Sự điều hòa thân nhiệt thực hiện như thế nào

Phân loại thú dựa trên các tính chất về nhiệtSửa đổi

Dựa trên sự kiểm soát nhiệt ở sinh vật sống, trước đây các nhà khoa học chia chúng ra thành động vật máu nóng và động vật máu lạnh. Sau này, với nhiều nghiên cứu về khả năng điều nhiệt ở sinh vật sống, người ta thấy động vật có thể theo một hay nhiều cơ chế khác nhau sau đây để điều chỉnh nhiệt độ của chúng:

  • Ngoại nhiệt: điều hòa thân nhiệt dựa vào các tác nhân bên ngoài ví dụ như nguồn nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời;
  • Biến nhiệt: khả năng duy trì hoạt động sống trong một phạm vi thân nhiệt rộng;
  • Biến dưỡng chậm: khả năng giảm đáng kể tốc độ biến dưỡng khi cần thiết, ví dụ các động vật ngủ đông;
  • Nội nhiệt: khả năng trong việc kiểm soát thân nhiệt của chúng thông qua các biện pháp nội tại như co cơ hay gia tăng trao đổi chất. Một số tác giả hạn chế việc sử dụng thuật ngữ này chỉ là các cơ chế trực tiếp làm tăng tốc độ trao đổi chất ở động vật để sinh ra nhiệt. Ngược lại với động vật nội nhiệt là động vật ngoại nhiệt.
  • Hằng nhiệt: khả năng điều chỉnh nhiệt để duy trì một thân nhiệt nội tại ổn định, không phụ thuộc vào ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhiệt độ này thường [nhưng không phải luôn luôn] cao hơn so với nhiệt độ của môi trường xung quanh. Ngược lại với động vật hằng nhiệt là động vật biến nhiệt.
  • Biến dưỡng nhanh: sự trao đổi chất vẫn cao ngay cả trong giai đoạn "nghỉ ngơi". Các động vật biến dưỡng nhanh có thể coi là chuyển hóa không ngừng nghỉ. Mặc dù trao đổi chất khi nghỉ ngơi của chúng vẫn thấp hơn trao đổi chất khi hoạt động của chúng nhiều lần, nhưng khác biệt này là không lớn như ở động vật biến dưỡng chậm. Động vật biến dưỡng nhanh nói chung gặp khó khăn nhiều hơn khi khan hiếm thức ăn.

Tham khảoSửa đổi


I. Đại cương

Người thuộc loại động vật hằng nhiệt. Chúng ta thường điều hoà nhiệt độ trung tâm của cơ thể trong một khoảng hẹp xung quanh 37oC khi tiếp xúc với một khoảng biến đổi nhiệt độ rộng của môi trường.

Một người không mặc áo quần có thể tiếp xúc với nhiệt độ môi trường từ thấp là 12,8oC đến cao là 54,5oC trong không khí khô mà vẫn duy trì được thân nhiệt trong khoảng 36,1-37,8oC. Ở nhiệt độ 40-41oC, con người có thể dung nạp chỉ trong một thời gian ngắn. Khi thân nhiệt từ 42oC trở lên, xảy ra sự giáng hoá nhanh chóng của protein trong tế bào và dẫn đến tử vong.

Tất cả các phản ứng tế bào, sinh hoá và enzyme đều phụ thuộc nhiệt độ. Vì thế, sự điều hoà thân nhiệt tối ưu là cần thiết cho các hoạt động sinh lý ở động vật hằng nhiệt .

II. Thân nhiệt

1. Nhiệt độ trung tâm

Là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như gan, não và các tạng ... , còn gọi là nhiệt độ phần lõi cơ thể. Nhiệt độ trung tâm bình thường nằm trong giới hạn từ 36-37,5oC nhưng hay gặp nhất là 36,5-37oC. Có 3 cách đo nhiệt độ trung tâm :

- Đo ở trực tràng : nhiệt độ đo ở trực tràng với độ sâu chuẩn là 5-10 cm được xem là tiêu biểu cho nhiệt độ trung tâm.

- Đo ở miệng [dưới lưỡi] : thấp hơn ở trực tràng khoảng 0,4-0,6oC.

- Đo ở hõm nách : thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,65oC.

2. Nhiệt độ ngoại vi

Là nhiệt độ của da và tổ chức dưới da, còn gọi nhiệt độ phần vỏ cơ thể.

Nhiệt độ này thay đổi theo từng vị trí trên cơ thể và theo nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ phòng [24-25oC], nhiệt độ da vùng đầu, ngực, bụng là 35oC; vùng cánh tay và cẳng chân là 31oC; vùng bàn tay, bàn chân là 29oC.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt

3.1. Vận cơ

Có thể làm tăng nhiệt độ trung tâm lên 2oC hoặc hơn. Nhiệt độ trực tràng có thể lên đến 38,5-40oC khi lao động thể lực nặng, lên đến 41oC khi vận cơ quá mức và kéo dài.

