Ví dụ về thói quen thương mại ở Việt Nam

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệmvà đặc điểm của Hợp đồng thương mại quốc tế
  • 2. Tập quán thương mại quốc tế là gì?
  • 3. Các loại tập quán quốc tế
  • 4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  • 5. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  • 6. Lựa chọn tập quán quốc tế về thương mại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1. Khái niệmvà đặc điểm của Hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu [bên bán] có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu [bên mua] một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

2. Tập quán thương mại quốc tế là gì?

Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được thừa nhận trong quan hệ thương mại quốc tế.

Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế là các điều kiện giao hàng trong INCOTERMS do Phòng thương mại quốc tế [ICC] phát hành.

- Vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế

+ Trong một số trường hợp, Tập quán thương mại quốc tế đóng vai trò là một nguồn luật, cùng với các nguồn luật khác giải quyết các vấn đề phát sinh trong hợp đồng;

+ Đóng vai trò bổ trợ, tập quán thương mại quốc tế giúp giải thích, hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đồng thời bổ sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên không chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể;

+ Hình thành nên các quyết định xét xử với ý nghĩa là một loại nguồn phổ biến;

3. Các loại tập quán quốc tế

Thông thường, các tập quán quốc tế chia làm 03 loại sau:

+ Tập quán có tính nguyên tắc: Là những tập quán được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ:Toà án [hoặc trọng tài] của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

+ Tập quán quốc tế chung: Là tập quán được nhiều nước công nhận và áp dụng. Ví dụ: Incoterms 2000.

+ Tập quán mang tính khu vực: Là tập quán được áp dụng cho từng nước hoặc từng khu vực. Ví dụ: ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện cơ sở giao hàng FOB. Điều kiện FOB Hoa Kỳ được đưa ra trong “Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”, theo đó có 6 loại FOB mà quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua rất khác biệt so với điều kiện FOB trong Incoterms năm 2000. Chẳng hạn, với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định [named inland carrier at named inland point of departure], người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hoá trên hoặc trong phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.

4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Chủ thể của hợp đồng: bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý
  • Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật
  • Nội dung của hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy định. Thông thường các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng
  • Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu

5. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những nội dung chính sau: các bên tham gia hợp đồng, bản chất của hợp đồng, phương thức vận chuyển,Giá cả và phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, các trường hợp bất khả kháng, các hình thức đảm bảo hợp đồng, thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý, lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng.

– Các bên tham gia hợp đồng:Xác định các bên tham gia hợp đồng [người mua / người bán]: Tên của các công ty, Trụ sở chính của họ có địa chỉ chi tiết và tên của các đại diện tương ứng.

– Bản chất của hợp đồng:

  • Xác định mục tiêu của hợp đồng [sản phẩm hoặc dịch vụ]
  • Mô tả các khía cạnh kỹ thuật, số lượng, khối lượng, trọng lượng và cuối cùng là chế độ đóng gói, thêm những nhu cầu người mua có thể cung cấp thêm các yêu cầu của mình.

– Phương thức vận chuyển:

  • Chỉ định phương thức vận chuyển phù hợp với tính chất của hàng hóa, điểm đến và an ninh.
  • Tùy thuộc vào Điều khoản Thương mại Quốc tế, nghĩa vụ tương ứng của các bên ký kết được nêu.

– Giá cả và phương thức thanh toán:

  • Chỉ định giá bằng tiền hoặc ngoại hối của bạn [rủi ro tỷ giá hối đoái được bao gồm]
  • Giá đi kèm với Điều khoản Thương mại Quốc tế xác định phân phối chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiểm và thời gian chuyển nhượng tài sản.
  • Giá của hàng hóa sẽ được xác định [đơn giá và tổng giá].
  • Cung cấp một mã giải quyết cung cấp bảo mật tối đa cho người bán.
  • Xuống thanh toán tạm ứng đảm bảo đơn hàng.
  • Trong trường hợp tín dụng chứng từ, người bán lưu ý đến nhu cầu mở
  • Phạt tiền, nếu luật pháp cho phép, một lý do để bảo lưu quyền sở hữu có thể được đưa vào hợp đồng.

