Tại sao có bầu ngực lại đau

Đau ngực cấp tính – một triệu chứng rất nhạy cảm ở môi trường cấp cứu. Và nó đặc biệt được quan tâm ở đối tượng là thai phụ. Có nhiều nguyên nhân bệnh lý có thể gây ra đau ngực, ngoài việc loại trừ tất cả những nguyên nhân nguy hiểm có thể, các bác sĩ cần tìm hiểu đặc điểm đau ngực ở phụ nữ có thai thật kỹ lưỡng để chẩn đoán chính xác và điều trị. Bài viết sau đây sẽ liệt kê các nguyên nhân gây ra đau ngực. Sau đó sẽ giới thiệu nguyên nhân thường gặp nhất ở thai phụ cũng như những nguyên nhân nguy hiểm nhất.

1. Những nguyên nhân nào gây ra đau ngực cấp tính? 

Do tim:

  • Cơn đau thắt ngực ổn định.
  • Cơn đau thắt ngực không ổn định.
  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Viêm màng ngoài tim cấp.

Do mạch máu:

  • Bóc tách động mạch chủ.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Tăng áp động mạch phổi.

Do mô phổi:

  • Viêm phổi/màng phổi.
  • Viêm khí phế quản.
  • Tràn khí màng phổi.

Do các nguyên nhân hệ tiêu hoá:

  • Trào ngược thực quản dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày.
  • Bệnh túi mật.
  • Viêm tuỵ cấp.

>> Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay.  Nhấn vào đây để tìm hiểu về Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả trào ngược dạ dày thực quản.

Do cơ xương khớp:

  • Viêm sụn sườn.
  • Bệnh đốt sống cổ.
  • Chấn thương.

Do nhiễm trùng:

Do tâm lý:

2. Đặc điểm của từng nhóm nguyên nhân đau ngực

Do tim

  • Tim thiếu máu nuôi: Tim vốn được cung cấp máu nuôi bởi động mạch vành.

Cơn đau thường có cảm giác như bị đè ép, siết chặt hoặc như cháy bỏng trong lồng ngực thậm chí là thấy khó thở. Cơn đau do tim thiếu máu nuôi có thể di chuyển đến nhiều nơi khác, nhưng không bao giờ lan xuống dưới quá rốn hoặc lan lên trên quá hàm trên.

  • Màng bao xung quanh tim bị viêm:

Thường chỉ khi cảm giác đau khi màng này bị nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể đau ngực khi ho, khi hít thở hoặc đổi tư thế. Nuốt cũng có thể làm cảm giác đau ở bệnh nhân tăng lên. Đau do màng tim bị viêm khác biệt với đau do tim, nó đôi khi có thể lan đến vai hoặc cổ.

Do mạch máu

Sự rách + tách lớp của động mạch chủ.

Vị trí đau thường phản ảnh vị trí bóc tách, nếu đau giữa ngực thì gợi ý bóc tách động mạch chủ đoạn đầu. Nếu đau sau lưng gợi ý bóc tách động mạch chủ đoạn sau. Nguy cơ mắc phải bệnh lý này chỉ khoảng 3 trên 100.000 người và thường xảy ra ở những đối tượng bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Huyết khối ở động mạch phổi thường xuất phát từ tĩnh mạch chân di chuyển lên tim cuối cùng là đến phổi

Thông thường, đau do tắc động mạch phổi tương đối hiếm gặp. Cũng như tính chất của đau do tắc mạch phổi khá giống với viêm màng tim. Đôi khi cũng có triệu chứng giống cơ tim thiếu máu. Khó thở, ngất, tụt huyết áp cũng có thể là những triệu chứng đi kèm với đau ngực trong tắc mạch phổi.

Bệnh lý ở mô phổi

Có tính chất khá tương tự với viêm màng tim, tuy nhiên thường kèm ho [có thể có đàm hoặc không] và khó thở.

Bệnh lý đường ruột

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản thường có cảm giác nóng rát giữa ngực. Triệu chứng này khá tương tự với tình trạng tim thiếu máu.

Bệnh lý cơ xương và tâm lý

Đau sẽ tăng lên khi bác sĩ ấn ngón tay vào, cũng như khi bệnh nhân tự cử động cổ.

Bệnh lý tâm lý [rối loạn lo âu] là nguyên nhân nghĩ đến sau khi bác sĩ loại hết các nguyên nhân khác. Bệnh lý này khiến bệnh nhân cảm thấy đau ngực, khó thở và cảm giác lo lắng rất nhiều, các triệu chứng này có thể tự khỏi sau 30 phút hoặc hơn.

3. Bệnh lý thường gây đau ngực ở phụ nữ có thai là gì? 

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân hàng đầu gây đau ngực ở phụ nữ có thai. 2/3 số phụ nữ có thai mắc phải trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt là ở những thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ. Có thể do các hormon sinh lý cũng như sự tăng nhanh kích thước của tử cung trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ gây ra hiện tượng này.

Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như đầy hơi, ợ chua.

Thông thường, chỉ cần điều trị với các thuốc tráng dạ dày [phospho, aluminum], các thuốc giảm tiết acid và thay đổi chế độ ăn thì triệu chứng của bệnh lý này có thể giảm.

4. Những nguyên nhân đau ngực nguy hiểm nhất ở thai phụ là gì?

5 bệnh lý gây ra đau ngực vốn được coi là rất nguy hiểm ở người trưởng thành bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim.
  • Bóc tách động mạch chủ ngực.
  • Viêm màng ngoài tim cấp.
  • Tràn khí màng phổi áp lực.
  • Thuyên tắc phổi.

Riêng ở nhóm phụ nữ có thai, các nguyên nhân đau ngực gây tử vong hàng đầu là các nguyên nhân về tim mạch. Do đó, ở phạm vi bài viết này sẽ tập trung chủ yếu vào nhóm nguyên nhân tim mạch gây tử vong hàng đầu cho các thai phụ. 

Nhồi máu cơ tim cấp

Cơ chế gây ra nhồi máu cơ tim ở đa số trường hợp.

Đối tượng thai phụ có thể bị nhồi máu cơ tim thường có các nguy cơ sau:

  • Tuổi mẹ trên 35 tuổi.
  • Mắc bệnh lý tăng huyết áp.
  • Có bệnh tiểu đường.

>> Tìm hiểu ngay về Tiểu đường thai kỳ thông qua bài viết của bác sĩ nhé!

Thai phụ có thể bị nhồi máu cơ tim bất kỳ lúc nào khi mang thai, tuy nhiên thường rơi vào giữa 3 tháng cuối thai kỳ đến sau sinh 6 tuần. Tỷ lệ tử vong của mẹ cao nhất khi nhồi máu xuất hiện trong lúc sanh [khoảng 18%]. Thai nhi có tỷ lệ tử vong là 9%, và hầu hết trường hợp thai nhi tử vong liên quan đến cái chết của mẹ.

Nhồi máu cơ tim ở người lớn thông thường do mảng xơ vữa trên mạch máu bị bong tróc ra, gây tắc mạch. Nhóm nguyên nhân này chiếm đến 99% trường hợp nhồi máu cơ tim. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất ở thai phụ, tuy nhiên, con số này chỉ rơi vào khoảng 40% trường hợp.

Một nguyên nhân khác lại tăng cao đáng kinh ngạc, đó là bóc tách mạch vành – mạch máu nuôi tim bị xé rách và tách lớp [27% trường hợp]. Người ta lý giải điều này vì hormon sinh lý của thai kỳ [progesterone] là biến đổi cấu trúc mạch máu của mạch vành.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim đứng hàng thứ 3 ở thai phụ là co thắt mạch vành [13% trường hợp]. Co thắt mạch dẫn đến thiếu máu đến nuôi tim. Có rất nhiều giả thiết cho việc này, nhưng chủ yếu do rối loạn các hormon thai kỳ gây ra.

Bóc tách động mạch chủ ngực

3 dạng bóc tách động mạch chủ ngực

Là hiện tượng động mạch chủ ngực bị rách và tách lớp. Máu từ tim không chảy vào lòng mạch để nuôi cơ quan khác mà vào khoang mới xuất hiện do mạch máu tách lớp tạo thành. Điều này dẫn đến việc tách lớp càng lúc càng nhiều – do chứa càng lúc càng nhiều máu. Cũng như tình trạng thiếu máu đi đến các cơ quan trong cơ thể càng lúc càng nặng nề.

Hầu hết trường hợp bóc tách này xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ [50% trường hợp] và trong lúc sanh [30% trường hợp]. Ở phụ nữ có thai, hầu hết trường hợp bóc tách động mạch chủ ngực nằm ở đoạn đầu. Ở đối tượng có huyết áp tăng cao có thể bóc tách ở đoạn sau.

Tỷ lệ tử vong lên đến 53% nếu bệnh nhân không nhập viện kịp thời. Tính từ lúc đau ngực, cứ mỗi giờ trôi qua mà không được điều trị thì tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tăng 1 – 3%. Con số này đạt 25% sau 24h, 70% sau 1 tuần và 80% sau 2 tuần.

Do đó, việc phát hiện sớm bóc tách động mạch chủ ở thai phụ có đau ngực trở nên rất bức thiết. Một số đặc điểm ở bóc tách động mạch chủ thai kỳ:

  • Tăng huyết áp gặp ở 93% trường hợp.
  • Đau ngực cấp tính gặp ở 73% trường hợp.
  • Ngất [40% trường hợp].

Bằng cách đo huyết áp 2 tay, một số nơi còn kết hợp siêu âm tim cấp cứu ở các đối tượng đau ngực có tăng huyết áp, các bác sĩ cấp cứu có thể nhận diện sớm được tình trạng nguy cấp này.

