Tại sao gạo có sâu

Gửi bình luận

Hủy Gửi

Mọt gạo không chỉ làm gạo của bạn mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn khiến giảm đi vị ngon của gạo. Vậy làm sao để tiêu diệt loại mọt gạo này? Những mẹo vào bếp sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ mọt gạo một cách dễ dàng hơn.

Mọt gạo là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc bao gồm lúa mì, gạo và ngô.

Mỗi con mọt gạo trưởng thành dài khoảng 2 mm với mỏ có răng sắc dài. Màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có màu ánh cam đỏ phân trên vỏ cánh.

Mọt gạo không phải do gạo cũ mới tạo thành mà thực ra trứng của mọt gạo đã bám vào hạt thóc, hạt gạo từ giai đoạn thu hoạch lúa. Sau một thời gian, với các điều kiện thích hợp, các trứng này mới nở thành con mọt đen trong gạo.

2. Ảnh hưởng của mọt gạo đến gạo?

Mọt gạo trông không những gây mất thẩm mỹ cho gạo, mà còn khiến giá trị dinh dưỡng cũng như vị ngon của gạo bị giảm đi.

Mọt gạo có vòi nhọn, khi ăn dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó. Trứng nở, sâu non lớn dần lên ăn gần hết phần tinh bột bên trong hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị sử dụng, làm giảm chất lượng của gạo.

3. Cách diệt mọt gạo nhanh, hiệu quả nhất

Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh

Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển, chính vì vậy trước khi cho gạo vào thừng đựng gạo hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 - 5 ngày.

Tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo.

Dùng ớt đuổi mọt gạo

Cách dùng ớt đuổi mọt gạo thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho vài quả ớt đã tách bỏ hạt vào thùng gạo, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Sau khi mọt đã ra khỏi gạo, hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không thể nở thành con.

Dùng muối đuổi mọt gạo

Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, mọt nuốt phải muối mặn sẽ sợ và cũng bỏ đi luôn. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn và còn làm cho gạo dễ bị ẩm.

Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo

Trước tiên, bạn trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt, lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.

3. Cách bảo quản gạo tránh bị mọt ăn

Bảo quản gạo trong thùng kín. Bạn cần để gạo trong thùng kín, khô, vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển.

Vệ sinh vật dụng đựng gạo trước khi cho gạo vào. Để thực hiện điều hãy rửa sạch sẽ thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào.

Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thùng đựng gạo vì loại vi khuẩn, nấm mốc và trứng mối mọt luôn tiền ẩn trong môi trường tự nhiên và có quá nhiều cách để chúng thâm nhập vào xung quanh thùng gạo.

Bảo quản gạo trong tủ lạnh 4-5 ngày [tiêu diệt trứng mọt trong gạo] trước khi nấu.

Không nên mua quá nhiều gạo một lúc. Khi mua nhiều gạo, bạn khó khăn trong việc bảo quản cũng như kiểm tra hơn, hoặc khi đã bị nhiễm mọt hoặc mốc, hỏng thì phải vứt đi càng nhiều. Nên mua một lượng đủ dùng khi hết thì mua tiếp.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách diệt mọt gạo nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất. Mong rằng từ những thông tin trong bài viết, bạn luôn có thể bảo quản gạo thơm ngon và sạch sẽ!

Biên tập bởi Ngọc Xuân • Đăng 21/02/2020

Gạo là nguồn lương thực, thực phẩm chính yếu nhất trong gia đình, vì vậy chúng ta thường cất trữ gạo đủ ăn trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản tốt cho gạo thì rất dễ sinh ra mọt gạo, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và hương vị. Vậy gạo bị mọt có ăn được không hay phải vứt đi? Cùng theo dõi bài viết hôm nay để hiểu hơn về vấn đề và đưa ra được giải pháp phù hợp nhé!

Chúng ta thừa có thói quen mua và cất trữ lượng gạo trong nhà, chưa kể đối với người nông dân thì số lượng gạo này càng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bảo quản không tốt, sơ suất một chút thôi là mọt gạo sẽ tấn công.

Nhiều người cho rằng gạo để lâu sẽ sinh ra mối mọt, nhưng thật ra không phải như vậy. Mọt gạo diễn ra đều có nguyên nhân. Đây vốn là loài côn trùng gây hại cho nhiều loại lương thực như gạo, ngũ cốc, lúa mì, làm biến đổi hương vị và giảm giá trị sinh dưỡng của lương thực. Mọt gạo phá hoại bằng cách đẻ trứng vào trong hạt gạo. Nếu ấu trùng chưa nở, khi nấu lên sẽ không quá ảnh hưởng đến dinh dưỡng nhưng trường hợp ấu trùng đã nở thị thật quá tệ.

