Tại sao giá cổ phiếu hpg giảm

Các phiên giao dịch tháng 6 cho thấy, cổ phiếu HPG liên tục bị khối ngoại bán ròng. Dữ liệu từ sàn chứng khoán HOSE cho thấy, trung bình khối noại xả từ 1 – 5 triệu cổ phiếu HPG/phiên với giá trị giao dịch có phiên lên tới 80 ngàn tỷ đồng.

Cụ thể, phiên giao dịch ngày 27/6, khối ngoại xả 2 triệu cổ phiếu HPG với giá trị giao dịch 45,468 tỷ đồng. Đến phiên giao dịch ngày 28/6, khối ngoại xả tiếp 1,136 triệu cổ phiếu HPG với giá trị giao dịch 31,010 tỷ đồng. Cho đến ngày 1/7, mặc dù chứng quyền HPG được niêm yết nhưng cổ phiếu cơ sở HPG tiếp tục bị khối ngoại xả mạnh 1,174 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch 27,028 tỷ đồng. Đặc biệt, trong phiên ngày 2/7, khối khoại bán mạnh 2,964 triệu cổ phiếu HPG. Việc liên tục bán tháo cổ phiếu HPG của khối ngoại khiến room ngoại của HPG từ trên 50% giảm xuống chỉ còn 22,3% tính đến nay.

Theo các chuyên gia, cổ phiếu HPG vốn có thanh khoản cao trên sàn chứng khoán, phù hợp khẩu vị của nhiều nhà đầu tư, nhưng tình hình kinh doanh của Tập đoàn này ngày càng khó khăn. Mới đây, ĐHĐCĐ HPG đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với chỉ tiêu doanh thu tăng 24% lên 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 22% xuống còn 6.700 tỷ đồng.

Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh lợi nhuận quý IV/2018 của HPG kém tích cực, đạt 1.760 tỷ đồng, giảm khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên kể từ quý III/2017, lợi nhuận hàng quý của HPG về dưới ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Đến quý 1/2019, lợi nhuận ròng của HPG cũng không mấy khả quan khi chỉ đạt 1.810 tỷ đồng, giảm 18,5% so với cùng kỳ. 

Việc HPG đưa ra kế hoạch kinh doanh thụt lùi không phải là lần đầu tiên. Dữ liệu quá khứ cho thấy, Ban Lãnh đạo HPG khá thận trọng. Lợi nhuận của Tập đoàn này đã vượt kế hoạch 51% trong năm 2015, vượt 106% trong năm 2016, vượt 33% trong năm 2017 và vượt 7% trong năm 2018. 

Tuy nhiên, năm 2019 được các chuyên gia đánh giá là một năm đầy thách thức cho ngành thép toàn cầu. Thị trường thép toàn cầu những tháng đầu năm 2019 ảm đạm với nhu cầu sử dụng thép của một số ngành suy yếu và giá quặng sắt tăng cao.

Sản lượng xuất khẩu của Brazil- nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, được dự báo tiếp tục giảm khi Vale, công ty khai thác quặng, cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu tấn sau bê bối vỡ đập vào cuối tháng 1/2019. Giá các loại quặng sắt chất lượng cao theo đó đã tăng mạnh và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi các nhà cung cấp khác chưa thể bù đắp sản lượng thiếu hụt trong ngắn hạn.

Giá quặng sắt tăng cao đã tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp của HPG khi công ty sử dụng công nghệ lò cao BOF, quặng sắt là nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất thép, chiếm khoảng 25% chi phí giá thành của HPG. 

"Kinh doanh trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu HPG nói riêng và ngành thép nói chung không còn hợp khẩu vị đối với các nhà đầu tư ngoại", ông Nguyễn Lê Khánh Linh, chuyên viên phân tích VPBS, nhận định.

Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu HPG vẫn đang trong xu thế điều chỉnh từ cuối tháng 2/2019. Theo đó, nếu HPG giảm xuống dưới 22.000đ/cp, thì có thể sẽ điều chỉnh xuống 15.000- 20.000đ/cp. Trong khi đó, mức kháng cự mạnh của HPG đang ở 25.000- 28.000đ/cp. 

Cổ phiếu HPG của Hòa Phát hiện đang là cổ phiếu thép giá cao nhất và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Với những biến động phức tạp được dự báo năm 2022 của ngành thép, liệu có nên đầu tư cổ phiếu HPG hay không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Finhay đánh giá đúng nhất về cổ phiếu HPG nhé!

Thông tin cơ bản về cổ phiếu HPG

Cổ phiếu HPG là cổ phiếu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát phát hành. Đây là cổ phiếu thép được đánh giá tốt nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn đề đầu tư trong dài hạn.

Giới thiệu chung về Tập đoàn thép Hòa Phát

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát khởi đầu là Công ty chuyên bán các loại máy móc xây dựng, thành lập tháng 8/1992. Sau nhiều năm hoạt động, từ một công ty nhỏ đã phát triển thành doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Tại sao giá cổ phiếu hpg giảm

Không chỉ buôn bán máy móc xây dựng, hiện nay Tập đoàn Hòa Phát đã mở rộng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Sản xuất và buôn bán gang thép và các sản phẩm gang thép, Nội thất, Điện lạnh, Nông nghiệp, Bất động sản… Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn như sau:

  • Năm 1992: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát được thành lập.
  • Năm 1995: Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát được thành lập, hiện nay trở thành Công ty nội thất dẫn đầu ngành.
  • Tháng 8/1996: Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát được thành lập, trở thành nhà máy sản xuất ống thép hàng đầu Việt Nam.
  • Năm 2000: Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát được thành lập.
  • Năm 2001: Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát được thành lập.
  • Ngày 28/09/2001: Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát được thành lập.
  • Ngày 9/9 2004: Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát được thành lập.
  • Năm 2007: Hòa Phát thực hiện tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là công ty mẹ và các Công ty thành viên.
  • Năm 2007: Công ty CP Thép Hòa Phát được thành lập.
  • Ngày 15/11/2007: Hòa Phát niêm yết cổ phiếu mã HPG lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Tháng 2/2016: Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát được thành lập.
  • Tháng 9/2021: Tổng Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát được thành lập.

Sản xuất thép là lĩnh vực chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất và thu về 90% lợi nhuận mỗi năm cho tập đoàn. Hòa Phát không chỉ là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, Hòa Phát là 1 trong 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất với 11 tỷ USD. 

Mã cổ phiếu thép Hòa Phát (HPG)

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên ngày 15/11/2007. Hiện tại số lượng cổ phiếu HPG đang lưu hành là 4.472.922.706 cổ phiếu.

Cổ đông lớn nhất là ông Trần Đình Long với 1.166.400.00 cổ phiếu, chiếm 26,08%, hiện đang là Chủ tịch HĐQT công ty. Cổ đông lớn thứ 2 là bà Vũ Thị Hiền với 328.131.000 cổ phiếu, chiếm 7,34%, bà là vợ ông Trần Đình Long.

Thông tin cổ phiếu HPG:

  • Sàn giao dịch: HSX
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4.472.922.706 cổ phiếu
  • Vốn thị giá: 205.083,5 tỷ đồng
  • Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 17.475.400
  • Giá tham chiếu: 45,800/cổ phiếu
  • Chỉ số P/E: 5,95
  • EPS: 7.708

Phân tích cổ phiếu HPG

Giá cổ phiếu HPG hay cổ phiếu thép nói chung đều chịu tác động từ các yếu tố như nhu cầu thị trường, tính chu kỳ hay biến động giá ngành thép thế giới. Vì vậy, khi muốn đầu tư cổ phiếu HPG, nhà đầu tư cần tìm hiểu nhiều thông tin về lịch sử giá cổ phiếu, về ngành thép trong nước, thị trường thép thế giới, thị trường chứng khoán trước khi quyết định đầu tư.

Tại sao giá cổ phiếu hpg giảm

Tình hình ngành thép thế giới

Đầu năm 2022, giá thép thế giới tăng nhẹ do vấn đề chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng. Chi phí sản xuất thép cũng tăng do giá các nguyên liệu sản xuất thép tăng, cụ thể như sau:

  • Giá HRC giao dịch tại cảng Đông Á ngày 10/2/2022 ở mức 800 USD/tấn, tăng 52 USD/tấn so với đầu tháng 1/2022.
  • Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại Úc ngày 10/2/2022 là 391,75 USD/tấn FOB, tăng 55,75 USD so với đầu tháng 1/2022.
  • Giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn CFR Đông Á ngày 40-45 USD/tấn so với hồi đầu tháng 1/2022.
  • Giá quặng sắt loại 62%Fe ngày 8/2/2022 là 149,70 – 150,20 USD/Tấn tại cảng Thiên Tân, tăng khoảng 24 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 1/2022.
  • Giá than cốc chất lượng cao tăng lên $409/tấn FOB tại Úc và giá CFR tại Trung Quốc tăng lên $403/tấn vào ngày 14/1.