Chẩn đoán bệnh lý này thường bằng MRI, do CT scan có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.

Thuyên tắc phổi

Embolism: Huyết khối. Damage: Phổi bị tổn thương

Chủ yếu do huyết khối ở tĩnh mạch chi dưới chạy về tim, sau đó tim bóp đẩy huyết khối đến phổi gây tắc mạch. Thuyên tắc phổi gây ra tử vong ở 20% thai phụ ở Mỹ.

Thai phụ có nguy cơ bị thuyên tắc phổi cao gấp 4 – 50 lần so với người bình thường. Ở thai phụ có huyết khối tĩnh mạch chân, thì nguy cơ thuyên tắc phổi ở đối tượng này tăng gấp 3 lần các sản phụ khác. Do đó, yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra thuyên tắc phổi ở phụ nữ có thai là huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

Lý giải cho điều này, ta biết tĩnh mạch là mạch máu từ khắp nơi đổ về tim, huyết khối tĩnh mạch cũng vậy. Chính tim sẽ đẩy cục huyết khối này vào phổi, gây ra tắc mạch và hoại tử mô phổi tương ứng.

Chẩn đoán thuyên tắc phổi ở phụ nữ có thai rất khó khăn. Chân thai phụ vốn thường hay sưng phù – trùng lặp với một triệu chứng thường gặp trong bệnh lý tắc tĩnh mạch chân. Cũng như lên đến 70% thai phụ có biểu hiện khó thở do thai kỳ – thông thường là do thai quá to. Điều này lại trùng lắp với triệu chứng khó thở của thuyên tắc phổi.

Do đó, chẩn đoán thuyên tắc phổi ở phụ nữ có thai phải dựa vào các xét nghiệm như siêu âm, CT scan.

Thuyên tắc ối

Khác biệt với thuyên tắc phổi – bệnh lý do huyết khối gây ra. Thuyên tắc ối do nước ối đi vào trong máu mẹ, về tim sau đó bị đẩy vào phổi, gây ra tắc mạch.

Bệnh lý này thường xảy ra trong và sau sinh em bé. Tuy nhiên, có thể gặp trong bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào.

Các thủ thuật làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối

  • Đã từng nạo hút thai.
  • Chọc dò ối.
  • Chọc dò máu cuống rốn.
  • Mổ sanh [tăng nguy cơ thuyên tắc ối đến 2 ngày sau đó].

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối khác

  • Tuổi mẹ trên 35.
  • Đã sinh từ 5 con trở lên.
  • Thai có nhau bong non hoặc nhau tiền đạo.
  • Giục sanh.
  • Giúp sanh.
  • Mẹ bị tiền sản giật – sản giật.

Biểu hiện của thuyên tắc ối 

80% bệnh nhân sẽ có :

  • Tụt huyết áp kèm sốc tim.
  • Huyết khối xuất hiện rải rác ở nhiều mạch máu trong cơ thể mẹ [DIC].
  • Suy hô hấp [khó thở + giảm oxy máu].

Các triệu chứng kèm theo có thể là:

  • Lạnh run.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Kích động.
  • Lú lẫn, hôn mê.
  • Động kinh – co giật.

Bởi vì bệnh lý diễn ra vô cùng cấp tính. Vì vậy, hầu hết trường hợp thuyên tắc ối được chẩn đoán chỉ bằng các thao tác thăm khám của bác sĩ.

Tỷ lệ tử vong mẹ của bệnh lý này rất cao, lên đến 61 – 85%.

5. Kết luận về đau ngực ở phụ nữ có thai

Đau ngực cấp tính là một triệu chứng vô cùng nhạy cảm. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau ngực. Trong số đó, không ít nguyên nhân vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra tử vong bất kỳ lúc nào cho bệnh nhân. Nguyên nhân thường gặp nhất gây đau ngực ở phụ nữ có thai là trào ngược dạ dày thực quản. Đây vốn một bệnh lý tương đối lành tính. Nhưng bệnh lý này có triệu chứng đôi khi rất giống nhồi máu cơ tim.

Ngoài 5 nguyên nhân đau ngực nguy hiểm ở người trưởng thành, thai phụ còn có thể mắc phải bệnh lý thuyên tắc ối. Đây là một bệnh diễn tiến rất nhanh chóng, ảnh hưởng toàn bộ cơ thể và tỷ lệ tử vong rất cao.

Đau ngực ở phụ nữ có thai là một triệu chứng phức tạp vì nhiều nguyên nhân gây ra. Biểu hiện của triệu chứng này rất đa dạng. Cũng như nguy cơ tử vong luôn tiềm tàng, vì vậy, khi bị đau ngực cấp tính, hãy đến bệnh viện có khoa cấp cứu gần nhất.

Video liên quan

Chủ Đề