Tại sao hầu hết các quốc giá lại quan tạm đến chỉ tiêu GDP

Vì sao GDP được hầu hết các quốc gia lựa chọn làm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế?

08/10/2021 - 11:04 AM

Cỡ chữ

1. Tổng sản phẩm trong nước [GDP]

Tổng sản phẩm trong nước [Gross Domestic Product – GDP] là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia. GDP là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, được các nhà quản lý, các nhà kinh tế, nhà đầu tư cũng như các chuyên viên phân tích thị trường theo dõi rất chặt chẽ vì đó là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của một nền kinh tế trong khoảng thời gian cụ thể. GDP được tính theo lãnh thổ kinh tế, biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, được tính và công bố theo quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và phân tổ theo nhiều căn cứ khác nhau.

Nội dung của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau, từ đó đưa tới ba phương pháp để tính chỉ tiêu kinh tế tổng hợp này. Cụ thể:

Theo góc độ sử dụng cuối cùng, GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản [tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm], chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

GDP

=

Tiêu dùng cuối cùng

+

Tích lũytài sản

+

Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ

Theo góc độ thu nhập, GDP bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo đó, GDP gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất [bằng tiền và hiện vật quy ra tiền], thuế sản xuất [đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất], khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp.

GDP

=

thu nhập của người lao động từ sản xuất

+

thuế sản xuất

+

khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất

+

thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp

Theo góc độ sản xuất, GDP là tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của các ngành kinh tế và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm:

GDP

=

Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản
của tất cả các ngành

+

Thuế sản phẩm

-

Trợ cấp sản phẩm

Với nội hàm của chỉ tiêu GDP, các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng nhà nước có thể đánh giá thực trạng nền kinh tế đang dư thừa hay thiếu hụt, liệu có cần thúc đẩy hay kiềm chế, có các mối đe dọa như suy thoái hoặc lạm phát tràn lan không, từ đó kịp thời thực hiện các biện pháp cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Các nhà đầu tư chú ý đến GDP vì một tỷ lệ phần trăm thay đổi đáng kể trong GDP - tăng hoặc giảm - có thể có tác động đáng kể đến thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, có thể dựa vào diễn biến của GDP để phân tích tác động của các biến số như chính sách tiền tệ và tài khóa, thuế, chi tiêu của chính phủ, các cú sốc kinh tế,... đến nền kinh tế làm cơ sở đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả.

Tóm lại, tầm quan trọng của chỉ tiêu GDP là không thể phủ nhận. Samuelson và Nordhaus [1948] đã dùng hình ảnh ví khả năng của GDP trong việc cung cấp một bức tranh tổng thể về tình trạng của nền kinh tế như là khả năng của một vệ tinh trong không gian có thể khảo sát thời tiết trên toàn bộ lục địa.

2. Tổng thu nhập quốc gia [GNI]

Tiếp cận theo hướng thu nhập thực tế, chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia [Gross National Income - GNI] phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Nói cách khác, GNI là tổng thu nhập người lao động và chủ thế kinh tế NDH1[1]của quốc gia đó nhận được bất kể họ ở trong nước hay nước ngoài trừ đi phần thu nhập người lao động và thương nhân nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. Chỉ tiêu này được sử dụng bổ sung cho GDP để đo lường và theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế, một quốc gia theo thời gian.

Tổng thu nhập quốc gia là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Do vậy, để tính chỉ tiêu này cần phải lập các tài khoản sản xuất và tài khoản hình thành thu nhập hoặc phải xuất phát từ chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu có liên quan. Công thức tính như sau:

GNI

=

GDP

-

Thuế[trừ trợcấp]sản xuất và nhậpkhẩu của đơn vị khôngthường trú [2]

+

Chênh lệch giữa thunhậpcủangười lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra

+

Chênh lệch giữa thunhập sởhữunhậnđược từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoàiNDH3 [3]

Đối với nhiều quốc gia, chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa GDP và GNI, nghĩa là thu nhập sở hữu thuần không đáng kể, không có hoặc có ít sự chênh lệch giữa thu nhập người lao động nhận được và các khoản thanh toán của quốc gia đó cho nước ngoài. Ngược lại, GNI có xu hướng cao hơn GDP khi quốc gia nhận được nhiều thu nhập sở hữu từ đầu tư và thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài. Trong trường hợp nước ngoài có quyền kiểm soát lớn đối với sản lượng quốc gia và thu nhập sở hữu nhận được không đáng kể, GNI sẽ thấp hơn GDP.

