Tại sao ngứa đầu nhũ hoa

Ngứa nhũ hoa hay còn gọi là ngứa núi đôi, ngứa đảo bông gò, ngứa đầu ti là những cụm từ dùng để chỉ tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng núm vú của nữ giới. Đây là hiện tượng mà khá nhiều chị em đã và đang gặp phải. Dưới đây là 9 nguyên nhân gây ngứa nhũ hoa núm vú mà chị em cần lưu ý. 

1. Do thói quen sinh hoạt 

Chị em thi thoảng có triệu chứng ngứa đầu nhũ hoa và nhanh chóng qua đi sau 1-2 ngày mà không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác ở vùng ngực thì đây có thể là do sự thay đổi của thời tiết khiến cho đầu nhũ hoa bị ngứa ngáy khó chịu. 

Ngoài ra, tình trạng ngứa nhũ hoa còn có thể là do thói quen sinh hoạt của chị em như: sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng không phù hợp dẫn đến kích ứng vùng da ở vùng ngực và gây ngứa nhũ hoa. Việc chị em dùng áo ngực quá chật cũng khiến cho núm vú bị ma sát dẫn tới ngứa ngáy khó chịu ở vùng da này,…

2. Ngứa nhũ hoa núm vú do bị chàm

Chị em bị ngứa và nổi ban đỏ ở vùng ngực, nhũ hoa thì đây có thể là do bị chàm ngực. Ngoài triệu chứng ngứa và nổi ban đỏ thì khi bị chàm ngực, chị em còn có triệu chứng đau rát khó chịu ở vùng ngực.

3. Ngứa đầu nhũ hoa núm vú do mang thai

Ngứa đầu nhũ hoa cũng có thể là do việc mang thai. Khi mang thai, các hoocmon trong cơ thể thai phụ có sự thay đổi và vùng da ngực căng ra, núm vú

nở to hơn khiến thai phụ có triệu chứng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai, kèm theo cảm giác căng tức và đầu nhũ hoa sẫm màu hơn.

4. Do cho con bú

Khi cho con bú, sữa mẹ có thể đọng lại ở đầu ngực, tắc sữa khiến cho núm vú bị tổn thương gây ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú, kèm theo đau, căng ngực.

5. Viêm tuyến vú, nhiễm nấm ở vùng ngực

Tình trạng ngứa nhũ hoa ở nữ giới là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm da cơ địa [eczema] hoặc viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, viêm da thần kinh ở vùng ngực gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở xung quanh vùng ngực và nhũ hoa, nhũ hoa bị tróc da,…

Ngoài ra, tình trạng ngứa nhũ hoa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang bị nhiễm nấm candida ở vùng ngực, đặc biệt là trong thời gian cho con bú. Nguyên nhân gây nấm có thể là do vấn đề vệ sinh vùng ngực không sạch sẽ và không đúng cách,… khiến cho vi khuẩn nấm  phá hủy tế bào da ở vị trí đầu nhũ hoa, gây cảm giác ngứa ngáy và đau khó chịu.

6. Ngứa nhũ hoa núm vú do mãn kinh

Khi bước vào tuổi mãn kinh, chị em bị rối loạn nội tiết tố, cơ thể tiết ra ít dầu hơn, da mất đi độ ẩm và thường mỏng đi, khô hơn, dễ bị kích thích nên rất dễ bị ngứa, trong đó bao gồm cả âm đạo và vùng ngực, “núi đôi” của chị em.

7. Ngứa nhũ hoa núm vú do xạ trị 

Khi chị em điều trị ung thư vú có thể sẽ dẫn đến tình trạng ngứa ở vùng ngực và nhũ hoa và sau khi kết thúc điều trị thì vùng nhũ hoa vẫn còn có thể bị ngứa do quá trình xạ trị ung thư vú đã làm chết các tế bào da ở vùng nhạy cảm này, khiến cho vùng da này bị khô, nhũ hoa bị bong tróc da và ngứa ngáy.

8. Bệnh Paget vú

Bệnh paget vú là một dạng của ung thư vú. Bệnh bắt đầu từ núm vú và kéo dài đến vùng sẫm màu quanh núm vú. Bệnh paget vú có thể giống như bệnh eczema, với triệu chứng ngứa ngáy, có vảy ở vùng ngực.

9. Do khối u lành tính

Ngứa nhũ hoa cũng có thể là do chị em bị u xơ, nhân xơ tuyến vú. Đây chủ yếu là khối u lành tình. Khi bị u xơ, nhân xơ tuyến vú thì chị em thường có cảm giác

ngứa và cảm thấy có một khối u nhỏ hoặc dịch lỏng màu vàng tiết ra từ núm vú.

Ngứa đầu nhũ hoa khiến chị em cảm thấy khó chịu, bên cạnh đó đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, chị em cần có biện pháp phòng tránh ngứa và chăm sóc vùng “núi đôi” đúng cách để tránh tình trạng ngứa núi đôi.

Phòng ngừa hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa

Để phòng tránh tình trạng ngứa đầu nhũ hoa, chị em nên thực hiện một số biện pháp sau:

-Vệ sinh sạch sẽ: Chị em cần vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ và đúng cách hàng, dùng vải mềm, nước sạch để lau vùng “núi đôi” nhẹ nhàng, tránh cọ xát gây xước nhũ hoa

– Chọn áo ngực phù hợp: Việc chọn áo ngực phù hợp không chỉ giúp núi đôi thêm phần quyến rũ mà còn giúp bầu ngực, nhũ hoa của chị em tránh được các tổn thương và hạn chế tình trạng bị ngứa.

– Sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm và kem dưỡng da phù hợp được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Không nên sử dụng những loại có nồng độ kiềm cao dễ gây khô, dị ứng với vùng ngực dẫn tới tình trạng ngứa nhũ hoa.

– Chị em có thể chườm nước ấm để giúp làm giảm cơn ngứa.

– Nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất từ rau, củ, quả tươi để tăng sức đề kháng, giúp tăng độ ẩm cho làn da.

Nếu hiện tượng ngứa nhũ hoa kéo dài, kèm theo những bất thường khác ở vùng ngực,… thì chị em cần thăm khám bác sỹ để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa do đâu và có hướng điều trị phù hợp.

Ngứa núm vú gây khó chịu bực bội cho chị em phụ nữ. Thật bất tiện khi mà ngứa vào ban ngày bạn đang ở chỗ đông người, ban đêm thì lại làm mất giấc ngủ của chính bạn chỉ vì muốn gãi ngứa. Vậy rốt cuộc ngứa núm vú là nguyên nhân là do đâu, khắc phục hay điều trị ra sao? Bài viết này đưa bạn một số nguyên nhân phổ biến, cách điều trị, phòng ngừa ngứa núm vú và cho bạn lời khuyên khi nào nên đến gặp bác sĩ.

1. Biểu hiện của ngứa núm vú

Các biểu hiện ngứa núm vú nói thì đơn giản nhưng lại khá phức tạp. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân mà người bệnh có thể thấy các biểu hiện bệnh diễn ra như thế nào. Có bệnh nhân thấy hiện tượng ngứa núm vú xảy ra rất nhẹ, không thường xuyên nên không để ý, hoặc chỉ thấy khó chịu đôi chút. Một số bệnh nhân thì hiện tượng này xảy ra thường xuyên, theo chu kì khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, nhất là những khi có cảm giác ngứa nhiều, liên tục. Một số bệnh nhân lại thấy hiện tượng ngứa núm vú đột nhiên xuất hiện và ngứa nhiều, dữ dội, thậm chí kèm theo cả hiện tượng sưng, tấy khiến người bệnh thấy bị đau ở vú, ngứa, rát.

Ngứa núm vú khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, phiền toái. Nhiều người trở nên cáu tính hơn khi thường xuyên gặp phải các hiện tượng này, nhưng họ không biêt nguyên nhân do đâu để hạn chế. Hiện tượng ngứa núm vú có thể tự mất đi sau 1 thời gian nhưng cũng có thể tiến triển nặng hơn, khiến người bệnh gãi nhiều dễ nhiễm trùng, sưng, tấy.

2. Nguyên nhân ngứa núm vú

Trong hầu hết các trường hợp, ngứa núm vú không có gì nghiêm trọng cả. Số ít hiếm hoi, núm vú bị ngứa là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn nhưng không đáng lo ngại. Các nguyên nhân gây ngứa núm vú bao gồm:

Ngứa núm vú do viêm tấy

Hiện tượng viêm tuyến vú do nhiều tác nhân khác nhau có thể dẫn tới hiện tượng vú bị sưng, các mô tuyến vú bị thay đổi kích thước chèn ép vị trí của nhau. Kích thước vú tăng, các tế bào bị tích nước căng, tức. Khối sưng viêm thường gây cảm giác ngứa ngáy thực ra đó là cảm giác đau nhẹ khiến cơ thể dễ bị nhầm tưởng là hiện tượng ngứa. Ngoài ra, khi vú gặp các vấn đề viêm tấy, kích thước vù tăng lên, áo ngực trở nên chật hơn gây chèn, ép vú, mô vú khiến người bệnh càng thấy ngứa ngáy, khó chịu hơn.

