Tại sao lại thở mạnh

Tiền sử của các bệnh hiện nay trước hết phải xác định xem các triệu chứng có cấp tính hay mãn tính và có thể là tạm thời hay ngắt quãng. Nếu cấp tính, lưu ý bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường hô hấp trên [chảy nước mũi, sốt, đau họng] hoặc dị ứng [ngứa, hắt hơi, sưng mặt, phát ban, tiếp xúc với chất gây dị ứng tiềm ẩn]. Cần phải khai thác rõ tiền sử đặt nội khí quản hay phẫu thuật vùng cổ. Nếu mãn tính, cần xác định thời điểm xuất hiện [ví dụ, kể từ khi sinh, thời ký sơ sinh, chỉ ở tuổi trưởng thành] và xác định thời gian diễn biến, cũng như tính chất các triệu chứng liên tục hoặc không liên tục. Đối với các triệu chứng không liên tục, các yếu tố kích thích hoặc làm trầm trọng thêm [ví dụ như vị trí, phơi nhiễm chất gây dị ứng, lạnh, lo lắng, bú mẹ, khóc] cần được khai thác. Các triệu chứng kết hợp quan trọng trong tất cả các trường hợp bao gồm ho, đau, chảy nước dãi, suy hô hấp, tím, và ăn khó.

Đánh giá một cách hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng gợi ý bệnh lý căn nguyên, bao gồm ợ nóng hoặc các triệu chứng trào ngược khác [co thắt thanh quản]; ra mồ hôi ban đêm, giảm cân, và mệt mỏi [ung thư]; và thay đổi giọng nói, khó nuốt, và sặc tái phát [bệnh lý thần kinh].

Tiền sử y khoa ở trẻ em nên bao gồm tiền sử chu sinh, đặc biệt là về tiền sử đặt nội khí quản, có các dị tật bẩm sinh hay không, và tiền sử tiêm chủng [đặc biệt là HiB]. Ở người trưởng thành, nên khai thác tiền sử đặt nội khí quản, gây mê, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát và sử dụng thuốc lá và rượu.

Bước đầu tiên là xác định dấu hiệu và mức độ suy hô hấp bằng cách đánh giá các dấu hiệu quan trọng [bao gồm đo spO2] và thăm khám nhanh trên lâm sàng. Các dấu hiệu của suy hô hấp nghiêm trọng bao gồm tím, rối loạn ý thức, độ bão hòa oxy thấp [ví dụ,

Chủ Đề