Tại sao cắt tầng sinh môn vị trí 7h

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của tầng sinh môn

Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ có chiều dài khoảng 3 - 5 cm, đây là một mô tế bào nằm giữa âm đạo và hậu môn.

 Chúng được cấu tạo gồm 3 tầng: tầng sâu có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.

 Tầng nông có 5 cơ là cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn; trong đó cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sâu, 4 cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.

Tầng giữa gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ này đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.

Có thể nói tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh sản và sinh dục nữ vì chúng có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang; nơi đây cũng là cửa giao hợp để tiếp nhận tinh trùng của người nam vào trong tử cung, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho phụ nữ.

Khi người phụ nữ sinh đẻ, tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng giúp cho trẻ sinh ra được an toàn và dễ dàng hơn do tầng sinh môn sẽ giãn nở để đưa trẻ sơ sinh ra bên ngoài. Nếu tầng sinh môn không giãn nỡ tốt, đặc biệt là đối với người phụ nữ sinh đứa con so đầu lòng có tầng sinh môn còn vững chắc sẽ dẫn đến tình trạng tầng sinh môn bị rách gây tổn thương. Trường hợp này ngoài ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, chúng còn có thể làm cho người phụ nữ bị suy giảm chất lượng sinh hoạt tình dục khi giao hợp, gây đau rát, mất hứng thú và khó đạt được khoái cảm...; một số bị rơi vào tình trạng lo lắng, buồn phiền, lãnh cảm... ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Trên thực tế khi sinh nở thường, bộ phận sinh dục nữ sẽ dần mở rộng các cơ để trẻ sơ sinh được dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên việc mở rộng và giãn ra cũng có khả năng giới hạn, nhất là khi trẻ sơ sinh có đầu quá to hoặc có trọng lượng khá lớn; lúc này việc sinh nở sẽ trở nên khó khăn hơn. Để xử trí tình trạng gặp phải, các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải thực hiện chủ động một thủ thuật nhỏ là cắt một đường ngắn trên tầng sinh môn để mở rộng giúp cho trẻ sơ sinh được chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố gắng rặn để sinh đẻ làm rách tầng sinh môn. Vết khâu lại tầng sinh môn bị rách sẽ không được thẩm mỹ bằng việc khâu lại vết cắt chủ động mở rộng trên tầng sinh môn.

Thủ thuật cắt tầng sinh môn

Mặc dù cắt tầng sinh môn là một thủ thuật nhỏ trong ngành sản khoa thường được thực hiện khi người phụ nữ sinh đẻ nhưng không phải ai cũng áp dụng thủ thuật này. Đối với một số người mẹ có khả năng sinh đẻ dễ dàng hoặc mang thai nhi nhỏ bé có thể bỏ qua thủ thuật nhưng nếu gặp các trường hợp khác nên chủ động chuẩn bị việc cắt tầng sinh môn để giúp cho sự sinh nở dễ dàng hơn như: người phụ nữ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo hoặc đáy chậu có phù nề, đầu thai nhi có đường kính lớn, cơ co bóp tử cung của người mẹ không đủ mạnh, người mẹ mang thai đã 35 tuổi hoặc hơn; sản phụ mắc bệnh tim, có hiện tượng tăng huyết áp trong thai kỳ; cổ tử cung đã mở rộng, đầu thai nhi đã xuống thấp nhưng có dấu hiệu suy thai...

Cắt tầng sinh môn là một phẫu thuật nhỏ được bác sĩ hay nữ hộ sinh thực hiện cắt ở phần đáy chậu của sản phụ lúc sinh để làm cho cửa âm đạo mở lớn hơn. Thực tế khi đầu của trẻ sơ sinh được đẩy mạnh khá chặt vào đáy chậu sẽ có thể dẫn đến nguy cơ gây rách tầng sinh môn, nhất là đối với sản phụ sinh con so đầu lòng với tầng sinh môn còn vững chắc. Lúc này bác sĩ hay nữ hộ sinh chủ động thực hiện một vết cắt ở tầng sinh môn dài khoảng 2 - 4 cm để mở rộng âm đạo và âm hộ, phòng ngừa tình trạng rách tầng sinh môn không mong muốn nhằm giúp cho trẻ sơ sinh được đẩy lọt ra ngoài một cách dễ dàng khi sản phụ rặn đẻ từ động tác co bóp tử cung và thành bụng.

Thông thường sản phụ được tiêm thuốc gây tê tại chỗ ở phần đáy chậu trước khi cắt tầng sinh môn, nếu sản phụ đã được thực hiện phương pháp sinh đẻ không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng thì không cần gây tê tại chỗ nữa vì khu vực này đã được làm tê. Thủ thuật cắt tầng sinh môn thường được tiến hành khi sản phụ có biểu hiện cơn co bóp tử cung và rặn đẻ lúc cơn co lên đến đỉnh điểm và trẻ sơ sinh đang có dấu hiệu đẩy lọt ra ngoài một cách thuận lợi.

Một số sản phụ do quá đau vì cơn co bóp tử cung nên không cảm nhận được cảm giác đau của thủ thuật cắt tầng sinh môn, một số sản phụ khác được can thiệp bằng thuốc gây tê tại chỗ từ trước nên cũng giảm bớt cảm giác đau khi cắt tầng sinh môn; nếu sản phụ có cảm nhận thì chỉ nhận biết được một vết cắt xảy ra rất nhanh, cảm giác đau chỉ nhói lên một chút thoáng qua.

Hiện nay, việc thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn cho phụ nữ khi sinh con vẫn đang còn được các nhà khoa học bàn luận với nhiều ý kiến khác nhau nhằm giảm bớt can thiệp thủ thuật. Tuy nhiên đối với những sản phụ sinh con so đầu lòng và một số trường hợp đã được nêu ở trên, các nhà khoa học khuyến cáo nên chủ động thực hiện thủ thuật này vì một vết cắt tầng sinh môn chủ động bao giờ việc xử trí khâu lại cũng dễ dàng và thẩm mỹ hơn vết rách tầng sinh môn xảy ra một cách bị động.

Vết rách tầng sinh môn có cạnh da rách không khớp tốt với nhau và có những chỗ lởm chởm, lớp cơ trong tầng sinh môn có thể bị tổn thương, có nhiều máu chảy ra từ vết rách với các mức độ khác nhau như: mức 1 có vết rách gây tổn thương da, mức 2 có vết rách ảnh hưởng đến vùng cơ, mức 3 có vết rách kéo dài dọc theo đáy chậu và vào đến hậu môn, mức 4 có vết rách kéo dài ảnh hưởng đến đáy chậu, hậu môn và cả mô ruột. Vì vậy thủ thuật chủ động cắt tầng sinh môn để mở rộng âm đạo và âm hộ cho một số đối tượng sản phụ sẽ giúp cho việc sinh đẻ dễ dàng, trong đó có sản phụ sinh con so đầu lòng sẽ có nhiều ưu điểm hơn là để tầng sinh môn tự rách khi sinh. Vấn đề cần lưu ý là không nên lạm dụng khi thấy không cần thiết phải can thiệp cắt tầng sinh môn trong một số trường hợp.

Xử lý tầng sinh môn sau khi đã cắt

Sau khi trẻ sơ sinh ra đời, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải khâu lại tầng sinh môn đã cắt bằng kim khâu và chỉ khâu. Thủ thuật này giúp tầng sinh môn được tái tạo hồi phục và có sự thẩm mỹ trở lại như trước. Trường hợp sản phụ có cảm giác cảm nhận có vết rách ở bên trong âm đạo, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh phải kiểm tra kỹ và khâu lại.

Thực tế tùy theo mức độ sâu và rộng của vết cắt tầng sinh môn để xử lý các mũi khâu phù hợp. Thời gian khâu lại vết cắt tầng sinh môn thường thực hiện trong khoảng thời gian 20 phút với lượng thuốc gây tê được tiếp tục can thiệp thêm nên sản phụ sẽ không bị đau đớn.

Lưu ý khi khâu xong tầng sinh môn phải vệ sinh vùng kín sạch hàng ngày; lúc đại tiện hoặc trung tiện nên dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu để tránh bị đau buốt; chọn đồ lót thoáng, rộng, sạch sẽ; vận động nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông để vết thương bớt sưng; ăn nhiều rau quả, trái cây và uống nhiều nước để tránh táo bón; không được quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu được phục hồi và lành hẳn.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Ở người phụ nữ, tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung như bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Khi sanh, tầng sinh môn phải giãn mỏng và mở ra để các phần của thai nhi lần lượt thoát ra ngoài. Trong giai đoạn sổ thai, nếu tầng sinh môn không giãn tốt sẽ dễ bị rách và có thể tổn thương. Vì vậy để an toàn cho cuộc đẻ các y bác sĩ sẽ chủ động rạch tầng sinh môn để vết rách không bị rách tung và bé không bị những sang chấn không mong muốn

Chỉ định cắt tầng sinh môn

Người mẹ

– Âm hộ hẹp, tầng sinh môn ngắn và rắn [con so].

– Âm hộ và tầng sinh môn phù nề do chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn.

Thai nhi

– Thai to

– Thai non yếu, thiếu tháng, tránh sang chấn đầu khi thai qua tầng sinh môn

– Ngôi chỏm sổ kiểu chẩm cùng, đầu hậu trong ngôi mông

Các công tác chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

– Nữ hộ sinh, y sĩ, bác sĩ chuyên khoa Phụ sản.

Phương tiện

– Hộp cắt, khâu tầng sinh môn [kéo thẳng, kim, kẹp đầu kim, chỉ catgút và lanh, gạc củ ấu, thuốc gây tê novocain 2%].

Sản phụ

– Ðược hướng dẫn cách rặn và ta cắt tầng sinh môn khi rặn.

Các bước tiến hành

Nguyên tắc

Cắt đúng lúc, không quá sớm cũng không quá muộn, cắt khi âm hộ và tầng sinh môn đã phồng căng do ngôi thai đã xuống sâu trong âm đạo, cắt lúc có cơn co tử cung và sản phụ đang rặn. Cắt như vậy thì sản phụ sẽ đỡ đau.

Khi đỡ đầu hậu ở ngôi mông có thể cất ngay từ trước khi sổ đầu.

Kỹ thuật

Vô cảm: gây tê vùng âm hộ tầng sinh môn bằng novocain 2%, 5 – 10ml.

Vị trí cắt:

Vị trí 7 giờ, cắt ở bờ âm hộ giữa trên và dưới, cắt chếch từ trên xuống dưới và ra ngoài, chếch 45o so với đường trục âm hộ, đường cắt trung bình dài 4 – 5cm tùy theo mức độ cần thiết. Như vậy sẽ cắt một phần cơ thắt âm hộ, cơ ngang nông và sâu cùng với thành âm đạo và da vùng tầng sinh môn.

Thường chỉ cắt một bên là đủ, hãn hữu trong những ngôi to sổ khó có thể cắt cả hai bên.

Phương pháp cắt: cắt bằng kéo thẳng, lưỡi dài và sắc, dùng hai ngón tay cho vào âm đạo nâng vùng định cắt lên và lùa một bên lưỡi kéo vào và cắt một nhát nhanh gọn khi đang rặn.

Khâu phục hồi tầng sinh môn:

– Thường khâu phục hồi tầng sinh môn sau khi sổ rau

– Rửa sạch vùng âm hộ tầng sinh môn, trải khăn vô khuẩn, mặc áo, đi găng tay vô khuẩn.

– Cách khâu: Ðặt một bấc to vào âm đạo trên chỗ cắt để cho máu rỉ từ tử cung ra không cản trở thủ thuật. Người phụ dùng van banh rộng âm đạo ra cho dễ khâu. Vết cắt gồm ba tổ chức là thành âm đạo, cơ tầng sinh môn và da, được khâu làm 3 lớp:

  • Lớp âm đạo: khâu từ trong ra ngoài, khâu mũi rời bằng catgút số 0 hay 1. Mũi khâu lấy tất cả bề dầy của thành âm đạo, không những lớp niêm mạc mà cả lớp cơ cho tổ chức liên kết xung quanh [dầy ít ra từ 5 – 7mm]. Cẩn thận cho hai mép của vết cắt khớp đúng với nhau và khi khâu đến âm hộ phải lấy nếp màng trinh và đường ranh giới giữa niêm mạc âm đạo và da tầng sinh môn làm chuẩn.
  • Lớp cơ: khâu cơ mũi rời với chỉ catgút số 0 hay số 1. Cẩn thận đừng để lại những khoảng trống dưới cơ và da, vì vậy nên khâu sâu gần tới da.
  • Lớp da: khâu mũi rời với chỉ lanh. Có thể khâu liền lớp cơ và lớp da thành một thì, như vậy mũi khâu phải móc sâu tới lớp cơ. Cũng có thể khâu lớp da bằng chỉ chromic 00, khâu liền mũi dưới da, sẹo đẹp hơn. Cuối cùng sát khuẩn, lau khô, phủ gạc vô khuẩn và cho đóng khố.

Theo dõi và xử lý các tai biến khi cắt tầng sinh môn

Theo dõi

Phải hết sức chu đáo.

Nếu giữ vết khâu luôn được sạch và khô thì vết khâu sẽ liền tốt. Bởi vậy phải cho sản phụ đóng khố vô khuẩn, năng thay khố, lau sạch và thấm khô vùng âm hộ, tầng sinh môn và nhất là sau mỗi lần ỉa đái. Có thể rắc bột kháng sinh nếu cần, nhưng không nên dùng các loại thuốc nước hay thuốc mỡ. Cắt chỉ vào ngày thứ 5.

Nếu không liền có thể khâu lại ngay nếu vết khâu sạch không có mủ, thường thì vết khâu bị toác do nhiễm khuẩn, do đó không nên khâu lại ngay, để một thời gian mới khâu lại.

Xử lý

Chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu: khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau.

Nhiễm khuẩn: cắt chỉ tầng sinh môn cách quãng, rửa sạch, kháng sinh tại chỗ và toàn thân.

Benh.vn

Video liên quan

Chủ Đề