Tại sao cha mẹ không cho mua điện thoại

Khi tôi, một giáo viên chủ nhiệm lớp 11, hỏi: "Phụ huynh ơi, có ai nghiện điện thoại di động không?". Chẳng một ai thừa nhận. Nhưng hãy nghe những gì các bậc cha mẹ hay phàn nàn với giáo viên: "Các con bây giờ nghiện điện thoại quá cô ạ, suốt cả ngày ngồi ôm điện thoại, vừa chơi lại vừa nói chuyện với nhau tới tận đêm".

"Vì sao con lại có điện thoại, muốn chơi được phải có internet, từ đâu ạ?", tôi hỏi ngược. Một vị phụ huynh không ngần ngại nhận ra cái sai chung trước mặt mọi người nhưng vẫn băn khoăn: "Nhưng thời công nghệ 4.0 mà lại cấm con dùng điện thoại à?".

Đúng vậy, internet và điện thoại thông minh đem tới cho chúng ta một nguồn thông tin vô tận với tốc độ "tia chớp", sao lại cấm được? Chỉ là chúng ta phải sử dụng những phương tiện đó làm sao cho hợp lý, chứ không thể lệ thuộc vào chúng. Phụ huynh ơi, ngày ngày cầm trên tay điện thoại, có trong nhà smartTV, lại cả máy tính nữa và thiết bị nào cũng có kết nối wifi, nhưng các vị có biết tài khoản Facebook của con? Thấy con chơi điện tử cả ngày nhưng các vị có biết con thích trò chơi gì, tài khoản game của con là gì chưa?

Các con đang "sống ảo" thì người lớn phải vào tận thế giới ảo, phải biết đường trở về thế giới thực tại thì mới dẫn lối được cho con cái theo. Hay đơn giản thôi, cả nhà dùng thiết bị công nghệ chung một khung giờ, dành thời gian cho nhau nhiều hơn để bố mẹ, con cái gần nhau hơn thì các con cũng sẽ tự điều chỉnh chính mình. Giống như mẹ dám từ bỏ được cái tivi để thôi những giọt nước mắt cho những nhân vật trong phim hay giống như bố dám từ bỏ màn hình để thôi những tung hô "vào...".

Khi tôi đặt câu hỏi: "Đã có vị phụ huynh nào vào kiểm tra góc học tập của con mình chưa ạ?". Vị phụ huynh trả lời: "Lúc nào vào bàn học cũng thấy bừa bộn, nhắc con dọn dẹp mà nó không làm ngay, tới mức phát cáu lên thì con mới khó chịu đi làm.Dọn xong rồi mấy hôm sau vào lại lôi ra được cả đống giấy vụn nhét khắp ngóc ngách, sự việc cứ như vậy lặp lại mà tôi thấy nản, nói với con hết lý lẽ mà nó có chịu nghe đâu".

Tôi rất hiểu cảm giác bất lực của cá phụ huynh học sinh trong việc chỉ dạy con cái, từ những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhất như: ngăn nắp, sạch sẽ. Thế nhưng, phụ huynh ơi, đừng sống mãi với cảm giác ấy. Bởi để làm được việc đơn giản ấy cũng cần phải có cả một phương pháp nổi tiếng 5S của người Nhật đang được truyền dạy, với mô hình kinh doanh hiệu quả trên khắp thế giới mà. Tất nhiên, việc của con em mình mang tính cá nhân nhiều hơn, nhưng tập thể phát triển được là dựa trên các cá nhân.

Tâm sự thực lòng với phụ huynh học sinh trên cùng cương vị, tôi đặt ra vấn đề: liệu rằng con cái không nghe lời cha mẹ hay cách làm đó của chính chúng ta chưa mang lại hiệu quả? Chúng ta đang làm sống lại hình ảnh của chính mình khi còn đang là học sinh cấp ba như các con bây giờ. Vậy là cha mẹ của thế kỷ XX đang dạy con ở thế kỉ XXI, hình ảnh của con bây giờ hẳn phải là ký ức của chính cha mẹ.