Như vậy, điểm mạnh của GNI là thước đo kinh tế ghi nhận tất cả khoản thuần thu nhập đi vào nền kinh tế quốc dân, không tính đến phạm vi lãnh thổ kinh tế của thu nhập đó. Nói cách khác, đó là thuần thu nhập thực tế từ sản xuất và sở hữu tài sản của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định [thường là 1 năm]. Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu hữu ích hỗ trợ các nhà nghiên cứu, hoạch định xây dựng được bức tranh toàn cảnh hơn về hoạt động kinh tế.

3. Vai trò của GDP và GNI trong đánh giá tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia

Hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là Tổng sản phẩm trong nước [GDP] và Tổng thu nhập quốc gia [GNI] đều có vai trò quan trọng trong đánh giá hoạt động của một nền kinh tế hay một quốc gia. Tuy nhiên, nội hàm và cách tiếp cận của GDP và GNI không giống nhau, dẫn đến vai trò của từng chỉ tiêu trong đánh giá tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau. Bảng 1 nêu rõ sự khác biệt cơ bản giữa hai chỉ tiêu này.

Bảng 1. So sánh giữa Tổng sản phẩm trong nước và Tổng thu nhập quốc gia


Chỉ tiêu
Đặc điểm

Tổng sản phẩm trong nước [GDP]

Tổng thu nhập quốc gia
[GNI]

Cách tiếp cận

Giá trị tăng thêm từ sản xuất trong nước

Thu nhập từ sản xuất và sở hữu tài sản

Nội dung phản ánh

Kết quả hoạt động sản xuất

Kết quả phân phối thu nhập lần đầu

Phạm vi tính

Trong lãnh thổ kinh tế,
không quan tâm quyền sở hữu

Trong và ngoài lãnh thổ kinh tế,
thuộc quyền sở hữu của quốc gia

Công thức tính

03 phương pháp theo các cách tiếp cận sản xuất, phân phối thu nhập và sử dụng cuối cùng

GDP + chênh lệch thu chi thu nhập sở hữu và thu nhập người lao động với nước ngoài

Kỳ đánh giá

3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng

12 tháng

Phân tổ

Theo ngành kinh tế, loại hình kinh tế, mục đích sử dụng, tỉnh/thành phố

Theo khu vực thể chế [hiện nay Việt Nam chưa thực hiện]

Tác dụng

Phản ánh quy mô nền kinh tế, sức mạnh kinh tế của quốc gia

Phản ánh sự giàu có, tiềm lực kinh tế của công dân quốc gia

Như vậy, GDP và GNI là hai thước đo hoạt động kinh tế với đối tượng đo lường không giống nhau. Nếu như GDP đánh giá khả năng sản xuất của một nền kinh tế hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, đo lường quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì GNI là thu nhập thực tế do người lao động và các chủ thể kinh tế thuộc sở hữu quốc gia tạo ra và nhận được, không phân biệt vị trí của họ là ở trong hay ngoài nước. Từ đó, vai trò của từng chỉ tiêu trong đánh giá tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau. GDP giúp chúng ta thấy được quy mô, sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia trong khi GNI thể hiện tiềm lực kinh tế của quốc gia đó.

4. Vấn đề lựa chọn chỉ tiêu GDP để đánh giá tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản xuất mà một nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra được định hướng, chính sách phát triển trong giai đoạn kế tiếp. Như phân tích ở trên, do GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, được sử dụng như một chỉ báo về sức khỏe chung của nền kinh tế, chỉ tiêu này được hầu hết quốc gia trên thế giới sử dụng trong đánh giá tăng trưởng kinh tế. Sở dĩ như vậy là do:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dựa vào chỉ tiêu GDP giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và phân tích thị trường đưa ra quyết định phù hợp với thực trạng nền kinh tế. GDP tăng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tư nhiều hơn. Đây là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Ngược lại, khi tăng trưởng GDP rất thấp hoặc nền kinh tế đi vào suy thoái, điều ngược lại sẽ xảy ra: người lao động có thể bị thôi việc, trả lương thấp hơn và các doanh nghiệp không có ý định muốn đầu tư mở rộng thêm.

Thứ hai, việc sử dụng GDP trong đo lường tăng trưởng kinh tế rất hữu ích cho các ngân hàng trung ương khi xác định các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ, bội chi ngân sách... so với GDP, từ đó có những điều chỉnh phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ. Đó còn là cơ sở để tính các chỉ tiêu cân đối khác trong nền kinh tế như tổng tích lũy tài sản trong GDP, tiêu dùng cuối cùng trong GDP, tổng vốn đầu tư xã hội so với GDP, tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP,... Nhờ việc tiếp cận từ hoạt động sản xuất và đo lường kết quả sản xuất của nền kinh tế, GDP được sử dụng trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh rõ ràng đặc điểm, tính chất tăng trưởng của một quốc gia.

Thứ ba, cách tính và tiếp cận GDP cho phép họ đánh giá cơ cấu cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nhóm ngành kinh tế. GDP được tính và phân tổ theo ngành kinh tế, theo khu vực kinh tế và theo tỉnh/thành phố [GRDP] trong khi GNI do tính thêm phần thu nhập sở hữu thuần, không thể thực hiện phân tổ theo ngành kinh tế và theo tỉnh, thành phố mà chỉ phân tổ theo khu vực thể chế. Để trở thành cơ sở lập kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế quốc gia, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, của từng ngành kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế quan tâm. Hơn nữa, do chỉ phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, các Chính phủ dễ dàng và thuận lợi hơn trong thu thập dữ liệu công bố chỉ tiêu GDP theo một số kỳ nhất định trong năm. Trong khi đó, để xác định được GNI cần phải thu thập số liệu của thương nhân và người lao động ở nước ngoài cũng như bóc tách thu nhập của thương nhân và người lao động nước ngoài làm việc tại quốc gia – việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Như vậy, tuy còn một số hạn chế nhất định trong nội dung phản ánh, GDP vẫn là chỉ tiêu quan trọng mà các Chính phủ lựa chọn để đánh giá và so sánh tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, các quốc gia sẽ có các chính sách phát triển kinh tế phù hợp, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

TS. Nguyễn Minh Thu
Khoa Thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân

__________________________________

[1]Thu nhập tạo ra trong nền kinh tế ko chỉ có khối dn mà còn cả các đơn vị sự nghiệp, hộ cá thể, htx, cqhc… gọi chung là chủ thể kinh tế

[2]Đơn vị không thường trú là đơn vị không có trụ sở, không có địa điểm sản xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, không tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài [thường trên một năm].

[3]Công thức theo SNA 2008 [2.143]. Công thức trên theo Sách của VN bị thiếu phần Thuế


Về trang trước Gửi email In trang

Mục lục

  • 1 Tăng trưởng và phát triển
  • 2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
  • 3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
  • 4 Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
  • 5 Hạch toán tăng trưởng kinh tế
  • 6 Hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Chú thích

Phóng viên [PV]:Thưa ông, tại sao Việt Nam cần phải đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017 trong thời điểm này?

Ông Nguyễn Bích Lâm:GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Vì vậy, việc đánh giá đúng quy mô và tốc độ tăng chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm tính đầy đủ về quy mô và so sánh quốc tế.

Theo tôi, việc đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ cần thiết và lúc này là đúng thời điểm. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội [KT-XH] 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Nói thêm rằng, đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP, ở bất cứ quốc gia nào cũng luôn có những vấn đề phát sinh cần rà soát, cập nhật bổ sung, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ. Từ 2010 đến nay, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đức, Nga, Italy, Croatia, Indonesia... đã tiến hành điều chỉnh, công bố lại quy mô GDP và các chỉ tiêu vĩ mô khác có liên quan. Việt Nam không phải là ngoại lệ.

PV:Năm 2013, Việt Nam cũng đánh giá lại quy mô GDP. Vậy lần đánh giá này có khác gì so với 6 năm trước, thưa ông?

Ông Nguyễn Bích Lâm:Trước đó, năm 2013, TCTK đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2008-2012, khi đó GDP tăng khoảng 9%. Đợt đánh giá cách đây 6 năm chỉ tập trung một số ngành, như: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản. Trong lần thu thập thông tin này sẽ đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế, "quét" thông tin ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam. Do đó, chưa đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.

PV:Theo ông, kết quả đánh giá lại quy mô GDP sẽ tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như thế nào?

Ông Nguyễn Bích Lâm:Kết quả đánh giá lại quy mô GDP sẽ có tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Cụ thể, tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó tác động đến định hướng phát triển KT-XH trong các giai đoạn tiếp theo.Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao. Tuy nhiên, việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển KT-XH do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ.

Bên cạnh đó, đánh giá lại quy mô GDP sẽ nhận thấy làm thay đổi cơ cấu GDP: Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên.Ngoài ra, đánh giá lại GDP sẽ làm thay đổi nhiều chỉ tiêu tài chính/tài khóa: Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ thuế so với GDP; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài so với GDP.

PV:Có ý kiến cho rằng, khi quy mô GDP tăng thì sẽ mở rộng dư địa cho chi tiêu và vay của Chính phủ. Vậy quan điểm của ông như thế nào?

Ông Nguyễn Bích Lâm:Tôi khẳng định việc đánh giá lại quy mô GDP là một yêu cầu khách quan, tự thân của Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Mục đích quan trọng nhất là đánh giá xác thực, đầy đủ nhất về quy mô GDP, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là thông tin đầu vào phục vụ việc nghiên cứu, so sánh, điều hành, ra quyết định của cấp quản lý vĩ mô...

Đúng là việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ làm thay đổi hàng loạt những chỉ số vĩ mô quan trọng khác, như: Bội chi, nợ công… Sự thay đổi có thể cho thấy khả năng mở rộng dư địa cho thu ngân sách và thuế cũng như chi tiêu và vay của Chính phủ. Tuy nhiên, khả năng tác động là thấp, vì thực tế thu ngân sách và thuế được quy định bởi các văn bản pháp luật. Nhiệm vụ của ngành thống kê là phản ánh chính xác quy mô của nền kinh tế, không nhằm tăng GDP để mở rộng dư địa vay nợ của Chính phủ hay chi tiêu thêm ngân sách. Theo đó, dãy số về tăng trưởng GDP mới sẽ được dùng để phục vụ việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế 2021-2030.

PV:Trân trọng cảm ơn ông!

VŨ DUNG[thực hiện]

Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19

Nguồn hình ảnh, Matt Cardy

Chụp lại hình ảnh,

Ngành hàng không quốc tế bị ảnh hưởng nặng vì virus corona

Đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp thế giới, tấn công các nước phát triển cũng như đang phát triển. Đây là lần đầu tiên cả thế giới, không phân biệt giàu hay nghèo, đen hay trắng, lớn hay nhỏ, đều bị một tai họa lớn như vậy, ảnh hưởng đến tất cả mọi tầng lớp, mọi ngành, mọi nơi.

Vũ Hán choáng váng trỗi dậy từ cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất

Virus corona: Thế giới nên tin hay nghi ngờ ‘thành công của Trung Quốc’?

Virus corona: 'Khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái những năm 1930'

Quảng cáo

EU ra gói cứu trợ 500 tỷ euro, VN muốn vay 1 tỷ USD

Một số các quốc gia đã và đang đưa ra các biện pháp và chính sách quyết liệt về kinh tế để giảm thiểu tác động của đại dịch này đối với nền kinh tế.

Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức... và gần đây nhất là Liên hiệp châu Âu đã tung ra hàng trăm tỷ USD cứu trợ kinh tế.

Thế nhưng, theo chúng tôi quan sát, dư luận đang tập trung phần lớn mọi sự chú ý cho đến nay vào các nước phát triển hơn là các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà có lẽ ảnh hưởng kinh tế của nạn dịch sẽ lớn hơn vì tài lực còn nhiều hạn chế.

Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam hiện nay là ngăn chặn COVID-19 đừng lây ra. So sánh với sự suy thoái thông thường của một nền kinh tế, ảnh hưởng về kinh tế của COVID-19 mạnh hơn và gây xáo trộn nhiều hơn, nhưng trong một thời gian ngắn hơn.

Do đó, mục tiêu chính của chính sách hiện nay là phải thực hiện các biện pháp y tế, đồng thời làm giảm thiểu các ảnh hưởng xã hội của đại dịch và duy trì năng lực của nền kinh tế hầu có thể phục hồi những hoạt động sản xuất như bình thường trong cơ hội sớm nhất.

Xin nhắc rằng những chính sách này khác với những chính sách truyền thống để kích thích nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái [recession].

Chụp lại video,

Đại dịch virus corona khi nào mới hết?

Bài viết này chỉ bàn về một khung chính sách để đối phó với COVID-19 trong ngắn hạn và trung hạn.

Trước hết, chúng tôi xin trình bày một số biện pháp hiện đang được thực hiện bởi các nước đang phát triển khác.

Kinh nghiệm các nước đối với coronavirus cho đến nay đã cho thấy cách tốt nhất để ngăn chận dịch là hạn chế sự tiếp xúc của con người, kênh chính mà virus lây lan. Do đó, Việt Nam đang có những biện pháp đúng bằng cách đóng cửa các trường học và cửa hàng, thực hành cách ly xã hội [social distancing], đình chỉ các chuyến bay quốc tế và cách ly những người mới đến bao gồm cả người nước ngoài và cả công dân Việt Nam trở về từ nước ngoài để ngăn chặn virus lây lan.

Các biện pháp này là hợp lý bởi vì hiện tại không có phương pháp điều trị COVID-19 đã được khoa học xác định và cũng không có thuốc chủng ngừa vắc-xin nào đã được phát minh. Mục tiêu của các biện pháp cách ly xã hội là để san phẳng đường cong nhiểm bệnh –flattening the curve--hầu các bệnh viện hay các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đủ khà năng đáp ứng, theo thời gian, tất cả các bệnh nhân cần điều trị. Một khi có nhiều xét nghiệm hơn và do đó sự phổ biến của virus được biết đến nhiều hơn, có thể các chính sách cách ly xã hội này có thể phải được tăng cường và cần phải được thực hiện để ngăn chận COVID-19.

Những tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế, đặc biệt là về du lịch, thương mại và FDI cũng như về sản xuất vì các chuổi cung ứng, rất là lớn. Ngành du lịch tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ giảm 2,7 tỷ đô la cho mỗi tháng của cuộc khủng hoảng.

Do đó, có nguy cơ cao là chi phí kinh tế quá khủng khiếp khi tiếp tục những chính sách sách cách ly xã hội này trong một nước còn nghèo, sẽ dễ làm một quốc gia từ bỏ những nỗ lực ấy.

Tuy nhiên, kết quả này phải được ngăn chặn bằng mọi giá vì sự tồn tại của virus sẽ khiến đại dịch quay trở lại và gây ra thiệt hại lần thứ hai càng tồi tệ hơn. Trường hợp của Singapore phải 'lockdown' chặt hơn lần hai sau khi dịch bùng phát trở lại là một ví dụ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề