Tác hại của ô tô

Tác hại của ô tô

Đậu ô tô quá lâu giữa trời nắng nóng có thể làm giảm tuổi thọ của các chi tiết nhựa, cao su trong xe, bong tróc lớp sơn, nổ lốp, gây ra mùi hôi khó chịu…

Thời tiết nắng nóng không những gây nên những tác động tiêu cực đến một số bộ phận trên xe mà còn dễ dẫn đến nguy cơ ngột ngạt, cháy nổ, ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của người ngồi trong khoang lái.

Dưới đây là một số tác hại khó lường trong thời tiết nắng nóng đối với xe ô tô mà các bác tài cần chú ý:

Dễ gây cháy, nổ xe

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, nhiệt độ trong ca-bin xe luôn cao hơn so với với nhiệt độ không khí bên ngoài (chênh lệch từ 5 – 10 độ C). Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nóng bức, người ta ước tính nhiệt độ trong khoang ca-bin có thể chạm ngưỡng 50 độ C (khi xe không bật máy điều hòa). Đây được xem là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với những chiếc xe có trang bị bình chữa cháy, quẹt lửa, nước ngọt có ga…bên trong khoang ca-bin.

Tác hại của ô tô
Để xe ngoài trời nắng dễ gay cháy nổ xe

Do đó, các bác tài nên hạn chế bỏ những vật dễ gây cháy nổ trong khoang ca-bin khi thời tiết nắng gắt. Ngoài ra, nên thường xuyên mở cửa xe để giúp không gian nội thất xe thông thoáng, đỡ ngột ngạt hơn.

Bong tróc lớp sơn bên ngoài

Nếu như xe bạn thường xuyên đậu ngoài trời nắng mà không dùng tấm chắn thì vô tình bạn đã làm hư hại lớp sơn bên ngoài, gây mất thẩm mỹ cho xe. Đặc biệt, nếu “xế cưng” của bạn đang sở hữu lớp sơn thuộc tông màu sậm thì cần phải nên cẩn trọng hơn trong việc đỗ đậu xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tác hại của ô tô
Nếu như xe bạn thường xuyên đậu ngoài trời nắng mà không dùng tấm chắn thì vô tình bạn đã làm hư hại lớp sơn bên ngoài

Gây ngột ngạt, có thể dẫn đến ung thư

Trời nắng nóng khiến nhiệt độ bên trong xe ô tô chênh lệnh khá nhiều so với nhiệt độ không khí bên ngoài. Đặc biệt, nếu như xe thường xuyên đóng cửa, luồng không khí trong xe không được thoát ra ngoài sẽ dẫn đến việc bốc hùi hôi khó chịu, đặc biệt là mùi nhựa, da…gây nên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe hành khách, hay nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư nếu tình trạng trên diễn ra thường xuyên, liên tục.

Giảm tuổi thọ bình ắc-quy

Nhiệt độ không khí tăng cao vô tình làm yếu tố trung gian giúp đẩy nhanh tốc độ phản ứng hóa học và có thể làm bay hơi chất lỏng trong bình ắc-quy. Do đó có thể làm giảm tuổi thọ xe ô tô.

Tác hại của ô tô
Nhiệt độ không khí tăng cao vô tình làm yếu tố trung gian giúp đẩy nhanh tốc độ phản ứng hóa học

Nguy cơ nổ lốp xe

Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp lên mặt đường. Với thời tiết nắng nóng, mặt đường hấp nhụ nhiệt rất nhanh, do đó gây ra những ảnh hưởng không tốt đến lốp xe khi xe liên tục lăn bánh trên đường, trường hợp xấu có thể dẫn đến nổ lốp. Do đó, trong trường hợp thời tiết nắng gắt, bác tài cần nên kiểm tra áp suất lốp thường xuyên, kỹ càng.

  • Xe

Thứ năm, 24/8/2017, 08:17 (GMT+7)

Nitơ-oxit, carbon monoxide, sulfur dioxide, benzen... có trong khí xả đều tác động xấu tới cơ thể nếu con người hít phải với số lượng lớn.

Khí thải xe hơi gồm một số hóa chất độc hại, trong đó có nitơ-oxit (khí NOx), carbon monoxide, sulfur dioxide, benzen, formaldehyde và muội than, tất cả đều có thể gây hại tới sức khỏe con người.

nhung-chat-doc-hai-trong-khi-thai-oto

Khí thải xe hơi tác động xấu tới sức khỏe con người và gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. 

Phần lớn ôtô ngày nay cần xăng/dầu để cung cấp sức mạnh cho động cơ, từ đó xảy ra một số phản ứng cơ học và hóa học đồng thời giúp xe hoạt động. Tất cả những điều này xảy ra phía dưới nắp ca-pô (chủ yếu là việc đốt cháy nhiên liệu), phát thải khí và các hạt - thứ thường được nhắc tới một cách phổ biến là khí xả.

Khí xả chủ yếu là phụ phẩm từ quá trình đốt cháy một số loại nhiên liệu, như dầu, xăng, khí tự nhiên, dầu mazut... Khí xả ôtô thoát ra từ xe và hòa vào môi trường.

Khí xả mang tiếng xấu bởi gây hại cho cả con người lẫn môi trường, nguyên nhân từ sự góp mặt của một số chất vốn nổi tiếng về độ độc hại. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng không phải mọi thành phần của khí xả đều có hại, bởi nó còn gồm cả những thứ không độc, như khí nitơ, hơi nước và carbon dioxide CO2 (dù đó là loại khí nhà kính và yếu tố chính góp phần làm nóng bề mặt địa cầu).

Dưới đây là một số chất độc hại có trong khí thải xe hơi và sự tác động tới con người cũng như môi trường:

Carbon monoxide (CO):

 khí không màu, không mùi, không vị. Con người hít phải quá nhiều khí này sẽ bị giảm khả năng hấp thụ oxy, tổn hại mô nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong. Carbon monoxide là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các vụ ngộ độc khí với các triệu chứng như cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê.

nhung-chat-doc-hai-trong-khi-thai-oto-1

Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, mức độ ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng, phần lớn do số phương tiện giao thông quá nhiều, đồng nghĩa lượng khí thải ra môi trường vượt mức cho phép.

Benzen (C6H6):

Là một chất hữu cơ bay hơi, có mặt tự nhiên trong dầu thô, nên cũng có trong xăng dầu và các khí thải phương tiện xe cộ. Benzen nguy hiểm vì khả năng phá hủy máu. Nó khiến tủy xương không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu, trong khi lại làm tổn thương hệ miễn dịch bằng cách không tạo ra đủ tế bào bạch cầu.

Năm 2013, Cơ quan Y tế Canada từng cảnh báo về sự nguy hiểm của benzen từ khí thải xe hơi, nếu để xe sát hoặc ngay trong nhà. Nó làm tăng nguy cơ ung thư máu và các loại ung thư khác.

Hầu hết các tài xế biết rằng không nên cho xe nổ máy khi vào garage. Tuy nhiên, họ không biết rằng ngay cả khi đã tắt máy, động cơ vẫn tiếp tục giải phóng hơi benzen vào không khí, và lắng đọng trong nhà xe. Ngoài ra, sơn và các dung môi thường được gia chủ để vào garage cũng giải phóng benzen khi chúng bốc hơi từ từ.

Sulfur dioxide (SO2):

Loại khí không màu có mùi khó chịu, thâm nhập qua đường hô hấp gồm mũi, họng, gâyho và khó thở. Trong thời gian dài, loại khí này có thể dẫn tới chứng hen và những trạng thái sức khỏe tương tự khác.

Muội than:

Muội than, hay bồ hóng, là thứ khiến khí xả bay ra từ ôtô có màu đen. Tác hại của muội than rất nhiều, trong đó gồm bệnh cúm, hen suyễn và thậm chí là ung thư. 

Muội than cũng tác động xấu tới môi trường khi thực tế, muội than chiếm hơn 25% ô nhiễm độc hại trong không khí.

Với những chất độc hại kể trên, khí xả, dù bay ra từ một chiếc ôtô cỡ nhỏ hay một nhà máy sản xuất khổng lồ, đều gây thiệt hại nghiêm trọng tới con người cũng như môi trường. Đó cũng là lý do thế giới đang dần hạn chế khí thải hết mức có thể. 

Mỹ Anh