>> Nhiều cha mẹ Việt thích 'lớn' thay con

Để thay đổi được con cái chúng ta – những vị phụ huynh cần phải thay đổi mình trước tiên. Thay vì chỉ cáu giận nhắc nhở con cái, hãy dành thêm thời gian cùng con dọn dẹp, truyền đạt những kinh nghiệm sắp xếp đồ đạc của bản thân để con xử lý nhanh gọn "bãi chiến trường" của mình. Việc này chắc hẳn cũng có nhiều bậc cha mẹ từng làm. Thế nhưng chỉ làm một vài lần thì chưa thể thành thói quen được, chúng ta là người lớn "thực sự" rồi mà còn không bỏ ra được chút ít thời gian hàng ngày, hàng tuần vào dọn cùng con, thì các con đang tuổi mải ăn mải chơi, quên không làm là điều đương nhiên.

Và rồi, cha mẹ nhắc con trong trạng thái khó chịu thì con cái cũng nhận nhiệm vụ mà chẳng hề dễ chịu. Chúng ta cứ vui vẻ nhắc nhở, vui vẻ hướng dẫn, vui vẻ cùng làm, vui vẻ nhận xét thì chắc chắn mọi việc cũng sẽ dần "vui vẻ" thôi.

>>Đừng bắt con giỏi tiếng Việt khi ba mẹ lười đọc sách

Các con chính là những hình ảnh của bố mẹ qua gương. Phụ huynh hãy dám thay đổi mình sẽ thấy không hề dễ như lời mình nói với các con. "Lời nói đi đôi với việc làm", lời Bác dạy phải là phương trâm dành cho cả phụ huynh, giáo viên và các học sinh. Đừng mãi chỉ nghĩ đó là việc học của con mà quên mất việc làm gương cho con cái của mình. Để bắt đầu thay đổi được bản thân cũng đừng tham vọng quá, hãy vạch ra những việc cụ thể, đơn giản và nhất là phải tự đánh giá được hiệu quả thay đổi của chính mình thì ắt hẳn chúng ta sẽ cùng con cái cởi mở với nhau hơn, dễ dàng hiểu nhau hơn, dễ dàng thông cảm hơn. Và nhất là để mỗi dịp họp phụ huynh, chúng ta cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm từ thực tế để gia đình – nhà trường – học sinh trở thành một liên kết thống nhất với mục tiêu cuối cùng: "học sinh trở thành những công dân hạnh phúc".

>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trangÝ kiếntại đây.

Nhàn Phùng

Trẻ em có thể học hỏi được gì từsmartphone?

'Sách haysmartphonekhông quyết định nhận thức của trẻ em'

Bàn luận về vấn đề này, trên các diễn đàn "nuôi dạy trẻ" luôn dấy lên những luồng ý kiến trái chiều, khiến các ông bố bà mẹ hiện đại rất "đau đầu" để đưa ra một lựa chọn đúng đắn.

Trẻ dùng điện thoại với mục đích gì?

Để đi đến quyết định có nên cho trẻ dùng điện thoại di động hay không, các bậc cha mẹ cần xác định rõ mục đích chính của việc này là gì.

Với công dụng của chiếc điện thoại thì nhu cầu chính sẽ là để liên lạc khi có những việc cần thiết hoặc giúp kiểm soát trẻ một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, có nhiều lý do ngăn cách cha mẹ và con cái như công việc, lịch học bận rộn… Một thiết bị di động sẽ giúp đôi bên liên lạc, trao đổi và kiểm soát lịch trình của nhau dễ dàng hơn.

Ngoài ra, điện thoại thông minh cũng là công cụ học tập đắc lực của trẻ nhỏ. Với những thiết bị này, trẻ có thể chủ động hơn trong việc học tập, tìm kiếm thông tin, kiến thức mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên.

Phần lớn các thiết bị di động thông minh ngày nay hỗ trợ rất nhiều chương trình học tập hữu ích, rèn luyện tiếng anh, các trò chơi giải trí... giúp cho trẻ có thể vừa học tập, vừa thư giãn, tạo thêm động lực để trẻ có thể đạt được những kết quả tốt nhất trong học tập.

Xác định được mục đích chính của việc cho con dùng điện thoại sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã điện thoại phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Làm sao quản lý việc sử dụng điện thoại của con một cách hiệu quả?

Bên cạnh nhiều lợi ích, chiếc điện thoại cũng mang đến nhiều mối nguy cơ  ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trẻ.