Nhu cầu thép tăng trong đầu năm 2022 do yếu tố mùa vụ và nhu cầu dự trữ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Điều này khiến doanh thu các công ty thép tăng vào dịp đầu năm. Tuy nhiên, dự báo mức giá nguyên liệu sản xuất thép sẽ còn tăng do xung đột Nga – Ukraine khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy và do nguồn cung khan hiếm nên nhu cầu sẽ có xu hướng giảm.

Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Thép Hòa Phát năm 2021

Quý IV/2021, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 45.000 tỷ đồng tăng 73% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 7.400 tỷ đồng tăng 59% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng sản lượng thép cung cấp cho thị trường 8,8 triệu tấn tăng 35% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp lại giảm từ 24,3% xuống còn 21,4% do giá nguyên liệu sản xuất tăng cao.

Tại sao giá cổ phiếu hpg giảm

Tổng kết năm 2021, doanh thu công ty thép Hòa Phát đạt 150.800 tỷ đồng tăng 65% và lợi nhuận sau thuế đạt 34.520 tỷ đồng tăng 156% so với năm 2020. 

Lịch sử giá cổ phiếu HPG

Cổ phiếu HPG được niêm yết trên sàn chứng khoán từ cuối năm 2007, mặc dù có biến động nhưng xu hướng chung là tăng. Năm 2019 giá cổ phiếu có giảm mạnh nhưng tới năm 2020 tăng trở lại gấp 4 lần.

Giá cổ phiếu HPG ghi nhận mức thấp nhất là 990 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/02/2009, cao nhất là 58.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/10/2021. Hiện tại giá cổ phiếu HPG đang trong khoảng 45,800đ/cổ phiếu, dẫn đầu trong nhóm cổ phiếu ngành thép tại Việt Nam.

Xem thêm:

  • 10 Công thức định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay
  • Top 7 phần mềm định giá cổ phiếu tốt nhất 2021

Biểu đồ cổ phiếu HPG trong 5 năm gần đây

Theo biểu đồ trên, giai đoạn từ tháng 6/2017 đến tháng 7/2020, giá cổ phiếu HPG không biến động nhiều. Bắt đầu từ tháng 11/2020, giá cổ phiếu HPG tăng mạnh đạt mức cao nhất là 58,000đ/cổ phiếu vào ngày 28/10/2021, giảm thấp nhất là 40,700 vào ngày 24/1/2022.

Tại sao giá cổ phiếu hpg giảm

Nhận định cổ phiếu HPG năm 2022

Hòa Phát luôn là cái tên dẫn đầu trong ngành thép cả về sản lượng, doanh thu hay lợi nhuận. Liệu trong năm 2022, dưới sự biến động của thị trường chứng khoán, có nên mua cổ phiếu HPG không?

Dự đoán cổ phiếu HPG

Kinh tế phục hồi sau đại dịch, cung cấp thép cho các dự án trọng điểm, Trung Quốc thắt chặt sản xuất thép là những yếu tố được dự đoán giúp tăng doanh thu cho Hòa Phát năm 2022. Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép bán ra của Hòa Phát là 828.000 tấn, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng thép xuất khẩu cho các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Canada, Hong Kong, Campuchia… cũng tăng mạnh, đạt 174.000 tấn, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ. Dự kiến năm 2022, sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát sẽ tăng 20% so với 2021.

Tại sao giá cổ phiếu hpg giảm

Theo KBSV, dự đoán tổng sản lượng thép tiêu thụ của Hòa Phát sẽ đạt 9.725.000 tấn tăng 9% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 182.700 tỷ đồng tăng 22,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp sẽ giảm 11,5%, đạt 30.550 tỷ đồng do giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng.

Như vậy, cổ phiếu HPG của Hòa Phát có mức khuyến nghị mua cao và phù hợp với đầu tư dài hạn. Tập đoàn Hòa Phát luôn dẫn đầu trong ngành và còn phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.

Giá cổ phiếu thép Hòa Phát trong tương lai

Với mức dự báo doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, mức P/E dự phòng là 7, cổ phiếu HPG có mức khuyến nghị mua năm 2022 là 54,000đ/ cổ phiếu.  Nếu tính theo định giá P/E là 8 lần, mức giá khuyến nghị mua của cổ phiếu HPG là 54.600 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, mức giá này là 58.800 đồng/cổ phiếu. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin, đánh giá và dự báo cổ phiếu HPG trong năm 2022. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả với cổ phiếu này.