Tại sao giới trẻ không thích nghe nhạc truyền thống

1. em có suy nghĩ gì về thực trạng ngày nay giới trẻ thích nhạc hiện đại hơn là những thể loại nhạc truyền thống như quan họ, chèo, cải lương, ca trù, dân ca các miền nói chung? 2. Theo em, để âm nhạc truyền thống hấp dẫn được giới trẻ, cần làm những điều gì? 3. Ngoài âm nhạc, theo em những giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam cần phải làm cho giới trẻ yêu thích, trân trọng, giữ gìn là những lĩnh vực nào? 4. Mục tiêu phấn đấu trong học tập và rèn luyện của em là gì? 5. Kể tên những việc em cần làm để trở thành người có ích cho cộng đồng và xã hội 6. Em hãy tìm hiểu xem vận động viên Ánh Viên đã đạt được thành tích gì. Để đạt được những thành tích ấy, chị phải khổ luyện như thế nào? 7. Hãy sưu tầm những câu danh ngôn, cả dao, tục ngũ nói về sự khổ luyện của con người để thành công

ai làm được mình vote 5* luôn ạ

Trong khi nhiều bạn trẻ vẫn giữ đam mê, yêu thích với chèo, cải lương... thì không ít người trẻ thờ ơ, tỏ thái độ không thích nghệ thuật âm nhạc cổ truyền vì nhiều lý do đưa ra như: khó hiểu, không thu hút...Đã có một cuộc khảo sát nho nhỏ với sinh viên tại Hà Nội với chủ đề "Nghệ thuật truyền thống với giới trẻ hiện nay". Kết quả thu được là khoảng 50% các bạn không thích âm nhạc cổ truyền, 35% các bạn nghe bởi được học và tìm hiểu về âm nhạc cổ truyền. 15% còn lại là do gia đình có truyền thống về nghệ thuật.

Bạn Nguyễn Phương Thảo [22 tuổi, sinh viên Đại học Luật Hà Nội] đưa ra ý kiến: "Âm nhạc cổ truyền cần kết hợp với những dòng nhạc đang thịnh hành hiện đại ngày nay như: Rap, EDM...

Chia sẻ với Dân Việt, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa - Trưởng nhóm Xẩm Hà Thành cho biết: "Tôi rất ủng hộ việc đổi mới âm nhạc cổ truyền, kết hợp với những thể loại âm nhạc mới. Chúng tôi đã làm điều này hàng chục năm nay. 

Để tiếp cận được với giới trẻ phải có những biện pháp và xu hướng mới như kết hợp âm nhạc cổ truyền và âm nhạc dân gian đương đại, hoặc các thể loại nhạc mới bây giờ như: Rap, R&B... Chúng tôi đã kết hợp xẩm cùng với các thể loại mới trong chương trình "Xẩm và đời" năm 2015 và có những hiệu ứng nhất định của khán giả đặc biệt là khán giả trẻ tuổi. 

Sau đó còn có những gameshow trên chương trình truyền hình. Cụ thể, trong chương trình The Remix, Hương Giang Idol đã chọn tác phẩm xẩm kết hợp với âm nhạc điện tử để thi và có những kết quả nhất định. Tôi thấy việc kết hợp này rất hiệu quả và cần phải phát huy hơn nữa để giới trẻ tiếp cận được với âm nhạc của dân tộc".

NSƯT Nguyễn Đức Lợi – Tổ trưởng tổ nhạc Nhà hát Tuồng Việt Nam nhận định: "Với tư cách là một nghệ sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm nhạc truyền thống Việt Nam, cá nhân tôi nhận thấy sự kết hợp giữa âm nhạc truyền thống của Việt Nam với các loại hình âm nhạc hiện đại như: Rock, Rap… là một hướng đi mới để âm nhạc truyền thống dễ thẩm thấu hơn với khán giả trẻ hiện nay và cũng là cơ hội để âm nhạc truyền thống có cơ hội tiếp cận, vươn xa ra thế giới để bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn.

Tôi khá ủng hộ giải pháp này nhưng phải đảm bảo âm nhạc truyền thông không bị phai màu và vẫn giữ được bản sắc riêng. Việc này giống như "Hòa nhập mà không hòa tan", đổi mới nhưng không thay thế".

Clip: Giới trẻ nghĩ gì về nghệ thuật âm nhạc cổ truyền?

Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng

Xu hướng sính nhạc thương mại, nhạc ngoại, quay lưng với âm nhạc dân tộc của phần lớn giới trẻ ngày càng đáng báo động. Nghệ thuật dân tộc đang trở nên bơ vơ và lạc lõng trước cơ chế thị trường

Hội thảo khoa học "Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay" do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức sáng 9-8 tại TPHCM đã nghe 11 tham luận của các đại biểu trình bày về thực trạng âm nhạc dân tộc và kiến nghị những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy nền âm nhạc dân tộc trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay. Đa số đại biểu đều cho rằng bên cạnh các giải pháp giáo dục, vai trò của truyền thông được xem là quan trọng nhất trong việc quảng bá âm nhạc dân tộc đến giới trẻ.

Thưa vắng người nghe, mất dần bản sắc

Dân tộc Việt Nam vốn có nền âm nhạc truyền thống vô cùng phong phú, độc đáo và đa dạng. Các loại hình âm nhạc như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan... được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thế nhưng, thực tế cho thấy âm nhạc truyền thống vẫn sống lây lất, ít người xem, người nghe, đặc biệt là giới trẻ. Nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc, nhìn nhận: "Một bộ phận rất lớn thanh, thiếu niên từ chỗ không hiểu, hiểu không hết giá trị của âm nhạc truyền thống dẫn đến tôn sùng âm nhạc thương mại, sính nhạc Tây, nhạc Hàn. Điều đó làm cho những người hoạt động âm nhạc dân tộc hết sức khó khăn".

Một tiết mục hát quan họ của CLB Quan họ Trúc Xinh thuộc Cung Văn hóa Lao động TP HCM.

Ảnh: KIM KHÁNH

Thật vậy, trong thời đại giao lưu, hội nhập như hiện nay, giới trẻ có điều kiện tiếp xúc dễ dàng với các nền văn hóa khác, nhất là từ các nước phương Tây hay mới đây là Hàn Quốc, họ chuộng nhạc ngoại, từ đó thần tượng ngôi sao đến mù quáng.

Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khẳng định âm nhạc nước ngoài đang lấn át âm nhạc truyền thống tạo nên sự mất cân đối trầm trọng, khán giả trẻ ngày càng hâm mộ nhạc ngoại, thờ ơ với nhạc dân tộc. Trong khi giới trẻ mới chính là người tiếp nhận và góp sức bảo tồn thì họ lại tạo cơ hội cho nghệ thuật ngoại lai chiếm lĩnh thị trường.

Song, sự mất dần chỗ đứng của âm nhạc dân tộc cũng là hệ quả mang tính tất yếu vì lợi nhuận. TS Văn Minh Hương, Giám đốc Nhạc viện TP HCM nêu thực trạng mà theo bà là nhức nhối về hoạt động âm nhạc tại TP HCM trong vài năm trở lại đây: "Nhiều ca sĩ nhạc nhẹ trở thành nạn nhân của những nhà đầu tư, kinh doanh nghệ thuật sử dụng chiêu trò xì-căng-đan. Yêu cầu khai thác lợi nhuận đã bẻ cong năng lực thực chất của các tài năng. Dòng nhạc nhẹ như miếng mồi ngon, được các nhà đầu tư nghệ thuật tự do khai thác trục lợi". Điều đó càng khiến dòng âm nhạc truyền thống trở nên lạc lõng và bơ vơ.

Biến dạng, mất chất

Sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai càng làm cho hồn cốt của văn hóa Việt mờ dần bản sắc. GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, ví dụ: "Âm nhạc dân tộc vẫn sống lây lất vì rất ít người xem hoặc muốn có người xem cũng phải "sân khấu hóa" như quan họ đang làm, có nghĩa là phá vỡ luật lệ, quy tắc của ca hát quan họ cổ truyền và vi phạm tiêu chí quy định của UNESCO. Như vậy có nghĩa là bản sắc, căn cước của quan họ gốc không còn nữa". Rõ ràng xu hướng cách tân, cải tiến âm nhạc dân tộc không đúng, không phù hợp đã làm lu mờ bản sắc, làm biến chất, biến dạng các loại hình ca nhạc dân gian đặc sắc do hàng trăm thế hệ nghệ nhân sáng tạo trong nhiều thế kỷ qua. GS Hoàng Chương chứng minh bằng trường hợp của hơn 10 nghệ sĩ quan họ từ Bắc vào Bình Định hát mừng giỗ lần thứ 220 của Hoàng đế Quang Trung: "Các nghệ nhân quan họ đều hát nhép theo đĩa, khi diễn lớp "Bà Chúa thượng ngàn" thì họ hát đồng ca và múa lửa, nhảy nhót tưng bừng như lửa trại, không còn nhận ra nghệ thuật hát quan họ nữa".

Trách nhiệm của truyền thông

Ông Vương Duy Biên bức xúc đưa ra trường hợp ngôi sao Hàn Quốc Lee Min Hoo và nói: "Báo chí, truyền thông đã liên tục đưa tin, đẩy lên thành sự kiện lớn. Điều đó chẳng khác nào góp phần khuyến khích phong trào sính nhạc ngoại, ngôi sao ngoại của giới trẻ. Cùng thời điểm đó, nếu có một đêm nhạc dân tộc diễn ra thì truyền thông có ca ngợi được như vậy không?". Dễ thấy nhất là việc báo chí thông tin liên tục những nghệ sĩ tạo xì-căng-đan còn sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu chỉ được vài dòng tin ngắn ngủi. Những chương trình truyền hình thực tế được lan rộng thì những chương trình dân tộc hầu như không có chỗ đứng trên mặt báo. Hơn nữa, việc thả lỏng thông tin báo chí đã khiến các chương trình ca nhạc ngày càng biến tướng. Nhiều nghệ sĩ có năng lực không sống được với nghề, trong khi một số cá nhân tài năng có hạn nhưng nhờ báo chí lăng-xê trở thành "sao" rồi hái ra tiền dễ dàng. Nhiều đại biểu khác cũng lắc đầu trước sự lăng-xê quá mức của báo chí vô tình làm khán giả trẻ thêm đổ xô vào âm nhạc thương mại rồi tôn sùng mà điển hình gần đây nhất là sự việc của "Bà Tưng".

Nói được nhưng chưa làm được

Vấn đề bảo tồn, phát huy âm nhạc dân tộc đã quá cũ, được đặt ra từ năm này qua năm khác, đã có hàng chục hội thảo từ trước đó được tổ chức cũng với nội dung tương tự. Trong mỗi hội thảo, các đại biểu cứ "kêu gào" thực trạng, rồi đưa ra hàng loạt giải pháp nhưng tình trạng không những không cải thiện mà ngày càng có nguy cơ xấu hơn. Từ hội thảo bàn luận đến áp dụng giải quyết vấn đề ngoài thực tiễn còn cả một đường dài mà các cơ quan chức năng cần phải quan tâm.

GS Trần Văn Khê nhấn mạnh một điều cốt lõi: "Để giới trẻ yêu âm nhạc dân tộc thì ban đầu họ phải có cơ hội biết và nghe. Thế nhưng hiện nay điều kiện tiếp xúc với âm nhạc của giới trẻ còn quá hạn chế. Không chỉ giáo dục ngay từ trong nhà trường mà còn từ những phương tiện thông tin đại chúng". Thực tế, dòng nhạc truyền thống và nhạc cổ điển vẫn còn xa lạ với quần chúng, do ít được xuất hiện, ít được nhắc đến, ít được quan tâm quảng bá và hướng dẫn. Vì thế đài truyền hình, đài phát thanh, hệ thống truyền thông đại chúng sẽ là phương tiện hữu hiệu để đưa âm nhạc dân tộc, truyền thống trở lại với công chúng.

Một tác phẩm âm nhạc xuất hiện trên sóng phát thanh, truyền hình sẽ có sự lan tỏa rất lớn đến hàng triệụ triệu người xem, người nghe nên bên cạnh các giải pháp như đưa âm nhạc dân tộc vào trường học, tổ chức những cuộc liên hoan cho người làm nghề, chính sách ưu đãi cho nghệ nhân…, vai trò của báo chí, truyền thông vẫn là căn cơ nhất.

MINH NGA

Video liên quan

Chủ Đề