Tác hại phổ biến nhất chính là trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, đặc biệt là dùng cho mục đích chơi game, xem phim… Vì sự lạm dụng này, thị lực nói riêng và sức khỏe tổng thể của trẻ nói chung sẽ giảm sút.

Trẻ cũng sẽ có xu hướng bỏ qua những tương tác bên ngoài với bố mẹ, bạn bè và xã hội khi quá chú tâm vào màn hình điện thoại, khả năng giao tiếp và ứng xử cũng không được nâng cao.

Câu trả lời cho vấn đề này chính là: khi trao quyền sở hữu một chiếc điện thoại cho con trẻ, các bậc phụ huynh cần thiết lập những quy tắc nghiêm ngặt.

Tỉ phú Bill Gates đã được các chuyên gia về nuôi dạy tra khen ngợi khi đặt ra những quy tắc công nghệ cho con như: thời gian sử dụng các thiết bị bao gồm tivi, máy tính, điện thoại đều có giới hạn cụ thể, rõ ràng, không được phép dùng điện thoại trong suốt bữa ăn, mỗi ngày đều có một thời gian "tắt điện thoại", có nghĩa là đến khung giờ này phải tắt điện thoại để tập trung cho những công việc khác.

Chị Janelle, một phụ huynh ở bang Massachusetts, Mỹ cũng được biết với bản "hợp đồng" gồm 18 điều khoản đưa ra khi cho cậu con trai 13 tuổi của mình sử dụng điện thoại. Trong đó, có nhiều điều khoản được cho là rất hợp tình hợp lý, như: "Từ 7h30 các tối trong tuần và từ 9h tối cuối tuần, con phải đưa điện thoại cho bố hoặc mẹ. Bố mẹ sẽ tắt điện thoại cho đến 7h30 sáng hôm sau để đảm bảo việc học và làm bài của con cũng như tôn trọng các bạn khác không bị làm phiền."

Thiết lập một hệ thống quy tắc nghiêm chỉnh chính là phương pháp hữu hiệu nhất của các bậc phụ huynh, nhằm ngăn chặn tối đa những tác hại của điện thoại đối với sự phát triển tự nhiên của con trẻ.

Quản lý chi phí sử dụng điện thoại của con một tiết kiệm, hiệu quả

Chi phí cho cước thuê bao và dữ liệu 3G/4G có thể không quá lớn, nhưng cũng đủ là một nỗi vướng bận của nhiều vị phụ huynh, đặc biệt là những người bận rộn khi mỗi tháng đều phải chích ra một khoản tiền nhất định.

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều gói cước cho phép sử dụng với nhiều thuê bao nhằm đem tới trải nghiệm tiện lợi nhất cho khách hàng. Trong số đó, dịch vụ mFamily cung cấp bởi MobiFone cho phép thành viên trong nhóm gọi cho nhau hoàn toàn miễn phí.

Chỉ với 15.000đ/một thuê bao/một tháng, các thành viên còn có thể gọi cho các thuê bao ngoài nhóm với mức giá ưu đãi, chỉ 440đ/phút nội mạng và 780đ/phút ngoại mạng, rẻ hơn 30% cước phí cho các thuê bao đơn lẻ.

Gói mFamily cũng có thể được đăng ký với các gói 3G/4G hiện hành.

Với dịch vụ mFamily, các bậc phụ huynh sẽ không phải lo lắng về cước phí thuê bao của con mình. Đây được đánh giá là một trong những gói cước nhóm có chi phí tiết kiệm, dễ quản lý nhất trên thị trường.

Đại diện MobiFone chia sẻ: "Những gói cước như mFamily được xây dựng trên cơ sở tạo ra lợi ích lâu dài và xây dựng mối quan hệ gắn kết, bền vững với khách hàng. Với mục tiêu lấy con người là nòng cốt, MobiFone sẽ chú trọng vào các hoạt động chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tiếp tục khẳng định vị thế của nhà mạng nhiều năm được tôn vinh chăm sóc khách hàng tốt nhất".

Thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng truy cập website //mobifone.vn/wps/portal/public hoặc liên hệ đường dây nóng 9090 để được tư vấn.

BẠCH HÀ

Video liên quan

Chủ Đề