Tại sao bị suy dinh dưỡng

Bé bị suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ nhỏ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, tình trạng này để lại hậu quả nặng nề khiến cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất, trí tuệ, sức đề kháng, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao ở trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

1. Tìm hiểu về chung về tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng?

1.1 Tình trạng bé bị suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là khái niệm chỉ tình trạng trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng của trẻ.

Hiện nay có thể phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ thành 3 thể phổ biến:

– Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Đây là tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới và được xác định khi cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn này là dưới -2SD. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng tại thời điểm diễn ra đánh giá.

– Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: Tình trạng này là trẻ chậm tăng trường kéo dài dẫn đến việc trẻ không đạt được chiều cao tiêu chuẩn và được xác định khi chiều cao của trẻ thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới tính là dưới -2SD. Thể thấp còi phản ánh tình trạng trẻ chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trước đó hoặc có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do người mẹ bị thiếu dinh dưỡng lúc mang bầu.

– Bé suy dinh dưỡng thể gầy còm: Đây là tình trạng mà khi tiêu chuẩn cân nặng theo chiều cao của trẻ bị tụt đáng kể so với trị số nên có ở quần thể tham khảo và được xác định và đánh giá khi cân nặng theo chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng giới và cùng tuổi là -2SD. Thể gầy còm còn phản ánh tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng trẻ không lên cân và tụt cân trong khoảng thời gian dài.

Bé bị suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ nhỏ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, tình trạng này để lại hậu quả nặng nề khiến cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất, trí tuệ, sức đề kháng

1.2 Bé bị suy dinh dưỡng thấp còi do những nguyên nhân nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng như: thiếu cung cấp, tiêu hao dưỡng chất hoặc do cả hai nguyên nhân trên.

Trẻ suy dinh dưỡng do thiếu cung cấp:

– Trẻ không được cung cấp đầy đủ lương thực và thực phẩm.

– Trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn và ăn không đủ nhu cầu.

– Chế độ ăn uống của trẻ không phong phú, cha mẹ chưa biết cách chế biến phù hợp, khoa học khiến trẻ thiếu năng lượng và dưỡng chất.

Bé suy dinh dưỡng bởi tiêu hao dưỡng chất:

– Trẻ bị bệnh trong khoảng thời gian dài.

– Trẻ bị chứng rối loạn tiêu hóa hoặc kém hấp thu.

– Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

– Trẻ thất thoát các chất dinh dưỡng do các bệnh lý khác.

Chế độ ăn uống của trẻ không phong phú, cha mẹ chưa biết cách chế biến phù hợp, khoa học khiến trẻ thiếu năng lượng và dưỡng chất gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

3. Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được điều trị và chăm sóc như thế nào?

– Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, dưỡng chất nhằm phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.

– Tăng lượng ăn của trẻ lên mỗi ngày bằng cách tăng số lần trẻ ăn trong ngày, cho trẻ ăn nhiều món trong cùng một bữa ăn.

– Có thể cho trẻ ăn càng đặc càng tốt, thêm lượng dầu mỡ vào thức ăn của trẻ và dùng các loại thực phẩm giàu năng lượng.

– Cho trẻ bú mẹ kéo dài sau 12 tháng, nếu sữa mẹ không đủ, mẹ có thể lựa chọn các loại sữa công thức thay thế.

– Theo dõi sức khỏe của trẻ, cho trẻ đi khám Nhi nội tiết để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng cha mẹ cần cho trẻ đi khám Nhi nội tiết để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

4. Cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ như thế nào?

– Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, đặc biệt là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

– Tập cho trẻ ăn dặm cho trẻ bắt đầu được 6 tháng tuổi, cần bổ sung cho trẻ đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng bao gồm: bột, đường, đạm, chất béo và duy trì sữa mẹ đến thời gian trẻ được 2 tuổi. Nếu không đủ sữa, mẹ có thể thay thế cho trẻ bằng các loại sữa thay thế khác.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giúp trẻ phòng tránh được các bệnh lây nhiễm đường ruột, giun sán… Hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn.

– Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ từng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng và phát hiện sớm các nguy cơ và can thiệp sớm nếu có.

– Tuân thủ lịch tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng/lần.

– Khuyến khích cho trẻ vận động và tập thể dục thường xuyên bởi tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra bình thường và bài tiết các độc tố không mong muốn ra ngoài cơ thể.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ từng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng và phát hiện sớm các nguy cơ và can thiệp sớm nếu có.

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, do đó khi trẻ có dấu hiệu giảm cân, đứng cân cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi nội tiết để được bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị đúng cách, tránh tâm lý chủ quan sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến người đã trưởng thành. Trong đó, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan xuất phát từ cha, mẹ của trẻ trong cách chăm sóc cũng như trong chế độ bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời. Cùng tham khảo một số nguyên nhân thường gặp sau đây:

Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu đúng cách giúp tránh suy dinh dưỡng cho bé.

1. Chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng thiết yếu

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em chính là chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất dinh dưỡng. Phần lớn do một số cha, mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con trẻ như:

  • Cai sữa sớm cho trẻ hay cho trẻ bú sữa ngoài thay vì bú sữa mẹ: sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ em. Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và không nên cai sữa sớm cho trẻ. Một số các bà mẹ cai sữa sớm cho trẻ mà không bổ sung lại đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như khi bú sữa mẹ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhiều nhất.
  • Cho bé ăn dặm không đúng cách: cai sữa sớm và cho bé ăn dặm để bé cứng cáp hơn là một quan điểm sai lầm nếu như các mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần: trẻ em cần nhiều năng lượng cho sự phát triển thể trạng và trí óc. Chúng rất hiếu động và chạy nhảy thường xuyên để khám phá thế giới xung quanh. Nếu không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ thì lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng hấp thụ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

2. Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Những bệnh lý trẻ thường mắc phải là: viêm đường hô hấp, tiêu chảy,..nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ thì sác xuất mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ bình thường. Khi bệnh trẻ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn. Những kháng sinh trong thuốc không chỉ tiêu diệt các vi trùng gây hại cho cơ thể, mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.

Biếng ăn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

3. Sinh non, thiếu sữa mẹ bổ sung lúc đầu đời

Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là thực phẩm không thể thay thế trong những năm đầu đời của trẻ. Với những trường hợp các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít và phải bổ sung thêm sữa ngoài thì nên chú ý bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ. Không nên cho bé ăn dặm khi dưới 4 tháng tuổi và cai sữa khi dưới 1 năm tuổi.

4. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng như sau:

  • Biếng ăn hoặc ăn ít.
  • Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
  • Chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
  • Mọc răng chậm.
  • Da xanh xao.
  • Cơ nhão, không săn chắc.
  • Chậm biết đi.
  • Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Tóc thưa, dễ rụng.
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

Cha mẹ cần quan sát chế độ ăn cũng như sự phát triển thể trạng của bé. Nên đưa bé đến các cơ quan y tế khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chiều cao cũng như cân nặng của bé thường xuyên, phát hiện kịp thời những biểu hiện của suy dinh dưỡng để có thể điều trị bệnh sớm và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé kịp thời. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc phòng và điều trị bệnh lý suy dinh dưỡng ở trẻ em. Từ đó, có thể kịp thời đưa ra phương hướng điều trị hợp lý, cho bé sự phát triển bình thường như bao trẻ khác.

Xem thêm các chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề