Tại sao lại gọi là măng cụt

Quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana và có biệt danh là Queen Of Fruits : Nữ Hoàng Trái Cây vì được hai Nữ Hoàng Anh Victoria và Elizabeth rất yêu chuộng vì mùi vị thơm ngon và quyến rũ của nó.

Qủa măng cụt – Nữ Hoàng Trái Cây

Măng cụt là một loại trái cây quý, ngoài hương vị thơm ngon nó  còn là một dược liệu vô cùng quý giá rất tốt cho sức khỏe con người.

Trái măng cụt có nhiều hỗn hợp kháng thể Xanthones thiên nhiên. Cho đến bây giờ công trình nghiên cứu y khoa đã khám phá ra trên 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên trong vỏ măng cụt [Khoảng 20% của tổng số kháng thể Xanthones đã được khám phá trên địa cầu], và chưa có một loại trái cây nào có thể sánh bằng trái măng cụt về phương diện này.

Ngoài kháng thể Xanthones, măng cụt còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như : chất đạm, chất béo, chất xơ, carbohydrat, chất sắt, calcium, phosphore, vitamin C…có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như sau :

Công dụng tuyệt vời của quả măng cụt

❇ Ngăn ngừa ung thư

Măng cụt chứa hàm lượng xanthones cao nhất, có tác dụng chống viêm và vi khuẩn. Kháng thể xanthones ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư ruột kết và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư khi kết hợp với nhiều loại thuốc điều trị.

❇  Chống béo phì:

Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthone, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu.

Kháng thể xanthone trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân.

Đồng thời, các kháng thể xanthone trong măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm hơn, có thể thấm nước và có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng không phải âu lo về vấn đề cân nặng.

❇ Ngừa cao huyết áp:

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Những cặn lắng nguy hiểm thường làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có trọng lượng cơ thể trung bình, trong việc giảm huyết áp và ngăn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi.

❇ Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường [Tuyp II]

Với khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm, và làm giảm nhu cầu thuốc men vì lượng đường trong máu xuống bất bình thường, Măng cụt có thể là điều cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

❇ Chống viêm:

Theo Webmd, đặc tính chống viêm của măng cụt rất có lợi cho những người bị đau thần kinh tọa mà không thể kiểm soát bệnh bằng cách điều trị thuốc.

Người bệnh nên ăn 2-3 quả măng cụt một ngày sẽ giúp giảm đau thông qua hiệu ứng ức chế giải phóng histamin và prostaglandin – các chất gây viêm trong cơ thể.

❇ Ngăn ngừa bệnh tim mạch:

Loại quả này giúp củng cố hệ thống tuần hoàn qua đặc tính chống oxy hóa và đột quỵ. Khi mạch máu khỏe mạnh, nguy cơ của bệnh tim cũng giảm theo.

Xem thêm : Các bạn đã bao giờ nhìn thấy hoa măng cụt chưa ?

Quả măng cụt– được biết đến với tên gọi mỹ miều “Nữ hoàng trái cây”. Sự toàn diện về giá trị hương vị lẫn dược tính đã đưa tới một đẳng cấp vững vàng cho loại quả này giữa muôn vàn loại trái cây khác. Không những được ưa chuộng ở miền nhiệt đới, tại Đông Nam Á cũng rất phổ biến gương mặt măng cụt giữa giỏ trái cây của nhiều người. Vì lí do gì mà loại quả này được ưa thích đến vậy? Câu trả lời nằm ở bài viết dưới đây. 

1. Khái niệm

Được biết đến dưới cái tên khác là sơn trúc tử. Tên Tiếng Anh của măng cụt là Mangoustanier, khoa học gọi chúng là Garcinia mangostana L., là một loại quả thuộc họ Bứa Clusiaceae [ Guttiferae].

Đây cũng là một trong những loại cây ăn quả nhiệt đới, tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á. Chiều cao nằm trong khoảng từ 7- 25 m. Quả thời kỳ đã chín sẽ có vỏ ngoài màu đỏ tím đậm và rất dày.

Ruột bên trong màu trắng ngà, nở thành nhiều múi xếp sát nhau. Khi cho vào miệng, quả sẽ có vị ngọt thanh vừa miệng và có mùi thơm ngọt ngào. 

Quả măng cụt là loại trái cây phổ biến tại Việt Nam.