> Có thể bạn quan tâm: Gạo Séng Cù là gì? Giá trị dinh dưỡng của Gạo Séng Cù?

Bật mí thêm, khả năng sinh sản của mọt gạo vô cùng kinh hoàng. Trung bình một con cái đẻ 380 trứng/lần, cao nhất là 576 trứng/lần.

Hình ảnh con mọt gạo

Như đã chia sẻ ở trên, trong trường hợp mọt gạo để trứng nhưng chưa nở ấu trùng, khi chúng ta nấu chín, đun sôi thì dinh dưỡng trong hạt gạo gần như được giữ nguyên, hương vị cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu ấu trùng mọt gạo đã nở, giá trị dinh dưỡng và hương vị hoàn toàn bị ảnh hưởng. Lúc này, cả hai yếu tố nói trên đều bị giảm đáng kể.

Như vậy, với câu hỏi gạo bị mọt có ăn được không thì đáp án sẽ là có. Tất nhiên, hương vị và giá trị dinh dưỡng sẽ không được như lúc đầu.

Gạo bị mọt sẽ giảm lượng dinh dưỡng và mất hương vị

Khi gạo bị mọt tấn công, nhiều người đã đưa gạo ra phơi nắng nhưng thật sự đây không phải là cách tốt. Gặp ánh sáng và nhiệt độ cao, mọt sẽ chịu vào trong hạt gạo để ẩn náu. Gạo của bạn cũng nhanh bị bị cạn nước, khô và vỡ vụn.

Để tiêu diệt mọt gạo nhanh nhất, biện pháp thủ công sàng gạo. Mọt gạo nhỏ sẽ bị rơi xuống dưới.

Ngoài ra, một số mẹo hướng dẫn cách đuổi mọt khỏi gạo khác như: dùng ớt đã bỏ hạt để vào trong gạo, tạo mùi cay nồng đuổi mọt; dùng muối trắng; dùng tỏi bóc vỏ…

Bạn có biết: 1 bát cơm bao nhiêu calo ?

Sàng gạo để lọc mọt thủ công

Thay vì xử lý, tìm cách đuổi mọt gạo thì việc bảo quản gạo tốt là điều cần thiết hơn.

  • Bạn có thể kết hợp những nguyên liệu tỏi, ớt, muối trong quá trình bảo quản để phòng tránh mọt gạo.
  • Bảo quản gạo ở những nơi có nhiệt độ và môi trường ổn định, không chịu nắng trực tiếp, nhiệt độ không quá cao; không để nơi ẩm thấp.
  • Nên bảo quản gạo trong bình thủy tinh lớn, có nắp kín để tránh mọt xâm nhập. Nếu đựng bằng túi cần có lớp nilon kín tuyệt đối.
  • Bảo quản trong hộp nhựa chuyên dụng: Điều này đảm bảo ngăn chặn bụi bẩn, côn trùng, vừa đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
  • Cẩn thận mỗi lần lấy gạo, đóng kỹ nắp hoặc buộc chặt, không để tay ước lấy gạo.
  • Sử dụng hộp đựng gạo chuyên dụng: Thay vì mở nắp gạo, gạo sẽ tự động chảy qua van lượng phù hợp. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, đong đếm lượng gạo phù hợp. Quan trọng nhất, việc hạn chế mở nắp gạo giúp hạn chế cơ hội xâm nhập của mọt gạo.
  • Nếu gạo bạn mua không quá nhiều, có thể cân nhắc bảo quản trong tủ lạnh gia đình.
Sử dụng hộp đựng gạo chuyên dùng

Hãy chắc chắn gạo gia đình bạn đã phơi khô và được bảo quản đúng cách nhé. Thông thường, gạo chỉ nên bảo quản trong vòng 1 tháng để sử dụng, không nên tích trữ quá nhiều gạo trong gia đình bạn nha!

> Có thể bạn quan tâm: Cách rang cơm bằng nồi chiền không dầu cực ngon mà ít béo!

>>Xem Thêm: Mua tương bần ở tphcm

Đánh giá bài viết:
 5/5

Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề