Tại sao lại có đờm khi ho

Đờm là gì? Tại sao lại có đờm trong họng? Đây là một vấn đề sức khỏe được rất nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông qua màu sắc của đờm chúng ta có thể nhận biết được một vài bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này.

Đờm là gì? Tại sao lại có đờm trong họng?

Đờm [hay đàm] là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ... được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới [khí quản và phế quản]. Thông thường, trong cổ họng sẽ luôn tồn tại một lượng đờm nhất định có tác dụng bẫy vật lạ để lông mao ở trong đường thở làm sạch và tống nó ra khỏi phổi. Ngoài ra, nó cũng có chứa các tế bào miễn dịch nhằm nhấn chìm hay tiêu diệt vi khuẩn để chúng không thể tồn tại trong phổi và gây ra nhiễm trùng. 

Đờm trong cổ họng thường khá loãng và bị chúng ta nuốt xuống bụng một cách vô thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đờm có thể được tiết ra nhiều hơn bình thường gây ra tình trạng đờm đặc, ho có đờm. 

Nguyên nhân của tình trạng này thường là do các vấn đề sau:

  • Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đờm ở cổ họng ở hầu hết người bệnh. Khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… là những tác nhân chủ yếu gây ra các chứng dị ứng.
  • Hút thuốc lá: Thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, bộ phận hô hấp của con người. Những người hút thuốc lá trong thời gian dài có thể gây viêm màng nhầy và tăng sản xuất đờm trong mũi và cổ họng. Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vừa hút thuốc lá, vừa nghiện rượu và các chất kích thích khác.
  • Nhiễm trùng: Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại. Nhưng nếu có quá nhiều đờm thì lại là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
  • Yếu tố sinh lý: Nếu chức năng sinh lý của mũi và họng suy giảm sẽ làm cho đờm tắc nghẽn tại mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, bệnh vách ngăn bị lệch sẽ làm trệch đường lưu thông của đờm gây tắc nghẽn.
  • Do virus: Virus gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đờm. Phản ứng với một số loại thực phẩm: Các thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, ngũ cốc,… có thể làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn, nhiều đờm, gây khó thở.

Màu đờm khác nhau cảnh báo bệnh gì?

Khi cơ thể trong trạng thái bình thường, đờm thường khá loãng, có màu trong. Tuy nhiên, nếu như sức khỏe của bạn đang có vấn đề, đờm sẽ bị biến đổi thành các màu khác như: Trắng đục, vàng, xanh… Mỗi màu sắc có thể tiết lộ một vài bệnh lý mà bạn đang mắc phải.

Màu trắng đục

Khạc đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô trong mũi của bạn đang bị sưng khiến chất nhầy không thể di chuyển qua đường mũi nhanh chóng như bình thường. Nó trở nên đặc hơn và kết lại thành từng mảng màu vẩn đục. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh hoặc dị ứng.

Màu vàng hoặc xanh

Nếu bạn khạc ra cả khối đờm màu vàng hoặc đờm xanh, điều này cho thấy bạn đang bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bộ phận chịu tổn thương có thể là xoang hoặc đường hô hấp dưới.

Ở người hút thuốc bị bệnh phổi mãn tính, việc thường xuyên ho ra nhiều đờm màu xanh lá hoặc đờm vàng cũng cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng.

Hồng hoặc đỏ

Đờm màu hồng, có sủi bọt thì đó có thể là dự báo về bệnh phù phổi cấp. Nếu thấy tình trạng này, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để được theo dõi và tư vấn. Đờm có lẫn máu đỏ tươi có thể gây ra bởi tình trạng ho dai dẳng hoặc đau tức ngực, nhiễm trùng phổi.

Trong trường hợp bạn đang bị cảm lạnh, viêm phế quản hoặc tổn thương nhẹ bên trong khoang mũi thì việc đờm có một chút máu cũng không có gì quá nguy hiểm. Nhưng nếu bạn không cảm lạnh mà vẫn ho, nôn ra đờm có máu tươi cùng với triệu chứng sụt cân, sốt, ho dai dẳng có thể bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng.

Nâu

Với người hút thuốc hoặc nghiện thuốc lá nặng, việc bị đờm ho màu nâu là điều không quá xa lạ. Nếu bạn không phải là một người thường xuyên hút thuốc thì chất nhầy màu nâu cũng có thể có nguồn gốc từ máu khô trong mũi, ô nhiễm không khí hoặc chỉ là do một cơn cảm lạnh.

Đen

Đờm màu đen có thể được gây ra do hít phải bụi bẩn màu đen, hút thuốc lá lâu ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biết nhất khiến đờm có màu đen thường là do nấm hoặc viêm phổi vì nhiễm vi khuẩn hoặc do hít phải các chất gây kích ứng, bụi bẩn lâu ngày. Theo nguyên tắc chung, đờm càng thẫm màu thì càng có nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng.

Phòng tránh như thế nào để không bị đờm

Mặc dù tình trạng ho, khạc ra đờm là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh những bệnh lý đó bằng những biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường sống ô nhiễm là cách điều trị ho có đờm hiệu quả. Thường xuyên rửa mũi bằng các loại bình rửa mũi, hút đờm họng bằng máy hút mũi.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu bia…
  • Hạn chế ăn các đồ ăn chiên nướng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm từ sữa sẽ khiến chất nhầy gia tăng. Đặc biệt, tránh ăn những thức ăn gây dị ứng.
  • Ăn uống khoa học, hợp lý bổ sung vitamin thông qua rau xanh, hoa quả... để tăng sức đề kháng cũng là cách chữa ho có đờm tránh tái phát nên áp dụng.
  • Thực hiện xông mũi họng bằng nước nóng hoặc máy khí dung, có thể kết hợp với tinh dầu thiên nhiên có tính ấm như: Tinh dầu sả, tinh dầu bưởi, tinh dầu khuynh diệp...
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao.

>>> Thông tin hữu ích: Những cách tiêu đờm hiệu quả dễ thực hiện tại nhà

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ vì sao lại có đờm và màu sắc của đờm có thể là biểu hiện của những bệnh lý nào. Nếu bạn cần tham khảo thêm thông tin về bệnh hoặc các sản phẩm điều trị, hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Làm cách nào để dễ ho khạc đờm ra ngoài?

Khi chúng ta bị các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, COPD [bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính], hen suyễn, giãn phế quản, di chứng bệnh phổi cũ… Việc làm chúng ta khó chịu nhất vẫn là đàm, đàm nhiều làm chúng ta phải ho khạc, khò khè, khó thở… Vậy có cách nào để đàm dễ khạc ra ngoài và không gây khó chịu nữa hay không?

Thứ nhất, việc đờm tạo ra nhiều là do nguyên nhân nhiễm vi trùng hoặc vi rút đường hô hấp hoặc do các bệnh mạn tính như hen suyễn, COPD… gây viêm đường thở và tiết ra đàm nhiều. Như vậy để giảm bớt được đàm thì cần phải được chẩn đoán đúng và điều trị đúng bệnh để cắt hoặc giảm bớt nguồn tạo ra đàm.

Thứ hai, để đờm dễ khạc ra ngoài thì chúng ta cần phải làm những việc sau đây:

  • Uống nước đầy đủ vì nước sẽ làm cho loãng đàm, khiến cho đàm không bị vón cục lại hoặc tạo thành nhưng sợi đàm dài dai và khó khạc. Lượng nước bao nhiêu thì đủ? Hãy áp dụng công thức tính sau: “1kg cân nặng thì uống 40ml nước lọc mỗi ngày” như vậy nếu 1 người nặng 50kg thì mỗi ngày người đó cần uống 2 lít nước. Để đàm loãng ra dễ dàng hơn thì yêu cầu người bệnh cần uống hơn lượng nước đó khoảng 0,5 lít.
  • Uống thêm các loại nước trái cây cũng giúp bù lượng vitamin cũng như muối khoáng và đồng thời cũng giúp loãng đàm.
  • Sinh hoạt trong môi trường không quá nóng và quá lạnh: nhiệt độ và độ ẩm phù hợp là khoảng từ 27o C tới 30o C và độ ẩm thì nước ta khá là tốt nếu nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp.
  • Vận động nhiều hàng ngày yêu cầu không được nằm nhiều nếu đi lại được, nếu không thì cũng phải ngồi dậy. Thời gian cần vận động mỗi ngày từ 30 phút trở lên [nếu đi bộ] tùy từng người, không nên gắng sức quá mức.
  • Sử dụng đúng các thuốc bác sỹ cho để điều trị phù hợp. Nếu sử dụng thêm thuốc thì cần phải hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Các động tác vật lý trị liệu như vỗ lưng, vỗ ngực, rung bằng tay, hít thở sâu, ho khạc đàm chủ động... cũng giúp đàm bong ra khỏi đường thở dễ dàng và dễ khạc ra ngoài.
  • Những việc KHÔNG NÊN LÀM:
  • Không nên ăn quá mặn vì không có lợi cho sức khỏe và không có lợi cho loãng đàm, ăn với chế độ đủ muối khoáng.
  • Không nên uống các nước mát làm kích thích tiểu nhiều vì như vậy sẽ làm mất nước nhiều hơn, trà và café cũng không nên dùng do tác dụng làm lợi tiểu.
  • Không dùng các thuốc giảm ho vì sẽ làm giảm khả năng bài tiết đàm ra ngoài. Các thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc cũng không nên dùng vì không thể biết được hàm lượng cũng như có thể gây ảnh hưởng tới các thuốc đang điều trị.
  • Không được nằm nhiều vì sẽ làm đàm ứ lại không ra ngoài được, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Một lần nữa cần nhắc lại, việc quan trọng nhất vẫn là chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hợp lý để đàm không tiếp tục tạo ra nữa cũng như mau lành bệnh. Tùy vào từng bệnh khác nhau thì bác sỹ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho việc làm loãng đờm dễ dàng hơn.

Xem thêm kỹ thuật lấy đàm làm xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm trực khuẩn lao

Video liên quan

Chủ Đề