giới công nhận, dù một nhóm các nhà khoa học Brazil và Peru từng công bố sông Amazon có chiều dài 6.800 km, dài hơn sông Nile (6.695 km) tới 105 km, theo National Geographic vào 2007.

Sông amazon chảy qua miền khí hậu nào năm 2024

Thượng nguồn của Amazon vẫn là một ẩn số đối với các nhà khoa học. Ảnh: Pinterest.

Dòng Amazon có lưu vực chảy qua một khu rừng rậm rộng lớn, với những thác nước đẹp đến mức nghẹt thở hay loài cá heo nước ngọt lớn nhất thế giới... Thế nhưng, điều khiến con sông này đáng nhớ hơn cả chính là thứ nó không có: một cây cầu.

Xây cầu cho ai

Xuất phát từ thượng nguồn trên dãy Andes cho tới Đại Tây Dương, Amazon chính là dòng sông dài nhất thế giới không có cầu bắc ngang. 25 triệu người sống bên bờ sông từ làng quê hẻo lánh cho tới đô thị sầm uất ở Brazil, Peru hay Colombia, đều có một điểm chung: muốn qua sông phải đi thuyền hoặc bắt phà.

Sông amazon chảy qua miền khí hậu nào năm 2024

Không có con đường nào bắc ngang Amazon, lưu vực của nó lớn đến mức gần như chia Nam Mỹ làm đôi. Ảnh: Pinterest.

Xuyên suốt chiều dài của mình, Amazon không có nơi nào quá hẹp hoặc quá rộng để bắc cầu - trong mùa khô. Nhưng vào mùa mưa, nước sông dâng cao hơn 9 mét, và những đoạn sông rộng 4,8 km có thể biến thành 48 km trong vài tuần. Lớp phù sa mềm bồi đắp hai bên bờ không ngừng sạt lở, lòng sông thường đầy đất đá vụn - gồm cả những mảng rừng trôi nổi được gọi là matupás có khi rộng tới 4 hecta. Amazon mùa mưa thực sự đem đến ác mộng cho những kỹ sư xây dựng.

Tuy nhiên, lý do thực sự dẫn đến sự vắng bóng của những cây cầu rất đơn giản: Lưu vực Amazon có rất ít đường sá để kết nối với những cây cầu. Ngoài một số thành phố lớn, dân cư của những khu rừng rậm rất thưa thớt và tự thân dòng sông là một đường cao tốc của người dân trong vùng. Macapá, nằm trên bờ bắc của châu thổ sông Amazon, là một thành phố có nửa triệu người sinh sống, nhưng không có một con đường nào kết nối với phần còn lại của Brazil. Nếu bạn thuê xe ở đó, bạn chỉ có một hướng duy nhất để lái là về phía bắc, tới lãnh thổ hải ngoại Guiana của Pháp.

Sông amazon chảy qua miền khí hậu nào năm 2024

Những bến tàu của Macapá luôn tấp nập thuyền phà. Ảnh: AP.

Cây cầu đầu tiên

Trong nhiều năm trở lại đây, giao thông đường thủy giữa Manaus, Brazil với thị trấn Iranduba gần đó bị tắc nghẽn với những chuyến phà đông đúc. Vé phà giá khoảng 30 USD một hành khách.

Vào năm 2010, chính phủ Brazil xây một cây cầu dây văng nối giữa hai thành phố. Về mặt kỹ thuật, cây cầu này không đi qua dòng chảy chính của Amazon mà bắc qua một nhánh sông phụ lớn nhất của nó, Rio Negro. Do đó, đây là cây cầu đầu tiên của hệ thống sông Amazon, người dân rất vui mừng khi công trình này khánh thành. Tuy nhiên, những nhà môi trường học không có thiện cảm với cây cầu mới của Manaus hay dự án đường cao tốc, bởi những công trình này là bước đầu tiên để phát triển Amazon - song song với hoạt động phá rừng.

Fan của dòng Amazon thích nhấn mạnh rằng, nó chứa nhiều nước nhất địa cầu. Không chỉ có lưu vực mênh mông gấp đôi, lượng nước Amazon đổ ra Đại Tây Dương thậm chí còn lớn gấp 75 lần so với nước sông Nile chảy vào Địa Trung Hải. Song, sách giáo khoa dạy học sinh từ bao lâu nay vẫn cho rằng thước đo nghiệt ngã vẫn là chiều dài của dòng nước, là quãng đường thủy để giao thông và để nối các miền đất và nền văn hóa. Và nếu tính như thế thì trong cuộc đua tài (hay đua... dài) giữa hai con sông kiêu hãnh, dòng Amazon vẫn về đích kém có một bước. Nói chính xác là Amazon kém "kỳ phùng địch thủ" vẻn vẹn hơn 100 cây số và phải chấp nhận ngôi á quân!

Ít ai dám nghi ngờ nhóm thám hiểm khoa học gồm chín nhà nghiên cứu Brazil và Peru từ Viện địa lý sục sạo lên miền nam dãy Andes chỉ để phục hồi danh dự cho Amazon, song một trong những kết quả mà họ đem về sẽ bắt viết lại bộ sách giáo khoa địa lý. Theo thông báo chính thức của hai quốc gia Nam Mỹ nói trên, họ đã đo lại chiều dài Amazon và với gần 6.800 km, dòng sông này đã vượt Nile (6.690 km).