Bạn cần làm gì? Sưng viêm bạn cần đi gặp bác sĩ để được kê thuốc bôi hay uống. Những thứ bạn có thể tự làm là:

  • tránh gãi vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng và dẫn đến nhiễm trùng
  • bôi kem dưỡng ẩm.

Bác sĩ sẽ kê thuốc bôi hay uống tùy theo mức độ viêm, như:

  • sử dụng steroid tại chỗ và các loại thuốc theo toa khác theo khuyến cáo
  • sử dụng thuốc kháng histamine, chẳng hạn như hydroxyzine
  • điều trị bằng kháng sinh có thể cần thiết nếu nhiễm trùng phát triển.

Bạn phải dùng thuốc theo thuốc kê của bác sĩ, không tự ý dùng.

Ngứa núm vú khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố, căng da ngực và tăng lưu lượng máu có thể khiến người phụ nữ bị ngứa núm vú khi mang thai. Phụ nữ cũng có thể bị đau đầu vú, ngứa ran, nhạy cảm và sưng vú.

Với phụ nữ mang thai thì khắc phục tình trạng này bạn có thể tìm đến các kem dưỡng da không hóa chất như vitamin e, bơ, dầu dừa hay kem bôi lanolin. Bôi trực tiếp kem dưỡng lên núm vú xoa và massge nhẹ nhàng giúp giảm ngứa.

Ngứa núm vú khi cho con bú

Hiện tượng này rất phổ biến ở các mẹ đang nuôi con bằng sữa. Đặc biệt trong giai đoạn bé mọc răng ngứa lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do bé bú cắn vú mẹ gây các tổn thương trên bề mặt núm vú. Các tổn thương diễn ra thường xuyên liên tiếp khi chưa kịp lành tổn thương cũ gây hiện tượng viêm. Da núm vú bị trẻ bú thường xuyên bị mỏng, dễ nhiễm trùng hơn bình thường kết hợp với các tổn thương gây viêm, cảm giác ngứa, rát, hiện tượng xảy ra lâu mà không được điều trị có thể dẫn tới viêm vú, viêm núm vú gây sưng tấy, đau đớn, hiện tượng ngứa trầm trọng hơn.

Bạn cần phải làm gì? Nếu nhẹ chớm bị bạn có thể tự dưỡng ẩm và vệ sinh bầu ngực và những vật dụng liên quan cho con bú như sau:

  • Tránh độ ẩm cho núm vú bằng cách giữ cho núm vú khô ráo
  • nên thay miếng lót ngực thường xuyên trong ngày
  • sử dụng nước nóng và xà phòng để giặt quần áo, khăn tắm, áo ngực, miếng lót cho con bú [miếng trợ ti] và các loại khăn sữa. Hãy làm khô những đồ vật này ở ngoài trời.

Ngứa núm vú do nấm

Nấm thường xuất hiện kèm cảm giác ngứa ngáy, đau, thậm chí sưng tấy. Hiện tượng nấm vú có thể xảy ra nếu người bệnh không biết các phòng ngừa lây nhiễm nấm. Các nguyên nhân gây nấm thường do trang phục nhiễm vi nấm tiếp xúc với cớ thể, người bệnh không vệ sinh đúng cách [như các phụ nữ đang nuôi con bằng sữa, bị rối loạn tiết dịch vú]. Các vi nấm ăn sâu, phá hủy tế bào da ở vị trí vú gây cảm giác ngứa kèm đau nhẹ. Nhiều nguyên nhân gây nấm gây ngứa, rất ngứa kèm rát, nấm không chỉ rất ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bức bối, phiền phức.

Nấm Candida cũng có xuất hiện phổ biến với những phụ nữ đang cho con bú khiến vùng vú bị bong tróc đau ngứa cùng với các mảng trắng như cặn sữa ở miệng, lưỡi em bé, thậm chí là lưỡi bé bị phát ban đỏ.

Điều trị bằng kem chống nấm và thuốc uống. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhanh khỏi tốt cho mẹ và cả em bé. Bạn nên khám cho cả em bé của mình để cắt đứt nguồn lây nhiễm nấm giữa hai mẹ con. Trong quá trình đó bạn cần giữ cho núm vú khô ráo bằng cách thay miếng lót sữa ở ngực thường xuyên trong ngày. Tiệt trùng tất cả các thiết bị bơm và núm vú giả trong nước sôi trong 5 phút hoặc theo chỉ dẫn.