3.2. Nhịp sinh học [nhịp ngày đêm]

Thân nhiệt giảm tối thiểu vào buổi đêm khi đang ngủ và tăng nhẹ vào sáng sớm. Thân nhiệt đạt tối đa vào buổi chiều. Mức biến đổi nhiệt độ trong ngày là khoảng 1oC.

3.3. Chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ

Thân nhiệt sau ngày rụng trứng có thể tăng hơn trước ngày rụng trứng khoảng 0,3-0,5oC. Những tháng cuối thai kỳ, thân nhiệt có thể tăng thêm 0,5-0,8oC.

3.4. Tuổi

Trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn do tăng các hoạt động vật lý lẫn chuyển hoá. Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và người già đều có thân nhiệt không ổn định.

3.5. Bệnh lý

Tăng thân nhiệt có thể gặp trong nhiễm trùng, cường giáp hoặc u tuyến thượng thận... Giảm thân nhiệt có thể gặp trong bệnh tả thể giá lạnh hoặc suy giáp.

Giải bài tập Sinh học 8, bài 33: Thân nhiệt.

Bùi Thị Trang

Bài Kiểm Tra

Thứ năm - 02/03/2017 11:24

  • In ra

Thân nhiệt người ta luôn ổn định, bởi vì cơ thể người có các chế độ điều hoà thân nhiệt thông qua hệ thần kinh như tăng, giảm quá trình dị hoá, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông , thoát mồ hôi…để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.

Chúng ta cần tăng cường rèn luyện thân thể để tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng lạnh một cách hợp lí.

- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh thì khi trài nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thể nào?.

Nhiệt độ ở cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37°C.

+ Khi trời lạnh: nhiệt tỏa ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt [đây là phản xạ].

+ Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch => tăng lượng máu qua da [nóng => đỏ mặt].

• Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự tỏa nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể [để một lít nước bay hơi cần 540 Kcal].

- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?.

Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để theo dõi nhiệt độ cơ thể => xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.

- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể đã đi đâu và để làm gì?.

Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã tỏa ra môi trường ngoài qua da, hô hấp, bài tiết, để bảo đảm thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?.

Khí lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi, vì vậy người lao động thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.

- Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?.

+ Mùa hè [trời nóng] da hồng hào vì mao mạch ở da dãn ra, tăng lượng máu qua da giúp cơ thể tỏa nhiều nhiệt.
+ Mùa đông [trời lạnh] da tái xanh do mao mạch co lại, giảm lượng máu qua da => làm giảm sự tỏa nhiệt qua da, đồng thời cơ chân lông co lại gây sởn gai ốc [nổi da gà] cũng làm giảm sự tỏa nhiệt qua da [nếu trời lạnh quá].

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió [trời oi bức], cơ thể ta có những phản ứng gì để cân bằng thân nhiệt?.

Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, nhiệt khó thoát đi được ta cảm thấy bực bội, khó chịu.

- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt?.

Rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt:

Da là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt.
Khi trời nóng và lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Khi trời lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt.
Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt [phản xạ run].
Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt của da đều là phản xạ.

- Chế độ ăn uống giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?.

Chế độ ăn uống ở mùa hè và mùa đông khác nhau:

+ Chế độ ăn uống mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước.
+ Chế độ ăn uống ở mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo.

- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?.

Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
+ Đội nón [mũ] khi ra nắng.
+ Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
+ Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

Để chống rét, chúng ta phải làm gì?.

Trời lạnh cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh ?.

Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Việc xây nhà ở, công sở... cẩn lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng chống lạnh?.

Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau:

Hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?.

Trồng cây xanh cũng là ruột biện pháp chống nóng vì trồng cây xanh tạo bóng mát.

Trình bày các cơ chế điều hòa thân nhiệt trong cúc trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét?.

Cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp:
+ Trời nóng: mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể. Khi trời oi bức; mồ hôi chảy thành dòng.
+ Trời lạnh: mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co giúp giảm tỏa nhiệt. Nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt [phản xạ run].

Hãy giải thích các câu:

Giải thích các câu:

+ “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”:

Khi trời nóng, nước trong cơ thể bị mất nhanh nhiều để giảm nhiệt, làm cho cơ thể thiếu nước nên ta thấy mau khát.
Khi trời lạnh, quá trình chuyển hóa trong cơ thể tăng [để tăng sinh nhiệt] nên ta mau đói.

+ “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”:

Làm nhà hướng Nam: tránh được ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hướng Nam có nhiều gió vào mùa hè [gió Đông Nam] nên thoáng mát, về mùa dông tránh được gió Đông Bắc.

+ “Rét run lập cập”: khi trời lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt. [phản xạ run].

Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý những điểm gì?.

Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý:

+ Phòng cảm nóng: khi trời nóng bức, độ ẩm không khí cao mà sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi của cơ thể không thực hiện được thì thân nhiệt tăng cao tức ta bị cảm nóng.

