Tại sao bà bầu mọc lông bụng

Mọc lông nhiều khi mang thai là trai con gái? Mọc lông bụng nhiều khi mang thai có sao không? Hãy cùng Blog mẹ yêu con tìm hiểu về sự thay đổi cơ thể này của phụ nữ khi mang thai mẹ nhé.

Mọc lông nhiều khi mang thai có bình thường không?

Tại sao khi mang thai, phụ nữ lại mọc nhiều lông bụng hơn bình thường? Việc mọc lông bụng khi mang thai liệu có bình thường hay không?

1. Tại sao phụ nữ khi mang thai lại mọc nhiều lông bụng?

Tại sao bà bầu mọc lông bụng
Khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ mọc nhiều lông hơn bình thường

Theo các chuyên gia, phụ nữ khi mang thai mọc nhiều lông bụng là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Lý giải cho điều này là vì:

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, một trong số đó là số lượng hormone estrogen tăng cao để nuôi dưỡng bào thai. Lượng hormone estrogen tăng cao kéo theo vấn đề kích thích lông trên cơ thể phát triển, mọc nhiều hơn tại nhiều vị trí như bụng, tay, chân, ngực, vai, hông, thắt lưng thậm chí là mặt. Và khu vực bụng chính là khu vực chịu tác động mạnh nhất.

XEM THÊM:

2. Vậy lông bụng mọc sau bao lâu thì trở lại bình thường?

Tại sao bà bầu mọc lông bụng

Sau sinh khoảng 6 tháng, lượng hormone estrogen trong cơ thể mẹ bầu dần ổn định và quay trở về trạng thái ban đầu. Khi đó, lượng lông trên cơ thể sẽ rụng bớt đi. Do đó, mẹ không phải quá lo lắng về việc mọc lông bụng khi mang thai này nhé.

Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này mà tình trạng này vẫn không được cải thiện hay tình trạng còn trở lên nghiêm trọng hơn thì mẹ nên tới bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Bởi đây có thể là một dấu hiệu của một số loại bệnh nguy hiểm như hội chứng cushing, to đầu chi hay có khối u gần với buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.

Lưu ý: Tốt nhất mẹ không nên tẩy lông, wax hay là triệt lông khi mang thai bởi nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Đặc biệt là trong giai đoạn mà khụ vực ngực và khu vực bụng vô cùng nhạy cảm.

3. Khi nào thì mọc lông bụng khi mang thai báo hiệu nguy hiểm?

Việc mọc lông bụng khi mang thai là hết sức bình thường. Tuy nhiên, tình trạng mọc lông bụng có thể là do sự gia tăng của androgen (một loại hormone sinh dục nam giới giống như testosterone). Nguyên nhân khiến cơ thể tăng lượng androgen được xác định là do:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Uống thước điều trị động kinh.

Việc gia tặng lượng androgen khi chỉ kích thích lông bụng phát triển mà còn gây ra các vấn đề như:

  • Cao huyết áp
  • Mọc mụn trứng cá
  • Kinh nguyệt không đều
  • Tăng cân nhanh
  • Giọng trầm
  • Các khối cơ lớn hơn.

Tuy là rất hiếm gặp nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi. Bởi vậy, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu như có bất kỳ dấu hiệu của việc gia tăng lượng androgen trên và nhớ lịch thăm khám thai định kỳ mẹ nhé.

Mọc nhiều lông bụng khi mang thai là trai hay gái?

Tại sao bà bầu mọc lông bụng
Mọc lông bụng nhiều khi mang thai là trai hay gái

Có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc về vấn đề này, cơ thể mẹ bầu mọc nhiều lông khi mang thai là trai hay gái?. Theo quan niệm dân gian truyền từ đời này qua đời khác thì việc xác định hình dáng và màu sắc của lông bụng có thể giúp chúng ta xác định giới tính của thai nhi, là một dấu hiệu xác định mang thai con trai hay con gái. Cụ thể:

  • Nếu đường lông bụng thẳng, chạy qua rốn và có mầu đậm sẽ sinh con trai.
  • Còn nếu đường lông bụng nhạt, bị đứt quãng và chạy vòng quanh rốn thì có thể là bé gái.

Tuy nhiên chưa hề có một nghiên cứu, một cơ sở khoa học nào chứng minh điều này hay bất kỳ dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái nào là chính xác cả. Và việc xác định chính xác nhất giới tính của thai nhi sớm nhất chính là qua siêu âm. Hãy nhớ điều này mẹ nhé.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Nhiều bà bầu phát hoảng lên rằng lông chân, tóc và đặc biệt là bụng, nơi bình thường không bao giờ thấy sự xuất hiện của "vi ô lông" nay cũng liên tục phát triển trong thời kì thai kì mà không kiểm soát được?

Theo chuyên gia cho biết mọc lông bụng nhiều khi mang thai là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Bởi trong quá trình phụ nữ có bầu, cơ thể có rất nhiều thay đổi nhất là lượng hormone estrogen tăng cao để nuôi lớn bào thai. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó sẽ kích thích lượng lông trên cơ thể mọc lên nhiều hơn trong đó vùng bụng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể mọc lông rậm rạp hơn tại các khu vực khác như: tay, chân, mặt, ngực,...

Chị em đã phải chịu cảnh mệt mỏi vì ốm nghén và những thay đổi trên cơ thể mà giờ còn tự ti vì hình thức khiến nhiều bà mẹ không dám ra đường, đến những nơi đông người.

Một số người tin rằng mọc lông bụng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai bé trai. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho ý kiến trên. Mọc lông bụng chỉ đơn giản cho biết rằng các hormone trong cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để giúp cơ thể nuôi dưỡng con yêu khỏe mạnh.

Lông bụng có phải dấu hiệu sinh bé trai?

Có điều các bà mẹ không cần quá lo lắng, lông bụng sẽ rụng dần sau khi sinh và không mất quá nhiều thời gian để trở lại như trước khi mang thai. Nếu tình trạng này không được cải thiện sau khi sinh con thì các bà mẹ cần kiểm tra lại xem thận có vấn đề do sản sinh ra quá nhiều mức cortisol hay không? Cortisol tăng quá mức trong thời gian mang thai đi kèm với các huyết áp cao, các triệu chứng khác và bạn cần phải chú ý với nó và cần phải điều trị y tế kịp thời.

Kết luận:

Sau khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ gặp những thay đổi lớn đặc biệt là sự thay đổi hormone vì vậy việc mọc nhiều lông hơn là biểu hiện của sự tăng trưởng và phát triển của bé, không phải vấn đề gì nghiêm trọng. Có rất nhiều tin đồn không đúng về những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể và đôi khi khiến các bà mẹ hiểu sai về nó. Không cần lo lắng, điều quan trọng hơn cả là các bà mẹ cần tìm hiểu làm sao để chăm sóc thai nhi có sức khỏe tốt nhất, phát triển khỏe mạnh.

Hạ Tú (Theo Công lý & xã hội)