Cách đo

Người Nam Mỹ có một lợi thế tự nhiên là Amazon trước khi đổ ra biển để lại một lượng phù sa khổng lồ, nghĩa là ngày càng dài thêm. Nước ngọt từ sông Amazon thậm chí còn xô ra tận đảo Barbados. Tất nhiên Nile cũng thế, song kém về số lượng. Nhưng xu hướng tăng chiều dài bằng phù sa ấy không đáng kể bằng việc các nhà khoa học vừa khám phá ra rằng từ xưa đến nay vẫn tồn tại một ngộ nhận chết người: Không phải con suối ở Carhuasanta như mọi tài liệu đã dẫn, mà một nguồn nước ở Nam Peru mới đích thực là nguồn xa nhất đổ vào dòng Amazon kỳ vĩ.

Theo phép đo mới, ngọn núi Nevado Mismi hùng vĩ, nơi những giọt nước đầu tiên do tuyết tan chảy và tích tụ lại thành dòng chính là nguồn nước xa nhất ấy. Các nhà khoa học đã run rẩy đến tận ngọn núi cao 5.597 m tuyết phủ để thẩm định các dữ liệu. Những đoạn đầu tiên của dòng sông - suối này còn lâu mới được mang danh sông mẹ Amazon: 19 km đầu tiên nó mang tên suối Lloquera, kế đó là Homillos, rồi Ríơ Apurímac, Río Ene, Río Tambo... Sau 1.750 km là đoạn Río Ucayali gấp khúc như con trăn khổng lồ giữa rừng già, và nó đem lại cho Amazon nhiều cây số quyết định trong cuộc chạy đua. Ở cây số 2.670, dòng sông chảy vào Bắc Peru và mang tên Maranón, ở đây nó loe rộng gần như là hồ. Còn 3.700 km nữa mới đến Đại Tây Dương, nhưng người Peru được phép coi đoạn này là cảng biển vì một số tàu lớn vượt đại dương đi vào được tận đây.

Trên đất Peru, dòng sông lần đầu tiên có tên Amazon, nhưng cũng chỉ đến biên giới Brazil phải đổi tên thành Solimoes và giữ tên này 1.000 km liền. Qua khỏi rừng già, nước sông vẫn giữ vị tuyết tan từ núi Nevado Mismi đến tận cửa biển - cây số 6.800. Hoặc đến tận đảo Barbados, theo xu hướng thay đổi địa lý đã nhắc đến ở trên.

Xác nhận

Paula Saldanha, nữ phóng viên có mặt trong nhóm đo sông, thấy ngạc nhiên là từ lâu sách vở vẫn dẫn rằng sông Maranón là một nhánh của Amazon, vậy tại sao đến tận bây giờ người ta mới tìm cách đi hết chiều dài của nhánh sông này để tìm ngọn nguồn xa nhất của Amazon! Thực tế thì đường chảy của Amazon không hẳn bây giờ mới được xét lại. Trước đây hai viện địa lý danh tiếng từ Washington là Smithsonian lnstitute và National Geographic Society đã có lần cử đoàn thám hiểm tới Peru và từng phát hiện ra nguồn Nevado Mismi. Nhưng thời bấy giờ nắm quyền ở Brazil là giới quân sự và họ bận tâm vào việc khác nhiều hơn là chành chọe với châu Phi về chiều dài sông.

Tuần trước, sau khi kết quả đo mới được công bố ở Rio, Brazil và Peru tuyên bố sẽ xin khẳng định chính thức kết quả đo này trên bình diện quốc tế (kể cả với Cairo!). Kể ra không có gì phải tranh cãi nhiều, vì hai phe cùng chia vòng nguyệt quế: Amazon từng chảy qua châu Mỹ và châu Phi, khi hai châu lục còn là một khối với tên Gondwana.

Nhật ký chuyến đi đo thế giới của Alexander von Humboldt ghi lại sự ngạc nhiên của nhà bác học Phổ này khi ông đến Iquitos và thấy ngoài chợ có bán cá mập, cá đuối và cá mòi, những loài chỉ sống ở Thái Bình Dương ngày xưa . Sự biến động của địa lý khiến chúng quen dần nước ngọt và trở thành cá sông. Amazon cũng có loài cá heo nước ngọt nổi tiếng, cũng vì lý do trên. Hậu duệ của Humboldt hôm nay cũng dùng kỹ thuật trắc đạc không hơn ngày xưa là mấy thời đại của vệ tinh thám không vẫn chưa cho phép đo chiều dài sông trên màn hình máy tính. Như Paula Saldanha biết rõ, độ phân giải của ảnh vệ tinh không ghi lại được những dòng suối đầu nguồn chỉ rộng 1 m trên núi, chưa kể mùa khô chúng hoàn toàn biến mất.

Người Ai Cập cũng không nên vì “thua" mà phiền lòng vì bên dòng sông Nile của họ còn có các Kim Tự Tháp...