Ngứa núm vú do kích ứng

Nguyên nhân này ít gây biến chứng và dễ trị nhất trong các nguyên nhân gây bệnh ngứa núm vú nhất. Hiện tượng ngứa núm vú do nguyên nhân này chủ yếu xảy ra do cơ thể tiếp xúc với thành phần nào gây kích ứng cho da như do kích ứng với áo ngực, kích ứng với sữa tắm, sữa dưỡng thể gây hiện tượng ngứa ngáy, đặc biệt dễ xảy ra với núm vú vì đây là bộ phận khá nhạy cảm, dễ tổn thương. Đôi khi là do thời tiết hanh khô cũng khiến núm vú bị ngứa. Nhiều phụ nữ có thói quen sử dụng áo ngực dày khiến vú không “được thở” gây tích tụ chất độc càng làm tăng hiện tượng dễ kích ứng và ngứa ngáy. Các hoạt động mạnh như chạy bộ, lướt sóng hay cự tạ cũng có thể gây kích ứng do quần áo cọ sát vào núm vú.

Trường hợp này bạn cần xác định xem bạn bị ngứa do đâu để điều chỉnh. Như với trường hợp hanh khô do tời tiết thì hãy dưỡng ẩm không chỉ cho cơ thể mà còn phải chú ý hơn đến nhũ hoa. Hay kích ứng với áo ngực, sữa tắm thì cần thay thế áo ngực rộng hơn, sữa tắm loại phì hợp với da nhạy cảm. Với các hoạt động thể dục thể thao mạnh như chạy bộ thường xuyên của các vận động viên che núm vú bằng miếng bảo vệ không thấm nước trước khi hoạt động.

Ngứa núm vú do khối u

Hiện tượng xuất hiện khối u ở vú là nguyên nhân gây ngứa núm vú khá phổ biến. Khối u được sinh ra và hình thành trong vú gây xáo trộn sự phát triển của các tế bào, sự phát triển không theo quy luật liên tục khiến khối u tăng kích thước và lượng tế bào nhanh hơn tế bào bình thường, các tế bào khối u chèn ép các tế bào khác để phát triển gây ngứa ngáy, đặc biệt là hiện tượng ngứa đầu núm vú.

Bệnh Paget ở ngực là một dạng ung thư vú hiếm gặp, bắt đầu từ các ống dẫn của vú và lan đến núm vú và khu vực lân cận. Nó có thể trông rất giống bệnh chàm với lớp da khô giòn, có vảy và ngứa nhũ hoa. Nhưng nó thường ảnh hưởng đến chỉ một núm vú, và bạn cũng có thể thấy xuất huyết hoặc tiết dịch màu vàng. Nếu có những triệu chứng này, bạn có thể cần phải sinh thiết một mẫu mô để phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh Paget thường được điều trị bằng phẫu thuật, sau đó là xạ trị, hoặc một số liệu pháp nội tiết tố.

3. Lời khuyên cho bạn

Nếu bạn thấy núm vú của mình bị ngứa hay khô và nứt nẻ, hãy bảo vệ nhũ hoa bằng cách dưỡng ẩm cho da như sau:

  • Chú ý trong việc tắm:Tắm dưới vòi hoa sen hoặc bồn tắm ít hơn 10 phút mỗi ngày. Tắm nước ấm, thay vì nước nóng vì nước nóng làm trôi hết các chất giữ ẩm tự nhiên của da và làm tình trạng khô da nặng hơn. Sau khi tắm xong, nhớ lưu ý nhẹ nhàng lau khô vùng ngực.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc mỡ vaselin bôi lên nhũ hoa và da toàn thân để dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm cho nhũ hoa được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao là kem lanolin- kem bôi nhau thai cừu. Sữa tắm bạn nên dùng loại chiết xuất dịu nhẹ từ thiên nhiên, không hóa chất.
  • Áo ngực: Chọn áo đúng cỡ không nên mặc quá chật, thay mới khi cần.
  • Tránh gãi nhiều vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng và dẫn đến nhiễm trùng.

Nếu làm như trên mà chưa đỡ hãy đi thăm khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều quan trọng cần nhớ là bất kỳ ai gặp các triệu chứng bất thường đều nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá và điều trị thích hợp.
Tham khảo:

//www.medicalnewstoday.com/articles/319538

Video liên quan

Chủ Đề