Tại sao không có núm vú

Với các bệnh nhân thì chứng thụt đầu ti không nghiêm trọng lắm vì chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thực hiện màn dạo đầu hoặc có nghiêm trọng hơn thì chỉ là vấn đề cho con bú khó khăn. Vậy làm thế nào để nhũ hoa nhô lên? May thay có rất nhiều cách làm đầu vú nhô ra một cách tự nhiên hoặc nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ.

Đầu tiên hãy xem mức độ núm vú bị thụt

Bạn hãy đứng trước gương, cởi áo và nâng ngực lên, đặt ngón cái và ngón trỏ ở hai bên vầng vú và nhấn vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti. Bạn hãy làm một cách nhẹ nhàng. Tùy vào phản ứng của núm vú mà bạn có thể đánh giá mức độ tụt núm vú.

• Cấp độ 1: Đầu ti nhô ra dễ dàng khi bạn nhấn nhẹ phần quầng vú và khi bạn thả tay ra nó vẫn ở nguyên vị trí đó chứ không thụt lại ngay lập tức. Ở cấp độ này bạn vẫn có thể cho con bú dù “núi đôi” nhìn không được thẩm mĩ. Ngực bạn không có hoặc có ít xơ nang ở cấp độ này;

• Cấp độ 2: Núm vú vẫn nhô ra khi bạn nhấn nhưng không được dễ dàng lắm và chúng sẽ thụt lại vào ngay khi bạn ngừng ấn. Núm vú thụt ở giai đoạn 2 sẽ gây khó khăn khi bạn cho con bú. Bạn có thể có một lượng xơ nang nhỏ và ống dẫn sữa cũng sẽ bị thụt vào;

• Cấp độ 3: Núm vụ bị thụt và không phản ứng lại với các tác động của bạn cũng như không thể kéo ra. Đây là cấp độ nặng nhất vì ngực sẽ có rất nhiều xơ nang và ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều. Bạn cũng có thể bị tấy đỏ hay nhiễm trùng ở cấp độ này và sẽ không thể cho con bú.

Nguyên nhân khiến núm vú bị thụt

Tại sao không có núm vú

Nếu bạn có đầu vú thụt từ khi còn nhỏ hay dậy thì, thì đây không phải là dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn có đầu ti bị thụt vào trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi bạn đã bước qua tuổi 50 thì có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh hay bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, các chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư hay viêm nhiễm cũng có thể làm núm vú bị thụt .

Nếu bạn trên 50 mà thấy quầng vú của mình bị biến dạng và núm vú không nhô ra như bình thường hay thụt vào trong thì hãy đi làm xét nghiệm tầm soát ung thư vú ngay nhé.

Phụ nữ qua 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh Paget vú. Đầu ti hay quầng vú tiết dịch hồng hay có vẩy, dày lên hay tróc da cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Bạn hãy đi khám bác sĩ nếu núm vú bạn tiết dịch trắng đục, hơi xanh hay đen. Nếu núm vú bị mềm, bị đỏ hay dầy lên thì đây có thể là dấu hiệu của chứng bệnh giãn ống tuyến vú. Phụ nữ đã mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc chứng này rất cao.

Hay nếu bạn có các khối u bị chảy mủ khi nhấn vào hoặc bị trầy xước đồng thời cũng bị sốt thì có lẽ bạn đã bị một chứng nhiễm trùng có tên áp-xe vú. Các bệnh nhiễm trùng khác thường xảy ra trong thời kì đang cho con bú nhưng áp xê vú lại xuất hiện ở các phụ nữ đang không cho con bú.

Nếu núm vú bị thụt sau khi bạn xỏ khuyên thì bạn cũng nên đi khám xem mình có mắc chứng áp xê vú không nhé.

Cách chữa thụt đầu ti

Làm thế nào khi núm vú bị tụt vào trong? Cách chữa thụt đầu ti phụ thuộc vào mức độ núm vú bị thụt, nguyên nhân đầu ti thụt vào trong hay liệu bạn có muốn cho con bú trong tương lai hay không.

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào của bệnh ung thư vú, viêm nhiễm hay dẫn ống tuyến vú thì nên đi khám ngay. Còn nếu tình trạng thụt đầu ti của bạn chỉ ở cấp độ 1 thì bạn chỉ cần các cách thủ công để làm các khối xơ nang biến mất và núm vú nhô ra dễ hơn. Còn khi đang ở giai đoạn 2 hay 3, có lẽ bạn sẽ cần đi khám để xem liệu trình nào phù hợp với mình. Sẽ có những cách kéo đầu ti nhẹ nhàng cho một số trường hợp nhưng đôi khi phẫu thuật lại là giải pháp tốt nhất.

Nếu bạn đang mang thai hay chăm con thì hãy tham khảo ý kiến các y bác sĩ nhé.

Dưới đây là các cách chữa trị nhũ hoa không có núm phổ biến bạn có thể tham khảo:

Các cách chữa thụt đầu ti không cần phẫu thuật thẩm mỹ

1. Dùng kĩ thuật Hoffman

Bạn có thể sử dụng kỹ thuật Hoffman để đẩy núm vú bị thụt ra ngoài. Đặt cả hai ngón cái lên hai bên của đầu vú. Nhẹ nhàng di chuyển hai ngón cái theo hai hướng đối diện một ngón hướng lên trên và một ngón hướng xuống dưới, hay một một ngón qua trái và một ngón qua phải. Bạn hãy làm hai lần mỗi ngày khi mới tập và từ từ tăng lên năm lần nhé. Cách này sẽ làm tan các khối u làm núm vú bạn bị thụt.

Tại sao không có núm vú

Ảnh minh họa: Corbis.com.

Từ năm 12 tuổi, cơ thể cô bé bắt đầu ra dáng một thiếu nữ. Bầu ngực ngày một phát triển to lên, căng tròn nhưng nhũ hoa thì không thấy đâu. Lấy tay nặn thử ra cũng không thấy đầu vú nhô lên là mấy. Nó chỉ hơi lồi ra khi cô bị kích thích hay trời lạnh làm nổi da gà. Đến năm 15 tuổi vì sợ con gái phát triển không bình thường, mẹ mới đưa Vy đi khám.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) cho biết, bình thường, người phụ nữ nào về cấu tạo 2 vú đều có núm vú, loại trừ có dị dạng về vú, trường hợp này rất hiếm. Nhũ hoa có thể dài ngắn, to nhỏ khác nhau.

"Tuy nhiên, ở một số chị em sau khi tuyến vú phát triển đầy đủ mà núm vú không nhô ra khỏi quầng vú, bị tụt vào trong như trường hợp của Vy. Vấn đề nội tiết của cô bé hoàn toàn bình thường, vẫn có kinh nguyệt, lông mu, ngực phát triển...", bác sĩ Dung nói.

Quảng cáo

Cũng theo bác sĩ, những phụ nữ gặp cảnh ngộ như cô bé không phải là ít. Có những cô gái ở độ tuổi 20, 23, bầu ngực đã phát triển hoàn chỉnh nhưng lại không thấy đầu vú đâu như trường hợp của Hà (Phương Mai, Hà Nội).

20 tuổi, cơ thể cô vẫn phát triển giống như bao nhiêu thiếu nữ khác, chỉ có bộ ngực có hiện tượng rất lạ. Bầu ngực vẫn to lên, trong khi đó đầu ngực lại thụt vào trong mà không nhô lên như những bạn nữ khác. Điều này khiến cô thấy mặc cảm, mất tự tin, không dám nhận lời yêu ai.

"Mặc áo nịt ngực vào thì chả ai thấy mình có sự khác biệt gì mấy. Nhưng mà bỏ ra thì lộ ngay, trong khi các bạn khác thấy lấp ló đầu vú còn của mình thì cứ phẳng lặng. Sau này lấy chồng, có con thì không biết cho con bú bằng cách nào", Hà tâm sự.

Quảng cáo

Theo bác sĩ Dung, chị em cũng không cần quá lo lắng khi "đỉnh núi" không nhô lên được. Với những trường hợp bị tụt nhẹ, không có bất thường gì về núm vú có thể dùng những cách đơn giản để kéo.

Như trường hợp của Vy, cô bé đang ở tuổi dậy thì, cơ thể vẫn tiếp tục phát triển. Hơn nữa, tình trạng tụt núm vú chỉ ở mức độ nhẹ. Vì thế, biện pháp khắc phục hết cũng hết sức đơn giản. Hằng ngày, Vy chỉ cần lấy xi lanh hoặc dụng cụ hút sữa (của một số bà mẹ đang cho con bú) áp vào và tìm cách kéo nó lên dần.

"Ngoài ra, có thể dùng tay đẩy đầu vú ra thường xuyên để lau và day ấn nhẹ nhàng. Cứ làm như thế dần dần đầu vú sẽ nhô ra như bình thường", bác sĩ Dung nói.

Ngoài ra, cũng theo bác sĩ, nếu đã lập gia đình thì chị em có thể nhờ ông xã giúp vấn đề tế nhị này. Ở một số phụ nữ, đến thời kỳ mang thai có thể nhờ sự thay đổi nội tiết mà núm vú nhô ra ngoài. Việc cho con bú cũng có thể tạo ra lực cơ học liên tục để kéo núm vú ra ngoài.

Với những trường hợp bị tụt sâu vào trong nặng thì có thể cần phải phẫu thuật thẩm mỹ để kéo nhũ hoa ra.

Bác sĩ Dung cũng khuyến cáo, đầu vú bị tụt có thể do sẹo ngay núm vú hoặc tổ chức xơ dưới núm vú từ khi còn nhỏ gây co kéo, khiến núm vú bị tụt vào trong. Vì thế, nếu thấy đầu vú bị tụt vào trong, chị em nên đi khám để xác định nguyên nhân và mức độ tụt. Từ đó, sẽ có cách xử trí phù hợp, có cần phải phẫu thuật hay không.

Phương Trang

* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Tôi 19 tuổi, thân thể gầy, đáng buồn nhất là cặp vú của tôi nhỏ, hai bên lại to nhỏ không đều, không có núm vú nổi lên. Tôi lo lắng không biết mình có bị bệnh gì không mà ngực không đều và núm vú lại không nổi lên như vậy. Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?

Trần Thị Vi ()

Trên thực tế, nhiều phụ nữ bẩm sinh không có được một bộ ngực đẹp như mong muốn, giống trường hợp của bạn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trao đổi như sau:

Bộ ngực to hay nhỏ phụ thuộc vào các yếu tố như: di truyền, điều kiện dinh dưỡng, đặc biệt là các hormon tăng trưởng và sinh dục ở tuổi dậy thì như FSH, LH, estrogen. Những hormon này làm thay đổi toàn bộ vóc dáng và kích cỡ của cơ thể, trong đó có bộ ngực. Đối với bạn, ngực nhỏ vừa do cấu tạo bẩm sinh, vừa do bạn quá gầy, sẽ không thể giúp bộ ngực phát triển tốt nhất được. Vì vậy, bạn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng cân hợp lý thì bộ ngực cũng to lên. Bạn cũng nên tập thể thao, thể dục, kết hợp với việc mát-xa ngực thường xuyên để tạo ra sự thay đổi cho vòng một. Hai bên ngực không đều là hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, do thuận tay phải hay tay trái nên không cần phải lo ngại. Việc núm vú không nổi lên: gặp ở 2 - 10% phụ nữ, nguyên nhân do các ống tuyến sữa ngắn, thiểu sản, thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú hoặc do teo các tổ chức tuyến vú. Ở mức độ nhẹ, núm vú bị tụt vào trong nhưng có thể kéo ra dễ dàng được thì chỉ cần kích thích, kéo núm vú ra thường xuyên hoặc dùng dụng cụ hút sữa kéo núm vú ra. Với mức độ nặng, núm vú bị tụt vào sâu, khó khăn để kéo ra ngoài thì cần phẫu thuật để kéo núm vú ra ngoài. Bạn nên đi khám để được đánh giá mức độ và nguyên nhân tụt núm vú mới có biện pháp điều trị phù hợp.

 BS. Nguyễn Bùi Kiều Linh