Sự dịch chuyển sang phải của đường LM trong mô hình IS-LM thể hiện

KTH_2_P2_41: Mỗi điểm trên đường LM chỉ ra mức lãi suất và sản lượng mà tại đó ○ Sản lượng đạt mức cân bằng. ○ Cung về tiền bằng với cầu về tiền. ○ Sản lượng có thể đạt mức cân bằng hoặc không.

● Cung về tiền bằng với cầu về tiền và sản lượng có thể đạt mức cân bằng hoặc không

KTH_2_P2_42: Điểm cân bằng trong mô hình IS-LM chỉ ra mức lãi suất và sản lượng mà tại đó ○ Cung và cầu về hàng hoá và dịch vụ bằng nhau. ○ Cung về tiền bằng với cầu về tiền. ● Cung và cầu cân bằng đồng thời trên cả 2 thị trường hàng hoá và tiền tệ.

○ Cung và cầu cân bằng hoặc trên thị trường hàng hoá hoặc trên thị trường tiền tệ.

KTH_2_P2_43: Nền kinh tế di chuyển dọc trên đường IS khi ● Lãi suất tăng làm cho đầu tư giảm. ○ Các nhà đầu tư lạc quan hơn và đầu tư nhiều hơn. ○ Chính phủ tăng chi tiêu.

○ Các lựa chọn đều sai.

KTH_2_P2_44: Trong mô hình IS-LM, chính sách tài chính mở rộng dẫn đến ○ Đường IS dịch chuyển sang phải. ○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm. ○ Sản lượng tăng và lãi suất giảm.

● Đường IS dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng, đầu tư giảm.

KTH_2_P2_45: Trong mô hình IS-LM, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ dẫn tới ○ Đường LM dịch sang phải. ○ Lãi suất giảm, sản lượng tăng. ● Lãi suất tăng, đầu tư giảm.

○ Đường LM dịch sang phải và lãi suất tăng, đầu tư giảm.

KTH_2_P2_46: Trong mô hình IS-LM, khi chính phủ áp dụng đồng thời chính sách tài chính mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt thì ○ Sản lượng chắc chắn tăng. ● Lãi suất chắc chắn tăng. ○ Sản lượng chắc chắn giảm.

○ Lãi suất chắc chắn giảm.

KTH_2_P2_47: Trong mô hình IS-LM, khi sản lượng thấp hơn mức tiềm năng, chính phủ nên áp dụng ○ Chính sách tài chính mở rộng. ○ Chính sách tiền tệ mở rộng. ○ Kết hợp chính sách tài chính mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

● Chính sách tài chính mở rộng hoặc chính sách tiền tệ mở rộng hoặc kết hợp cả chính sách tài chính mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

KTH_2_P2_48: Câu nào dưới đây không đúng ? ○ Đường LM có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tài chính càng tác động mạnh đến sản lượng. ● Đường IS có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tài chính càng tác động mạnh đến sản lượng. ○ Đường LM có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tiền tệ càng tác động mạnh đến sản lượng.

○ Đường IS có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tiền tệ càng tác động mạnh đến sản lượng.

KTH_2_P2_49: Nếu đầu tư hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất thì: ● Đường IS có dạng thẳng đứng. ○ Đường IS có dạng nằm ngang. ○ Đường IS có dạng dốc lên về phía phải.

○ Đường LM có dạng thẳng đứng.

KTH_2_P2_50: Đường LM nằm ngang khi ○ Cầu về tiền không phụ thuộc vào lãi suất. ● Cầu về tiền vô cùng nhạy cảm với lãi suất. ○ Cầu về tiền không phụ thuộc vào sản lượng.

○ Cầu tiền vô cùng nhạy cảm với sản lượng.

KTH_2_P2_51: Nếu đường IS có dạng thẳng đứng thì ○ Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng. ○ Chính sách tiền tệ tác động mạnh đến sản lượng. ○ Chính sách tài chính tác động mạnh đến sản lượng.

● Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng và chính sách tài chính tác động mạnh đến sản lượng.

KTH_2_P2_52: Nếu đường LM nằm ngang thì ○ Chính sách tài chính không làm thay đổi lãi suất. ○ Chính sách tài chính tác động mạnh đến sản lượng. ○ Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng.

● Chính sách tài chính không làm thay đổi lãi suất và chính sách tài chính không làm thay đổi lãi suất.

KTH_2_P2_53: Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách hạn chế nhập khẩu dẫn đến: ○ Xuất khẩu ròng tăng, tỷ giá hối đoái giảm. ○ Xuất khẩu ròng giảm, tỷ giá hối đoái giảm. ○ Xuất khẩu ròng tăng, tỷ giá hối đoái tăng.

● Xuất khẩu ròng không đổi, tỷ giá hối đoái tăng.

KTH_2_P2_54: Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, chính sách hạn chế nhập khẩu dẫn đến ● Xuất khẩu rßng tăng, sản lượng tăng. ○ Xuất khẩu ròng giảm, sản lượng không đổi. ○ Cung tiền tăng, đầu tư tăng và sản lượng tăng.

○ Xuất khẩu giảm, xuất khẩu ròng không đổi.

KTH_2_P2_55: Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, việc tăng cung tiền dÉn tới ○ Sản lượng tăng do đầu tư trong nước tăng. ○ Sản lượng giảm do đầu tư trong nước giảm. ● Sản lượng tăng do xuất khẩu ròng tăng.

○ Sản lượng không đổi do xuất khẩu ròng không đổi.

KTH_2_P2_56: Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính mở rộng dẫn đến ● Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* dịch chuyển sang phải. ○ Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* không dịch chuyển. ○ Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* không dịch chuyển.

○ Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* dịch chuyển sang phải.

KTH_2_P2_57: Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính mở rộng dẫn đến ○ Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* dịch chuyển sang phải. ● Đường IS* dịch chuyển sang phải và đường LM* không dịch chuyển. ○ Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* không dịch chuyển.

○ Đường IS* dịch chuyển sang trái và đường LM* dịch chuyển sang phải.

KTH_2_P2_58: Khi chính phủ thực hiện phá giá đồng nội tệ, việc tăng cung tiền dẫn đến ○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng, sản lượng tăng. ● Tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu ròng tăng và sản lượng tăng. ○ Tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu ròng giảm và sản lượng giảm.

○ Các câu đều sai.

KTH_2_P2_59: Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, lạc quan kinh doanh dẫn đến ○ Đầu tư tăng, tổng cầu tăng và sản lượng tăng. ○ Đầu tư tăng, xuất khẩu ròng tăng, tổng cầu tăng và sản lượng tăng. ● Đầu tư tăng, xuất khẩu ròng giảm tương ứng, tổng cầu không đổi và sản lượng không đổi.

○ Các lựa chọn đều sai.

KTH_2_P2_60: Trong số những nhận định dưới đây về đặc điểm của đường IS*, câu nào không đúng? ○ Đường IS* phản ánh quan hệ tổng cầu tăng, sản lượng tăng. ● Đường IS* phản ánh quan hệ lãi suất giảm, đầu tư tăng, sản lượng tăng. ○ Đường IS* phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ giá hối đoái và sản lượng.

○ Đường IS* phản ánh quan hệ tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu ròng tăng.

Trang trước 1 2 3 4Trang sau

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Mô hình IS-LM: cũng được biết đến như là mô hình Hicks-Hansen, được nhà kinh tế học người Anh John Hicks [1904-1989] và nhà kinh tế học của Hoa Kỳ Alvin Hansen [1887-1975] đưa ra và phát triển. Mô hình IS-LM đã được sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế: nó là sự kết hợp của thị trường tài chính [tiền tệ] với thị trường hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế đóng thì mô hình không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nền kinh tế: xuất khẩu ròng [NX], tỷ giá hối đoái,lãi suất thế giới...

Trong tiếng Anh, IS-LM là viết tắt của Investment/Saving - Liquidity preference/Money supply [Đầu tư/Tiết kiệm - Nhu cầu thanh khoản/Cung tiền].

 

Hình mô tả cách xây dựng đường LM

 

Hình mô tả cách xây dựng đường IS

Xem bài riêng về đường IS và đường LM
  • Phương trình biểu hiện trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa của một nền kinh tế đóng:Y = C + I + G
    • C = C [Y - T]
    • I = I [r]
    • G = G ¯   {\displaystyle {\bar {G}}\ }  
    • T = T ¯   {\displaystyle {\bar {T}}\ }  
  • Phương trình biểu hiện trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ của một nền kinh tế đóng: M / P = L [Y, r]
  • Xây dựng đường IS:Đường IS là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho tổng chi tiêu kế hoạch đúng bằng thu nhập.

Phương trình đường tổng chi tiêu kế hoạch: AE = C [Y - T] + I [r] + G

  • Xây dựng đường LM: Đường LM là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho cầu tiền thực tế bằng cung tiền thực tế.

 

Cân bằng IS-LM trong nền kinh tế đóng

  • Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ là trạng thái được biểu hiện sự kết hợp hai thị trường này trong cùng một mô hình.
  • Điểm cân bằng trên cả hai thị trường này phải thỏa mãn đồng thời hai phương trình:
    • [IS]: Y = C [Y - T] + I [r] + G
    • [LM]: M / P = L [Y, r]

 

Giao điểm giữa hai đường IS và LM là điểm cân bằng đồng thời cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ

Có thể kết hợp hai đường IS và LM vào cùng một đồ thị với trục tung là các mức lãi suất thực tế r và trục hoành là các mức thu nhập Y. Giả định là không có tình huống nào hai đường này không gặp nhau.

Giao điểm E giữa đường IS và đường LM chính là điểm cân bằng đồng thời cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường tiền tệ. Điểm E giúp xác định mức thu nhập cân bằng Y* và mức lãi suất thực tế cân bằng r*.

Mỗi đường đều có thể có hình dáng thông thường, tức là đường IS dốc xuống phía phải và đường LM dốc lên phía phải. Mỗi đường đều có thể có hình dáng nằm ngang và mỗi đường đều có thể có hình dáng thẳng đứng.

Như vậy, sẽ có bảy tình huống hai đường IS và LM gặp nhau và hai tình huống hai đường không gặp nhau [chúng ta sẽ không xem xét hai tình huống này].

Tình huống thông thường

Hai đường IS và LM ở dạng thông thường [tình huống 1]. Khi chính sách tiền tệ không thay đổi, chính sách tài khóa nới lỏng được thực hiện thì thu nhập tăng lên do đường IS dịch song song sang phía phải, còn chính sách tài chính thắt chặt được thực hiện thì thu nhập giảm đi do đường IS dịch song song sang phía trái.

Tương tự, khi chính sách tài chính không đổi, chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện thì thu nhập tăng lên do đường LM dịch song song sang phía phải, còn chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện thì thu nhập giảm vì đường LM dịch song song sang phía trái.

Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phát huy hiệu lực, nhưng mức độ phụ thuộc vào độ dốc của hai đường IS và LM.

Khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc và theo cùng hướng nới lỏng hay cùng hướng thắt chặt, hiệu quả đối với tăng thu nhập là rất lớn. Còn khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc, nhưng một chính sách theo hướng nới lỏng còn một chính sách theo hương thắt chặt, thì hiệu quả tới thu nhập nhỏ. Đây gọi là ảnh hưởng triệt tiêu.

Tình huống đặc biệt

  • Chính sách tiền tệ vô hiệu lực:

Đường LM ở đoạn nằm ngang gặp đường IS dốc xuống phía phải [tình huống 2] hoặc đường IS thẳng đứng [tình huống 3]. Các tình huống này gọi là bẫy thanh khoản. Lúc này chỉ có chính sách tài chính là phát huy được tác dụng, còn chính sách tiền tệ vô hiệu lực. Chính phủ nới lỏng tài chính bao nhiêu thì thu nhập tăng lên bấy nhiêu, và thắt chặt bao nhiêu thì thu nhập giảm bấy nhiêu. Tương tự khi đường LM ở đoạn dốc lên gặp đường IS thẳng đứng [tình huống 4].

  • Chính sách tài chính vô hiệu lực

Đường LM ở đoạn thẳng đứng gặp đường IS dốc xuống [tình huống 5] hoặc đường IS nằm ngang [tình huống 6]. Lúc này chính sách tài chính vô hiệu lực. Ngược lại, chính sách tiền tệ phát huy tác dụng tối đa; cung tiền tăng bao nhiêu thì thu nhập tăng bấy nhiêu. Tương tự khi đường IS nằm ngang gặp đường LM ở đoạn dốc lên [tình huống 7].

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

  • [1]
  • Bài giảng kinh tế vĩ mô 2 - PGS.TS Nguyễn Văn Công - Nhà xuất bản Lao động 2006
  • Đường IS
  • Đường LM
  • Chính sách tài chính
  • Chính sách tiền tệ
  • Kinh tế học vĩ mô Keynes
  • Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp
  • Mô hình Mundell-Fleming
  •  

    Tình huống 1

  •  

    Tình huống 2

  •  

    Tình huống 3

  •  

    Tình huống 4

  •  

    Tình huống 5

  •  

    Tình huống 6

  •  

    Tình huống 7

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mô_hình_IS-LM&oldid=63160810”

Video liên quan

Chủ Đề