– Phương thức giao hàng:

  • Chỉ định ngày, địa điểm tải và giao hàng.
  • Xác định chi tiết theo ngày hợp đồng có hiệu lực: tôn trọng thời hạn giao hàng là một trong những nghĩa vụ chính của người bán. Người ta phải cung cấp và áp đặt trước áp chót cho sự chậm trễ.

– Các trường hợp bất khả kháng:Chỉ ra bất khả kháng cho các sự kiện không lường trước được. Về nguyên tắc, người ta nên tránh chấp nhận trường hợp bất khả kháng do người bán sử dụng đến mức mà người ta không áp đặt.

– Các hình thức đảm bảo hợp đồng:Xác định nghĩa vụ của hai bên liên quan đến bảo lãnh. Vd: đảm bảo khôi phục trước cho người bán.

– Thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý:Chỉ định luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp pháp lý.

– Lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng:Chỉ định ngôn ngữ của hợp đồng, phải được cả hai bên nắm vững. Tuy nhiên, phải chú ý đến các vấn đề dịch thuật.

6. Lựa chọn tập quán quốc tế về thương mại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tập quán quốc tế về thương mại có thể là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen, phong tục về thương mại được nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ ràng để dựa vào đó các bên xác định quyền và nghĩa vụ với nhau.

Thông thường, tập quán quốc tế về thương mại được chia thành ba nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực.

Tập quán có tính chất nguyên tắc: là những tập quán cơ bản, bao trùm được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và luật quốc gia như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: Toà án [hoặc trọng tài] của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Tập quán thương mại quốc tế chung: là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ: Incoterms năm 2000 [Các Điều kiện Thương mại Quốc tế] do Phòng Thương mại Quốc tế tập hợp và soạn thảo được rất nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Hay UCP 500 do ICC ban hành đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng cũng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động thanh toán quốc tế.

Tập quán thương mại khu vực [địa phương]: là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ: ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện cơ sở giao hàng FOB. Điều kiện FOB Hoa Kỳ được đưa ra trong “Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”, theo đó có 6 loại FOB mà quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua rất khác biệt so với điều kiện FOB trong Incoterms năm 2000. Chẳng hạn, với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định [named inland carrier at named inland point of departure], người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hoá trên hoặc trong phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.

- Khi nào tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng?

Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi:

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định.

+ Các điều ước quốc tế liên quan quy định.

+ Luật thực chất [luật quốc gia] do các bên lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ.

Tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không có giá trị, hay nói cách khác, hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thương mại quốc tế. Khi áp dụng, cần chú ý là do tập quán quốc tế về thương mại có nhiều loại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó, cần phải quy định cụ thể tập quán đó trong hợp đồng.

Ví dụ: điều khoản giá: giá hàng là 250 USD/MT FOB Hải Phòng Incoterms năm 2000.

Incoterms năm 2000 được hiểu là áp dụng bản Quy tắc của ICC về các điều kiện thương mại quốc tế, bản sửa đổi năm 2000. Việc nêu cụ thể Incoterms 2000 sẽ giúp chúng ta tránh áp dụng nhầm các bản sửa đổi Incoterms trước đó, như bản sửa đổi năm 1980, 1990…

Khi áp dụng tập quán quốc tế về thương mại, các bên cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Do đó, nếu các bên biết trước những thông tin về tập quán thương mại quốc tế đó trước khi bước vào đàm phán sẽ rất thuận lợi. Các thông tin đó các bên có thể tìm hiểu thông qua sách báo, tài liệu hoặc ở các văn bản của các Phòng Thương mại [Phòng Thương mại và Công nghiệp], ở các Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài…

Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, cần phải tiến hành phân loại tập quán quốc tế. Nếu có tập quán chung và tập quán riêng thì tập quán riêng có giá trị trội hơn: ví dụ: FOB Incoterms năm 2000 là tập quán chung; FOB cảng đến [shipment to destination] của Hoa Kỳ là tập quán riêng nên FOB shipment to destination của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên áp dụng. Nếu có tập quán mặt hàng và tập quán ngành hàng thì tập quán mặt hàng sẽ được ưu tiên áp dụng.

Video liên quan

Chủ Đề