Vì vậy để tránh cảm nóng ta cần phải:

Chống nóng bằng cách phải đội nón khi ra nắng. Không chơi ngoài nắng gắt [trưa hè].
Tạo điều kiện cho cơ thể thoát nhiệt: uống nước đầy đủ, quạt vừa phải, mặc quần áo thoáng mát...
Sau khi đi ngoài nắng về tránh tắm nước lạnh ngay, ngồi mơi gió lùa, quạt quá mạnh... cơ thể bị giảm nhiệt đột ngột, chưa thích ứng kịp cũng gây cảm [trúng gió].
+ Phòng cảm lạnh: Cơ thể phải được giữ ấm nhất là cổ, ngực, chân.

Một trong những biện pháp chữa cảm nóng là: xông. Tại sao?.

Gợi ý trả lời câu hỏi:

Xông cơ thể bằng hơi nóng của nước lá cây [xả, dầu gió, hành, tỏi, bưởi,...] làm cơ thể thoát nhiều mồ hôi - giúp giải nhiệt - mau hết cảm nóng.

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

I. Cơ chế điều nhiệt

Nhiệt độ cơ thể được điều hoà bởi cơ chế feedback thần kinh.

- Mùa nóng:

Việc đổ mồ hôi để điều hòa thân nhiệt được xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đang quá cao [ví dụ như sốt hoặc căng thẳng] hoặc khi cơ thể cần được thư giãn để duy trì trạng thái cân bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh [ví dụ trời nắng nóng]
Quá trình tỏa nhiệt nếu vẫn chưa đủ để làm giảm nhiệt độ của cơ thể để điều hòa thân nhiệt, bộ não sẽ tiếp tục gửi tín hiệu thần kinh đến tuyến mồ hôi nằm bên dưới da để tiết ra mồ hôi lên trên bề mặt da, mục đích của việc này là sự bay hơi của mồ hôi sẽ lấy đi nhiệt trên bề mặt da một cách nhanh chóng.

Đổ mồ hôi sẽ giúp làm ẩm, tăng cường hệ miễn dịch cho làn da và tạo điều kiện cho việc hạ nhiệt độ cơ thể.

-Mùa lạnh:

Khi nhiệt độ bên ngoài môi trường giảm, cơ thể sẽ tự giữ nhiệt bằng cách co các mao mạch máu gần bề mặt da lại, tức là hạn chế máu lưu thông qua gần bề mặt da một cách ít nhất có thể, do đó, ít có nhiệt bị mất đi, đây cũng là nguyên nhân cơ thể chúng ta thường hay cảm thấy da tái nhợt vào mùa lạnh.

1. Khái niệm về điểm chuẩn [set-point]

Điều hoà thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm duy trì gần điểm chuẩn 37oC. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức này, tốc độ thải nhiệt cao hơn sinh nhiệt để đưa thân nhiệt trở về 37oC. Ngược lại, khi thân nhiệt giảm dưới điểm chuẩn, tốc độ sinh nhiệt sẽ cao hơn thải nhiệt.

2. Các nơ-ron vùng trước chéo thị giác-dưới đồi trước

Vùng trước chéo thị giác-dưới đồi trước có nhiều nơ-ron nhạy cảm nóng và một ít nơ-ron nhạy cảm lạnh. Những nơ-ron này có chức năng như những cảm biến nhiệt để kiểm soát thân nhiệt.

Khi vùng này bị kích thích nóng sẽ gây tăng tiết mồ hôi và giãn mạch da giúp chống nóng, đồng thời các quá trình sinh nhiệt cũng bị ức chế. Vì vậy, nó cũng được xem là một trung tâm điều nhiệt.

3. Các receptor nhiệt ở da và tổ chức

Các receptor nhiệt ở da bao gồm receptor nhận cảm lạnh và nóng, trong đó receptor nhận cảm lạnh nhiều hơn gấp 10 lần.

Các receptor nhiệt còn tìm thấy ở các tổ chức bên trong cơ thể như tuỷ sống, khoang bụng và quanh tĩnh mạch lớn. Nó cũng phát hiện lạnh là chủ yếu. Tuy nhiên khác với receptor ở da, nó tiếp xúc với nhiệt độ trung tâm hơn là nhiệt độ ngoại vi.

4. Vùng dưới đồi sau - Tích hợp các tín hiệu

Các tín hiệu nhận cảm nhiệt ngoại biên tham gia điều nhiệt chủ yếu là thông qua vùng dưới đồi. Vùng mà các tín hiệu này kích thích nằm ở hai bên rìa của vùng dưới đồi sau. Các tín hiệu nhiệt trung ương từ vùng trước chéo thị giác-dưới đồi trước cũng được truyền về vùng dưới đồi sau. Tại đây, tất cả các tín hiệu nhận cảm nhiệt được tổng hợp lại để kiểm soát quá trình sinh nhiệt và giữ nhiệt của cơ thể giúp điều hoà thân nhiệt.

Video liên quan

Chủ Đề