Tại sao mặc áo len tích điện

日本での幸せライフレシピ

2020/12/23

Bước vào mùa lạnh, khi tiết trời trở nên hanh khô, độ ẩm không khí xuống thấp, nhiều người phải khổ sở vì cảm giác chạm tay vào đâu cũng bị giật tanh tách: chạm tay cầm cửa, vòi nước inox, nút bấm thang máy, đụng vào áo len với tóc cũng giật toé lửa.v.v. thực sự gây ra bao nhiêu phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy phải làm sao để hạn chế được hiện tượng tĩnh điện này?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tĩnh điện

Là do điện tích tích tụ trên bề mặt của một đối tượng, gây mất căn bằng điện trên bề mặt của vật liệu. Cơ thể người hay động vật cũng là một bộ máy điện hóa đặc biệt, khi mọi tế bào có thể sản sinh ra được điện năng. Khi có hành động mang tính “Cọ xát”, như mặc quần áo, di chuyển, chải tóc, đắp chăn, v.v… sẽ gây ra hiện tượng tích điện.

Đặc biệt trong mùa đông, tình trạng tĩnh điện này xảy ra mạnh nhất. Mùa đông khiến độ ẩm trong không khí xuống thấp. Để phòng tránh tĩnh điện cần lưu ý những việc sau:

  • Hạn chế dùng các chất liệu bằng vải nỉ, len hay cao su trên chân: vì các vật liệu này cách điện mạnh, khiến điện tích trong người không giải phóng được, khi dùng tay chạm vào các vật liệu dẫn điện như kim loại sẽ dễ bị phóng điện, nổ tanh tách, ngoài việc khiến giật mình, đôi khi có cảm giác đau. Vì vậy khi đi giày, nên chọn chất liệu là giày đế da.
  • Mang theo người một miếng kim loại nhỏ như chùm chìa khóa cũng giúp triệt tiêu điện đã tích tụ.
  • Thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm trong người.
  • Luôn phòng thân bên mình một túi khăn giấy ướt, trước khi muốn sờ nắm vào vật gì thì lấy giấy ướt lau một lượt các ngón tay rồi mới cầm vào.
  • Nếu không đem theo khăn giấy ướt thì có thể chạm tay trước vào các vật liệu như kính, gỗ, tường xi măng để giải phóng bớt điện.
  • Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để giảm tích điện như: Vòng tay cao su, xịt chống tích điện lên quần áo. Dụng cụ đo và triệt tiêu điện tích cầm tay.

 [Chĩa đầu đen vào phần kim loại, đèn báo hết “điện” là an toàn để tiếp xúc tay vào – sản phẩm có bán ở các hệ thông Home Center]

  • Cung cấp đủ độ ẩm cho không khí: Bằng cách đặt máy phun sương tạo ẩm trong nhà.
  • Sử dụng chất liệu quần áo chăn gối bằng các chất liệu vải sợi tự nhiên như cotton [Tránh dùng các loại có sợi tổng hợp như polyester, nylon]
  • Ngâm quần áo với nước xả vải để làm quần áo mềm, giảm hiện tượng tĩnh điện.
  • Quần áo được phơi khô tự nhiên sẽ giảm hiện tượng tĩnh điện hơn việc xấy hấp quần áo.
  • Khi ủi quần áo, kê giấy trắng ở dưới lớp quần áo khi ủi để phân tán bớt đi điện tích khi ma xát.

Kim Ngân

Nguồn hình: tác giả

Vì sao quần áo lại bị tĩnh điện?  Hiện tượng tĩnh điện xảy ra do điện tích tích tụ trên bề mặt của một đối tượng, gây mất cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu. Cơ thể người là bộ máy điện hóa đặc biệt, mọi tế bào đều có thể sản sinh điện năng. Sự mất cân bằng điện tích đối với con người thường xảy ra khi có hành động mang tính "chà xát", như mặc quần áo, kéo giãn quần áo, chải tóc, lau chân trên thảm, mở tay nắm cửa… Đặc biệt, hiện tượng tĩnh điện xảy ra mạnh nhất trong mùa đông. Bởi trong mùa này, độ ẩm trong không khí thường khá thấp. Khi chúng ta mặc quần áo, sự ma sát giữa bề mặt vải với cơ thể hoặc giữa các sợi vải làm cho chúng cứ "dính bết" vào người. Hiện tượng này xảy ra càng cao đối với quần áo len, nhung và quần áo có chứa nhiều sợi tổng hợp. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nhưng nó khiến người mặc thấy khó chịu, thiếu thẩm mỹ và mất tự tin khi đi ra ngoài đường. Thật không may, đa số những loại quần áo mặc vào mùa đông lại có tính dẫn điện rất nhiều. Bạn có một bộ quần áo đẹp nhưng khi mặc lên người nó lại dính vào cơ thể, khi cởi ra toàn tiếng nổ lách tách khiến bạn vô cùng ngại ngùng và khó chịu. 

Cần làm gì khi quần áo bị tĩnh điện và bết dính vào cơ thể?

Nếu gặp phải trường hợp quần áo tĩnh điện, bết dính vào người hãy làm ngay một trong những việc dưới đây, nó sẽ giải quyết vấn đề đó cho bạn ngay trong tích tắc.

1. Chạm vào kim loại trên mặt đất

Theo chúng ta được biết trong hiện tượng vật lý, những vật bằng kim loại khi tiếp xúc với mặt đất sẽ dẫn điện. Nên khi thấy hiện tượng tĩnh điện trong cơ thể bạn hay cầm, chạm ngay vào một vật bằng kim loại có tiếp đất, khi đó điện trong cơ thể sẽ mất đi do truyền qua vật kim loại xuống đất. Tuy nhiên, nếu vật bằng kim loại mà không tiếp đất, sử dụng cách này có thể còn làm bạn bị giật hơn.

2. Làm mất tĩnh điện bằng giấy khô

Khi quần áo bị tĩnh điện, hãy lấy một tờ giấy khô chà lên phần phía trong của váy hoặc áo, lặp lại việc này một vài lần, bạn sẽ thấy hiện tượng tĩnh điện trên cơ thể giảm đi một cách đáng kể. 

3. Gắn kim băng vào quần áo

Một cách cũng vô cùng đơn giản và hiệu quả để làm mất tĩnh điện trong quần áo là dùng một chiếc kim băng. Cách làm như sau: lấy một chiếc kim băng gắn vào phía trong quần áo, có thể là trong tùi quần hoặc sau cổ áo vừa tiện lợi mà không gây mất thẩm mỹ. Kim loại của kim băng sẽ triệt tiêu điện tích trên quần áo, ngăn ngừa tĩnh điện và hiện tượng điện giật một cách triệt để.

4. Dùng mắc quần áo kim loại chà xát vào quần áo

Trước khi mặc trang phục, hãy lấy một chiếc mắc quần áo chà xát phía trong và phía ngoài của quần áo, làm như vậy sẽ khiến cho những hạt điện tích tụ bị loại bỏ và hiện tượng tĩnh điện trong quần áo sẽ mất đi.

5. Xịt nước lên váy áo bằng bình có vòi 

Bạn dùng bình nước xịt nhẹ bên ngoài váy áo chỗ nơi bị tĩnh điện dính vào người. Hiện tượng tĩnh điện trên quần áo sẽ biến mất ngay lập tức, tuy nhiên đừng xịt quá nhiều nước hoặc xịt lên vùng vải rộng vì chẳng ai mong muốn xuất hiện ở một bữa tiệc hay sự kiện nào đó mà chiếc váy lại bị ướt.

6. Xịt sản phẩm xịt tóc aerosol lên váy áo

Ngoài việc dùng nước để chống tĩnh điện, bạn có thể thay thế bằng dung dịch xịt tóc aerosol.  Để chai xịt aerosol cách xa cơ thể khoảng một cánh tay để không xịt trực tiếp lên váy áo, lưu ý nên nhắm mắt để tránh trường hợp vô tình xịt vào mắt. Đây cũng là một trong các cách khắc phục tình trạng váy áo "dính bết" vào người.

7. Mang theo mình một vật bằng kim loại bên người

Giữ một vật kim loại trong người như đồng xu, đê khâu tay hoặc chùm chìa khóa. Dùng bất cứ vật nào trong số đó để chạm vào bề mặt kim loại nối đất trước khi tiếp xúc với da. Đây cũng là hiện tượng tự nối đất, nhờ đó quần áo không bị tích điện, thay vào đó các điện tích được chuyển sang vật kim loại.

8. Đi giày đế da thay bằng đế cao su 

Thay vì đi đôi giày có đế cao su bạn hãy chọn cho mình một đôi giày đế da. Chất liệu da có tác dụng làm giảm khả năng tĩnh điện rất tốt.

9. Dưỡng ẩm cho da thường xuyên 

Vào mùa đông, da của chúng ta thường bị khô và nứt nẻ, bạn nên thường xuyên bôi kem dưỡng da. Việc bôi kem dưỡng da không chỉ giúp da mịn màng mà còn giúp giảm khả năng tĩnh điện trong cơ thể.

10. Đi chân trần

Hãy đi chân trần, để chân tiếp đất sẽ khiến cho điện trong cơ thể được truyền từ chân xuống đất, từ đó làm mất khả năng tĩnh điện trong cơ thể. Thực hiện việc này trước khi mặc quần áo sẽ giúp bạn không bao giờ phải lo đến việc quần áo dính chặt vào người gây mất thẩm mỹ vào mùa hanh khô.

Ngoài những cách trên chúng ta cũng có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để để ngăn chặn tình trạng tĩnh điện quần áo một cách triệt để nhất.

Cung cấp độ ẩm cho không khí: 

Vào mùa động độ ẩm thường rất thấp, không khí bị khô khiến cho hiện tượng tĩnh điện trong nhà xảy ra càng nhiều, do đó hãy đặt một máy phun sương để tạo độ ẩm, việc này sẽ giúp giảm đáng kể hiện tượng giật do tĩnh điện mang lại.

- Giặt quần áo để làm mất tĩnh điện 

Ngâm quần áo với nước xả vải

Sau khi quần áo được giặt, nên ngâm quần áo với nước xả vải. Việc này không chỉ giúp quần áo thơm tho, mềm mại mà còn giúp ngăn tĩnh điện vô cùng hiệu quả.

Cho thêm muối nở vào nước giặt. 

Thêm ¼ cốc muối nở vào lồng giặt trước khi giặt. Muối nở tạo nên một rào chắn giữa các điện tích âm và dương, ngăn chặn việc tích điện và sự hình thành tĩnh điện.

- Tùy vào khối lượng đồ giặt mà bạn cần điều chỉnh lượng muối nở cho vào nước giặt. Với mẻ giặt đầy, bạn có thể cho vào ½ cốc muối nở, với mẻ giặt ít thì chỉ cần dùng 1-2 thìa canh muối nở là đủ.

- Muối nở cũng được xem là một chất làm mềm nước và mềm vải.

Thêm giấm vào lồng giặt

Giấm đóng vai trò vừa là chất làm mềm vải, vừa giảm tĩnh điện trên quần áo. Trong quá trình giặt, tạm dừng máy giặt khi bắt đầu chuyển sang chu trình xả nước, rót vào lồng giặt ¼ cốc giấm trắng không pha loãng. Bấm nút tiếp tục chu trình xả.

Dùng viên giấy bạc trong máy sấy

Nếu quần áo của bạn gây bám dính vì tĩnh điện sau khi giặt, hãy cho một viên giấy bạc vào giữa đống quần áo trong máy sấy để ngăn chặn sự bất tiện này.

Giũ quần áo trước khi phơi

 Ngay khi sấy quần áo xong, bạn nên lấy ra và giũ. Bước này giúp ngăn ngừa hình thành tĩnh điện. Để giúp giảm tĩnh điện hơn nữa, bạn có thể phơi trên dây phơi quần áo.

Theo Mộc - Vietnamnet

Video liên quan

Chủ Đề