Loài cây này có nguồn gốc từ Mã LaiIndonesia, bắt nguồn từ Malacca qua Moluku. Hiện nay, có thể bắt gặp chúng ở khắp Đông Nam ÁẤn ĐộMyanmar cũng như tại Sri Lanka hay Philippines. Từ ngày theo chân các nhà truyền giáo đạo Gia tô di thực tiến vào miền Nam Việt Nam, cây măng cụt đã trở nên rất phổ biến ở các tỉnh Tây NinhGia Định, Thủ Dầu Một. 

2. Phân loại

Dòng họ cây bao gồm tầm 27 đến 28 chi và 1.050 loài. Một cách ngắn gọn, chúng chỉ chứa khoảng 14 chi với 595 loài gồm các cây thân gỗ hoặc cây bụi.

Thân cây thường dễ nhận dạng với đặc trưng là khá to, độ cao trung bình từ 20 đến 25m, màu nâu đen sậm nhưng lại có màu vàng trong nhựa cây. 

Lá cây mọc dạng đối xứng, dài tầm 15 tới 25cm, đặc trưng thường thấy là rất dài và dai. Hoa có tính chất lưỡng tính, mọc đầy đủ cuống và đốt.

Quả có dạng hình cầu, đường kính từ 4 đến 7cm. Vỏ bên ngoài dày và cứng, có màu đỏ tím, bên trong ruột lại có màu trắng trong, đỉnh đầu quả có nhụy, phía dưới là vài chiếc lá dài. Mỗi quả có khoảng 6 tới 18 hạt, được bao bọc trong lớp áo ngoài màu trắng vô cùng ngọt thơm. 

3. Thành phần thuộc tính

Theo nghiên cứu, trong 100g quả măng cụt hàm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, rất có ích cho cơ thể con người. Có thể kể tới những nhân tố cấu thành nên giá trị của chúng như: 73 kcal năng lượng, tới 17,91g cacbohidrat,  khoảng 1,8g chất xơ, 0,58g chất béo, 0,41g chất đạm và các loại vitamin B1, B2, B3, B9,… vitamin C. Chất khoáng gồm có canxi, sắt, magie, mangan,…

Đây là loại quả có giá trị cao về nhiều mặt.

Không những vậy, vỏ quả cũng là một bộ phận bao chứa lợi ích thiết thực. Trong một lớp vỏ, người ta tìm thấy khoảng 7-13 % tamin, chất nhựa lẫn chất mangostin. Ngoài ra, chúng cũng có những tinh thể phiến nhỏ màu vàng tươi, nhựa chứa hợp chất đắng gọi là xanthones. Lá cây cấu thành nên từ nhiều xanthones, loại đi cùng với tri- hydroxy methoxy. 

4. Tác dụng

4.1 Tăng cường sinh lực cho cơ thể

Trong quả măng cụt gồm một thành phần có tên gọi axit Trytophan – chất có liên quan trực tiếp tới Serotonin [vốn là chất dẫn truyền thần kinh quyết định chất lượng giấc ngủ, tâm trạng cũng như khẩu vị] kích thích sự hưng phấn tinh thần. Theo nhiều nguồn nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, khả năng chống đỡ cơn mệt mỏi của loại quả này là một trong những ưu điểm lớn nhất có thể kể tới. Nhiều người dùng cho biết sau khi sử dụng quả như một thứ thức ăn, họ cảm nhận được sự khỏe khoắn thấy rõ mọi cảm giác uể oải dường như bay biến. 

4.2 Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Trong một quả, hàm lượng xanthone hàm chứa là rất lớn. Đây là một chất thuộc vào nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc lấy từ thực vật. Được cho là có khả năng kháng viêm mạnh mẽ và tính chất hỗ trợ cơ thể phòng chống cũng như tiêu diệt tế bào ung thư. 

Lượng chất này được tìm thấy rất nhiều trong vỏ quả. Tuy vậy, bởi vì vỏ quả khi ăn có vị khá đắng, nên Đông y thường sử dụng kèm với một vài thức vị khác cấu tạo nên thuốc.

Dược tính trong quả măng cụt đóng góp rất lớn cho việc chữa bệnh.

4.3 Giảm mùi hôi của hơi thở

Chất kháng thể Xanthones- một yếu tố cấu thành nên quả măng cụt hoàn toàn có khả năng mạnh mẽ trong việc diệt vi khuẩn. Do đó, súc miệng bằng nước măng cụt có tác dụng làm giảm độ hôi miệng sau khi ăn.

4.4 Giảm huyết áp

Huyết áp cao được xếp vào những nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng xơ vữa động mạch. Những chất cặn nguy hiểm có thể làm hẹp con đường lưu thông máu nằm sâu tại các động mạch, gia tăng nguy cơ mắc phải đột quỵ lẫn đau tim. Quả này được xem như một trong những phương thức hữu hiệu làm giảm huyết áp và ngăn sự công kích tới huyết áp của mạch máu đường phổi.

Loại trái cây này có những cải thiện tích cực tới cơ thể con người.

4.5 Cải thiện hệ thần kinh

Hiện tượng lão hóa và suy giảm não bộ là nhân tố chủ yếu gây ra các bệnh lý về thần kinh, đãng trí, run tay chân và nhiều chứng bệnh khác. Sử dụng loại quả này là một trong những con đường hữu hiệu nhất chống lại sự lão hóa tuổi tác, cũng chính vì vậy mà chúng được xem như phương thuốc thần phòng ngừa tính thoái trào của hệ thần kinh. 

4.6 Giảm cholesterol

Một khi mà cholesterol đã đạt ngưỡng đi xuống nhất định, sự lão hóa này sẽ sản sinh ra nhiều mảng bám nằm ở mạch máu. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, kháng thể Xanthones từ loại quả này có quyết định rất lớn trong sự giảm thiểu khả năng gây lão hóa từ cholesterol xấu. Bên cạnh đó, nó cũng phòng chống sự hình thành các mảng bám gây nguy hiểm cho cơ thể.

Măng cụt không chỉ có khả năng chữa bệnh mà còn hỗ trợ quá trình làm đẹp.

4.7 Làm đẹp da

Những hội chứng bệnh ngoài da như bệnh chàm [eczema], mụn trứng cá hay vẩy nến,… thường nhận phác đồ điều trị từ Steroids và những loại kem chống nấm thành phần khác. Dùng nước quả măng cụt thoa lên những vùng da đang bị tổn thương sẽ cho kết quả khả quan trong việc điều trị bệnh tự nhiên không cần dùng thuốc. Hơn nữa, điều này còn có lợi khi tránh được những tác dụng phụ ngoài mong muốn khác khi sử dụng dược phẩm. 

5. Lưu ý khi sử dụng

5.1 Phản ứng dị ứng

Khi nạp một lượng măng cụt quá nhiều, cơ thể sẽ tự sinh ra một số phản ứng dị ứng nhẹ, điển hình là nổi mề đay, mẩn đỏ hay phát ban. Ở một vài trường hợp nặng, chúng còn dẫn tới các triệu chứng nghiêm trọng ví dụ như sưng miệng, môi hay tức ngực.

5.2 Nhiễm axit lactic

Các nhà khoa học cho biết, việc tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong khoảng 1 năm có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm phải axit lactic nặng. Tình trạng này xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân axit lactic lắng đọng bất thường trong máu. Triệu chứng khi nhiễm phải axit lactic có thể kể đến là buồn nôn và cảm thấy ốm yếu. Trường hợp không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị gây sốc, đe dọa tới tính mạng.

Loại quả này cần tới một vài lưu ý khi sử dụng.

5.3 Can thiệp quá trình đông máu

Trong măng cụt có chứa hợp chất xanthone- được xem là nguyên nhân gây cản trở quá trình đông máu tuần hoàn trong cơ thể. Ngoài ra, chúng có khả năng tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin, gây nên tình trạng xuất huyết tiêu hóa. 

Bởi tính chất trì hoãn sự đông máu, bệnh nhân thường được khuyến cáo không nên ăn loại quả này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. Điều này nhằm để giảm nguy cơ chảy máu trong hoặc sau phẫu thuật.

Không những hoàn toàn thỏa mãn được khẩu vị của người ăn, măng cụt còn là thành phần dược tính khó thiếu trong chữa bệnh. Chính vì vậy, không khó để loại quả này gây dựng được giá trị vững bền của mình trong giới hoa quả thực phẩm. Tới đây, có lẽ bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên rồi, đúng không nào? 

Video liên quan

Chủ Đề