Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?

Show

Đề bài

Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 76, 77 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc vì:

- Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Nhật Bản, là vùng đất rộng lớn với nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công dồi dào.

- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

- Mục đích của Nhật Bản, muốn biến Trung Quốc thành bàn đạp cho việc mở rộng các hoạt động quân sự.

Loigiaihay.com

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Sự phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản thể hiện ở những điểm nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 78 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 - 1939

    Giải bài tập 1 trang 78 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

    Giải bài tập 2 trang 78 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 76 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929 có những điểm gì nổi bật ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 75 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 107 SGK Lịch sử 11

  • Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

    Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862

    Tóm tắt mục II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862

Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?

Mục lục

  • 1 Tên gọi
    • 1.1 Tại Trung Quốc
    • 1.2 Tại Nhật Bản
  • 2 Bối cảnh lịch sử
    • 2.1 Trung Hoa Dân quốc
    • 2.2 21 yêu sách
    • 2.3 Sự biến Tế Nam
    • 2.4 Xung đột Trung – Xô
    • 2.5 Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • 3 Nhật xâm lược Mãn Châu và Hoa Bắc
  • 4 Xung đột lan rộng
    • 4.1 Nhật xâm lược Trung Quốc
    • 4.2 Trận Thượng Hải
    • 4.3 Thảm sát Nam Kinh
    • 4.4 Nhật Bản tiến công
    • 4.5 Trung Quốc phản công và bế tắc
  • 5 Hợp tác và phản kháng
    • 5.1 Chiến lược kháng chiến của Trung Quốc
    • 5.2 Liên minh Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản
    • 5.3 Đồng minh phương Tây tham chiến
  • 6 Sự giúp đỡ và chi viện từ bên ngoài
    • 6.1 Hoa kiều
    • 6.2 Đức
    • 6.3 Liên Xô
    • 6.4 Phương Tây
  • 7 Kết quả và hệ quả
    • 7.1 Nhật đầu hàng
    • 7.2 Nội chiến tiếp diễn
    • 7.3 Ký ức chiến tranh
  • 8 Thương vong
    • 8.1 Trung Quốc
    • 8.2 Nhật Bản
    • 8.3 Sử dụng vũ khí sinh học và hóa học
    • 8.4 Sử dụng quân cảm tử
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú giải
  • 11 Tham khảo
  • 12 Đọc thêm
  • 13 Liên kết ngoài
    • 13.1 Video

Tên gọiSửa đổi

Tại Trung QuốcSửa đổi

Ở Trung Quốc, cuộc chiến được biết đến nhiều nhất với tên gọi "Chiến tranh kháng Nhật" (giản thể: 抗日战争; phồn thể: 抗日戰爭), rút gọn thành "Kháng Nhật" (tiếng Trung: 抗日) hoặc "Kháng chiến" (giản thể: 抗战; phồn thể: 抗戰). Nó còn có tên gọi khác là "Kháng chiến tám năm" (giản thể: 八年抗战; phồn thể: 八年抗戰). Tuy nhiên vào năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành một chỉ thị đặt tên cho cuộc chiến trong sách giáo khoa là "Kháng chiến mười bốn năm" (giản thể: 十四年抗战; phồn thể: 十四年抗戰) để phản ánh cuộc xung đột trước đó với Nhật Bản từ năm 1931.[27][28] Cuộc kháng chiến này cũng được coi như một phần của "Chiến tranh chống phát xít toàn cầu", theo cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ CHND Trung Hoa nhìn nhận về Chiến tranh thế giới thứ hai.[29][30]

Tại Nhật BảnSửa đổi

Ngày nay tại Nhật Bản, tên gọi phổ biến nhất của cuộc chiến là "Chiến tranh Nhật – Trung" (日中戦爭 Nitchū Sensō?) do tính khách quan của nó. Khi cuộc xâm lược vào Trung Quốc bản thổ bắt đầu vào tháng 7 năm 1937 gần Bắc Kinh, chính phủ Nhật Bản gọi nó là "Sự biến Hoa Bắc" (tiếng Nhật: 北支事變 / 華北 事變, Rōmaji: Hokushi Jihen / Kahoku Jihen) và khi Trận Thượng Hải nổ ra vào tháng sau, nó đã đổi tên thành "Sự biến Trung Quốc" (支那事變 Shina Jihen?).[31]

Nhật Bản dùng từ "sự biến" (事變 jihen?) vì cả hai quốc gia đều không có tuyên chiến chính thức. Theo quan điểm của Nhật Bản thì việc thu hẹp tên gọi xung đột có lợi trong chuyện ngăn chặn sự can thiệp từ các quốc gia khác, nhất là Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ vì họ là nguồn cung cấp dầu mỏ và thép chính cho đất nước. Một động thái chính thức của xung đột có thể dẫn đến việc Mỹ cấm vận theo Đạo luật Trung lập trong những năm 1930.[32][33] Ngoài ra, do tình trạng chính trị bất ổn của Trung Quốc, Nhật Bản thường tuyên bố Trung Quốc không còn là thực thể chính trị dễ nhận biết để có thể tuyên chiến.[34]

Theo chính sách tuyên truyền của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc xâm lược Trung Quốc được xem như một cuộc "Thánh chiến" (聖戦(聖戰) seisen?). Đó là bước đầu tiên của khẩu hiệu "Bát hoành nhất vũ" (八紘一宇 Hakkō ichiu?, tám dây buộc dưới một mái hiên) do Thủ tướng Nhật Bản Konoe Fumimaro tuyên bố vào ngày 8 tháng 1 năm 1940.[35] Khi cả hai bên chính thức tuyên chiến vào tháng 12 năm 1941, tên cuộc chiến được thay bằng "Chiến tranh Đại Đông Á" (大東亞戰爭 Daitōa Sensō?).[36]

Mặc dù chính phủ Nhật Bản vẫn sử dụng thuật ngữ "Sự biến Trung Quốc" (Shina Jihen) trong nhiều tài liệu chính thức,[37] phía Trung Quốc coi từ "Shina" là xúc phạm. Do đó, truyền thông Nhật Bản thường gọi cuộc chiến bằng tên khác như "Sự kiện Nhật – Hoa" (日支事變(日華事變) Nikka Jiken/Nisshi Jiken?).

Cái tên "Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai" không được sử dụng phổ biến ở Nhật vì cuộc chiến với nhà Thanh vào năm 1894 mang tên "Chiến tranh Nhật – Thanh" (日清戦争 Nisshin Sensō?) chứ không phải là Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ nhất.[36]

Bối cảnh lịch sửSửa đổi

Nguồn gốc của chiến tranh Trung – Nhật có thể là Chiến tranh Thanh – Nhật diễn ra trong hai năm 1894–1895, khi Trung Quốc dưới triều Thanh bị Nhật Bản đánh bại phải nhường Đài Loan và công nhận Triều Tiên độc lập qua Hiệp ước Shimonoseki (Mã Quan). Nhật Bản cũng sáp nhập quần đảo Điếu Ngư / Senkaku vào đầu năm 1895 khi kết thúc chiến tranh trong thắng lợi (Nhật Bản tuyên bố quần đảo không có người sinh sống vào năm 1895).[38][39][40] Triều Thanh đang trong buổi hoàng hôn sụp đổ bởi các cuộc khởi nghĩa bên trong và chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, trong lúc Nhật Bản đã trở thành một cường quốc sau công cuộc Minh Trị Duy tân.[41]

Trung Hoa Dân quốcSửa đổi

Trung Hoa Dân quốc được thành lập năm 1912 sau cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ hoàng triều Trung Quốc cuối cùng, triều đại nhà Thanh. Nước Cộng hòa non trẻ thậm chí còn trở nên suy yếu hơn bởi sự xung đột của các quân phiệt. Một vài sứ quân thậm chí còn liên kết với nước ngoài nhằm nỗ lực quét sạch các đối thủ khác. Ví dụ, quân phiệt Trương Tác Lâm của Mãn Châu hợp tác rộng rãi với Nhật để nhận viện trợ quân sự và kinh tế.[42]

21 yêu sáchSửa đổi

Năm 1915, Nhật đưa ra 21 yêu sách nhằm tăng cường quyền lợi chính trị và thương mại ở Trung Quốc được Viên Thế Khải chấp thuận.[43] Tiếp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật giành lấy khu vực ảnh hưởng của Đế quốc Đức ở Sơn Đông,[44] dẫn đến các phong trào biểu tình chống Nhật và biểu tình quần chúng trên khắp Trung Quốc. Trung Quốc dưới thời chính phủ Bắc Dương còn bị chia cắt không thể chống lại sự xâm nhập của nước ngoài cho đến Chiến tranh Bắc phạt năm 1926 – 1928, do Trung Quốc Quốc dân đảng đối lập ở Quảng Châu tiến hành với sự giúp đỡ hạn chế của Liên Xô.[45]

Sự biến Tế NamSửa đổi

Quốc dân Cách mệnh Quân do Trung Hoa Quốc dân Đảng thành lập đã tràn qua miền nam và miền trung Trung Quốc cho đến khi bị chặn lại ở Sơn Đông, nơi các cuộc đối đầu với quân đồn trú Nhật leo thang thành xung đột vũ trang. Xung đột này thường được gọi là Sự biến Tế Nam năm 1928. Trong khoảng thời gian đó, quân Nhật đã giết một số quan chức và pháo kích Tế Nam. Khoảng 2.000 đến 11.000 thường dân Trung Quốc và Nhật Bản thiệt mạng trong cuộc xung đột này. Mối quan hệ giữa chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc và Nhật Bản trở nên tồi tệ nghiêm trọng do hậu quả của sự biến Tế Nam.[46][47]

Xung đột Trung – XôSửa đổi

Xung đột từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1929 ở tuyến đường sắt phía đông Trung Quốc càng làm gia tăng căng thẳng ở vùng đông bắc, dẫn đến Sự kiện Phụng Thiên và cuối cùng là Chiến tranh Trung – Nhật. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước lực lượng của Trương Học Lương không chỉ khẳng định lại quyền kiểm soát của Liên Xô đối với tuyến đường sắt ở Mãn Châu mà còn bộc lộ điểm yếu của quân đội Trung Quốc, điều mà Đạo quân Quan Đông của Nhật nhanh chóng nhận ra.[48]

Màn thể hiện của Hồng quân Liên Xô cũng khiến quân Nhật choáng váng. Mãn Châu là trọng tâm trong chính sách Đại Đông Á của Nhật Bản. Chiến thắng năm 1929 của Hồng quân Liên Xô đã làm lung lay tận gốc chính sách đó và làm vấn đề Mãn Châu tái diễn. Đến năm 1930, Đạo quân Quan Đông nhận ra là họ sẽ đối mặt với Hồng quân đang dần mạnh lên. Giờ hành động ngày một đến gần buộc kế hoạch chinh phục vùng Đông Bắc của Nhật Bản được đẩy nhanh.[49]

Đảng Cộng sản Trung QuốcSửa đổi

Năm 1930, Trung Nguyên Đại chiến nổ ra khắp Trung Quốc với sự tham chiến giữa các chỉ huy trong khu vực từng chiến đấu trong liên minh với Quốc dân Đảng, và Chính phủ Nam Kinh dưới thời Tưởng. Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đây đã công khai chiến đấu chống lại chính quyền Nam Kinh sau vụ thảm sát Thượng Hải năm 1927 và tiếp tục phát triển lực lượng trong cuộc nội chiến này.[50] Chính phủ Quốc dân đảng ở Nam Kinh quyết định tập trung toàn lực trấn áp Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua các Chiến dịch bao vây, theo chủ trương “bình định nội bộ trước, sau đó mới kháng cự bên ngoài” (tiếng Trung: 攘外 必先 安 內, nhương ngoại tất tiên yên nội).[51]

Nhật xâm lược Mãn Châu và Hoa BắcSửa đổi

Phát phương tiện

Khởi đầu chiến tranh

Quân đội Nhật Bản tiến vào Thẩm Dương trong Sự kiện Phụng Thiên

Nhật Bản có tham vọng xâm lược Mãn Châu từ lâu. Ngành công nghiệp Nhật Bản đang rất cần nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, và dân số 30 triệu người của Mãn Châu hứa hẹn sẽ là thị trường tuyệt vời cho xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản trong bối cảnh phương Tây đánh thuế hàng hóa cao dưới tác động của cuộc Đại khủng hoảng. Mặt khác, một trong những mục tiêu chính của quân Nhật là tiếp cận được sông Armur, giáp với Mãn Châu về phía bắc làm đường ranh giới tự nhiên.[52] Lục quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu chiếm đóng một phần đất nước sau sự kiện Phụng Thiên.[53][54] Vào tháng 2 năm 1932, nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc được thành lập.[51][55] Quân đội Trung Quốc không đủ mạnh để chống lại Nhật Bản nêu đã cầu viện Hội Quốc Liên. Theo báo cáo Lytton thì quân Nhật đã xâm nhập vào Mãn Châu nên Nhật bị gây áp lực buộc phải rút lui khỏi Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, không có quốc gia nào phát động chiến dịch chống lại Nhật Bản vào thời điểm đó trên tinh thần của chính sách hòa giải.[56][57]

Vào ngày 28 tháng 1 năm 1932, quân đội Trung Quốc và Nhật Bản đã chiến đấu quyết liệt để tranh giành quyền kiểm soát thành phố Thượng Hải.[58] Cuộc đụng độ cuối cùng kết thúc bằng việc phi quân sự hóa, cấm Trung Quốc dàn quân ở thành phố. Tại Mãn Châu quốc có diễn ra một chiến dịch nhằm đánh bại Quân tình nguyện kháng Nhật, một tổ chức lập ra từ sự phẫn nộ lan rộng với chính sách không kháng chiến chống Nhật của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc[59]

Sự bành trướng lãnh thổ của Đế quốc Nhật Bản

Năm 1933, quân Nhật tấn công vùng Vạn Lý Trường Thành. Thỏa thuận Đường Cô sau đó được lập ra trao cho Nhật quyền kiểm soát tỉnh Nhiệt Hà cũng như một khu phi quân sự giữa Vạn Lý Trường Thành và khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân.[60]

Nhật Bản ngày càng khai thác các xung đột nội bộ của Trung Quốc để làm giảm sức mạnh của các đối thủ yếu thế hơn. Sau nhiều năm Bắc phạt, quyền lực chính trị của chính phủ Quốc dân đảng chỉ giới hạn ở khu vực đồng bằng Trường Giang. Các khu vực khác của Trung Quốc về cơ bản nằm trong tay các quân phiệt địa phương của Trung Quốc.[61][62] Nhật Bản tìm kiếm sự hợp tác từ nhiều Hán gian và giúp họ thiết lập nên chính phủ thân Nhật. Chính sách này được gọi là Đặc thù hóa Hoa Bắc (tiếng Trung: 華北 特殊化; bính âm: huáběitèshūhùa, Hoa Bắc đặc thù hóa) hay thường được gọi là Phong trào Tự trị Hoa Bắc. Các tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi chính sách này là Sát Cáp Nhĩ, Tuy Viễn, Hà Bắc, Sơn Tây và Sơn Đông.[63]

Chính sách này của Nhật có hiệu quả nhất ở khu vực mà ngày nay là Nội Mông và Hà Bắc. Năm 1935, dưới áp lực của Nhật Bản, Trung Quốc đã ký Hiệp định Hà–Umezu, trong đó cấm Quốc dân Đảng tiến hành hoạt động ở Hà Bắc.[51] Cùng năm, Hiệp định Tần–Doihara được ký kết trục xuất quân Quốc dân đảng khỏi Sát Cáp Nhĩ. Do đó, vào cuối năm 1935, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc về cơ bản đã từ bỏ miền bắc Trung Quốc. Thay vào đó, Hội đồng Tự trị Đông Hà Bắc do Nhật Bản hậu thuẫn và Hội đồng Chính trị Hà Bắc–Sát Cáp Nhĩ được thành lập.[64] Tại vùng đất trống của Sát Cáp Nhĩ, Chính phủ Quân sự Mông Cổ được thành lập vào ngày 12 tháng 5 năm 1936.[65] Nhật Bản đã cung cấp tất cả các viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết. Sau đó, các lực lượng tình nguyện Trung Quốc tiếp tục chống lại sự xâm lược của Nhật Bản ở Mãn Châu, Sát Cáp Nhĩ và Tuy Viễn.[66]

Xung đột lan rộngSửa đổi

Nhật xâm lược Trung QuốcSửa đổi

Đại nguyên soái Tưởng Giới Thạch tuyên bố Quốc dân đảng kháng Nhật tại Lộc Sơn vào ngày 10 tháng 7 năm 1937, ba ngày sau Sự biến Lư Câu Kiều.

Đêm 7 tháng 7 năm 1939, quân đội Nhật Bản và Trung Quốc giao chiến ở khu vực gần cầu Macco Polo (hay còn gọi là Lư Câu), khu vực tuyến đường quan trọng dẫn đến Bắc Kinh. Từ những trận giao tranh lộn xộn, nhỏ lẻ đã leo thang thành cuộc chiến tranh toàn diện khiến cả Bắc Kinh và thành phố cảng Thiên Tân rơi vào tay quân Nhật (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1937).[67][68] Vào ngày 29 tháng 7, khoảng 5.000 quân của Quân đoàn 1 và 2 của Quân đoàn Đông Hồ Bắc đã bị tiêu diệt do chống lại quân đồn trú Nhật.[69] Ngoài quân nhân Nhật Bản thì có khoảng 260 thường dân sống ở Thông Châu theo Hiệp ước Tân Sửu năm 1901[70] đã bị giết trong cuộc nổi dậy (chủ yếu là người Nhật, bao gồm cả lực lượng cảnh sát và một số người là dân Triều Tiên).[71] Quân Trung Quốc sau đó phóng hỏa và đốt cả thành phố. Chỉ có khoảng 60 thường dân Nhật Bản sống sót, sau này trở thành chứng nhân cung cấp cho các nhà báo và nhà sử học nguồn tư liệu. Tính chất bạo lực của cuộc binh biến ở Thông Châu nhằm vào thường dân Nhật Bản đã khiến dư luận nước này dậy sóng.[72]

Trận Thượng HảiSửa đổi

Nhật Bản đổ bộ gần Thượng Hải vào tháng 11 năm 1937

Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc ở Tokyo bằng lòng với lợi ích thu được ở miền bắc Trung Quốc sau Sự biến Lư Câu Kiều, bước đầu cho thấy sự miễn cưỡng trong việc leo thang xung đột thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Tuy nhiên, Quốc dân Đảng lại cho rằng động thái gây hấn của quân Nhật đã lên tới "cực điểm". Tưởng Giới Thạch nhanh chóng huy động quân đội và không quân của chính quyền trung ương, đặt họ dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông, đồng thời bao vây phố người Nhật ở Khu định cư quốc tế Thượng Hải, nơi 30,000 thường dân Nhật sinh sống cùng 30,000 quân vào ngày 12 tháng 8 năm 1937.[73]

Chúng ta không thể chịu đựng được nữa, chúng ta sẽ không nhân nhượng. Cả dân tộc phải đứng lên và chiến đấu chống lại lũ quân Nhật cướp nước cho đến khi tiêu diệt được chúng và bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

— Tưởng Giới Thạch[73]

Một tổ súng máy của binh lính Trung Quốc ở Thượng Hải

Ngày 13 tháng 8 năm 1937, binh lính Quốc dân đảng và máy bay chiến đấu tấn công các vị trí của Thủy quân lục chiến Nhật Bản ở Thượng Hải, mở màn cho cuộc chiến. Vào ngày 14 tháng 8, máy bay của Quốc dân đảng vô tình thả bom vào Khu định cư quốc tế Thượng Hải, khiến hơn 3.000 thường dân thiệt mạng.[74] Trong ba ngày từ 14 đến 16 tháng 8 năm 1937, Hải quân Đế quốc Nhật Bản cho xuất kích nhiều máy bay ném bom hạng nặng tầm trung G3M và các loại máy bay của tàu sân bay với kỳ vọng tiêu diệt Không quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã vấp phải sự kháng cự bất ngờ từ các phi đội tiêm kích phòng thủ Curtiss Hawk II / Hawk III và P-26/281 Peashooter của Trung Quốc, khiến quân Nhật chịu tổn thất nặng nề (50%) (ngày 14 tháng 8 sau này được Quốc dân Đảng kỉ niệm là Ngày Không quân Trung Quốc).[75][76]

Binh lính Nhật Bản trong đống đổ nát ở Thượng Hải

Vùng trời Trung Quốc đã trở thành khu vực thử nghiệm các thiết kế máy bay chiến đấu hai tầng cánh và một tầng cánh tiên tiến thế hệ mới. Việc đưa máy bay chiến đấu A5M tiên tiến vào chiến trường Thượng Hải–Nam Kinh kể từ ngày 18 tháng 9 năm 1937 đã giúp quân Nhật đạt được ưu thế trên không nhất định.[77][78] Tuy nhiên, có một số ít phi công kỳ cựu của Trung Quốc cũng như người Mỹ gốc Hoa chứng minh được rằng ngay cả khi sử dụng máy bay hai cánh cũ kĩ và chậm chạp,[79][80] họ vẫn có khả năng chống lại những chiếc A5M bóng bẩy trong các trận dogfight, đồng thời chứng tỏ rằng việc chiến đấu với Không quân Trung Quốc là cuộc chiến tranh tiêu hao.[81][82] Khi bắt đầu trận chiến, quân lực địa phương của Quốc dân Cách mệnh Quân vào khoảng 5 sư đoàn, tức khoảng 70.000 quân, trong khi lực lượng địa phương của Nhật Bản có khoảng 6.300 lính thủy đánh bộ.[83] Vào ngày 23 tháng 8, Không quân Trung Quốc tấn công cuộc đổ bộ của quân Nhật cùng với máy bay cường kích Hawk III và máy bay hộ tống tiêm kích P-26/281 tại Ngô Tùng Khẩu ở phía bắc Thượng Hải. Nhật Bản đã đánh chặn hầu hết cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu A2N và A4N xuất kích từ tàu sân bay Hosho và Ryujo, bắn hạ một số máy bay Trung Quốc nhưng mất một chiếc A4N trong trận không chiến với Trung úy Hoàng Tân Thụy trên máy bay P-26/281. Quân tiếp viện Nhật Bản đã thành công trong việc đổ bộ lên phía bắc Thượng Hải.[84][85] Lục quân Đế quốc Nhật Bản cuối cùng đã điều hơn 200.000 quân, cùng với nhiều tàu hải quân và máy bay để chiếm thành phố. Sau hơn ba tháng chiến đấu căng thẳng, thương vong của họ vượt xa dự kiến ban đầu.[86] Vào ngày 26 tháng 10, Quân đội Nhật Bản chiếm được Đại Xưởng, cứ điểm quan trọng ở Thượng Hải[87] và vào ngày 5 tháng 11, quân tiếp viện của Nhật Bản đổ bộ từ Vịnh Hàng Châu.[88] Cuối cùng, vào ngày 9 tháng 11, Quốc dân Cách mệnh quân phải rút toàn bộ quân.[87]

Thảm sát Nam KinhSửa đổi

Đại sứ quán Liên Xô ở Nam Kinh bị đốt phá ngày 1 tháng 1 năm 1938.

Một tù binh Trung Quốc sắp bị một sĩ quan Nhật Bản chặt đầu bằng shin gunto

Sau khi giành chiến thắng nhọc nhằn tại Thượng Hải, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã chiếm được thủ phủ Nam Kinh của Quốc dân Đảng (tháng 12 năm 1937) và Bắc Sơn Tây (từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1937). Chiến dịch này có sự tham gia của khoảng 350.000 lính Nhật và quân số Trung Quốc nhiều hơn đáng kể.[89]

Các nhà sử học ước tính rằng từ ngày 13 tháng 12 năm 1937 đến cuối tháng 1 năm 1938, lực lượng Nhật Bản đã giết hoặc làm bị thương khoảng 40.000 đến 300.000 người Trung Quốc (chủ yếu là dân thường)[90] trong đợt "Thảm sát Nam Kinh" (hay còn được gọi là "Cưỡng hiếp Nam Kinh") sau khi Nam Kinh thất thủ.[91] Tuy nhiên, nhà sử học David Askew thuộc Đại học Ritsumeikan của Nhật Bản lập luận rằng ít hơn 32.000 dân thường và binh lính đã chết và không quá 250.000 dân thường có thể ở lại Nam Kinh. Phần lớn trong số họ đã trú ẩn trong Khu an toàn Nam Kinh, khu vực an toàn do nước ngoài thành lập, dẫn đầu là John Rabe, quan chức Đảng Quốc xã.[92]

Năm 2005, một cuốn sách giáo khoa lịch sử do Hiệp hội Cải cách Sách giáo khoa Lịch sử Nhật Bản biên soạn, được chính phủ phê duyệt vào năm 2001, đã gây ra sự phản đối kịch liệt ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Nó gọi Vụ thảm sát Nam Kinh và các hành động tàn bạo khác như vụ thảm sát ở Manila là một "sự biến", che đậy vấn đề phụ nữ giải khuây và chỉ đề cập ngắn gọn đến cái chết của binh lính và thường dân Trung Quốc ở Nam Kinh.[93] Bản sao phiên bản năm 2005 của sách giáo khoa trung học cơ sở có tiêu đề Sách giáo khoa Lịch sử Mới không thấy đề cập đến vụ "Thảm sát Nam Kinh" hay "Sự biến Nam Kinh". Quyển sách chỉ có một câu duy nhất đề cập đến sự kiện này là: "Họ [quân Nhật] đã chiếm thành phố đó vào tháng 12".[94] Tính đến năm 2015, một số nhà sử học cánh hữu Nhật Bản phủ nhận rằng vụ thảm sát từng xảy ra và đã vận động thành công để sửa đổi và loại trừ thông tin ra khỏi sách giáo khoa Nhật Bản.[93]

Nhật Bản tiến côngSửa đổi

Xe bọc thép hạng nặng Type 92 gần Nam Kinh năm 1941

Vào đầu năm 1938, giới lãnh đạo ở Tokyo vẫn hy vọng hạn chế phạm vi xung đột để chiếm các khu vực xung quanh Thượng Hải, Nam Kinh và phần lớn miền bắc Trung Quốc. Họ nghĩ rằng điều này sẽ bảo toàn sức mạnh cho một cuộc đối đầu có thể xảy ra với Liên Xô nhưng hiện tại, chính phủ Nhật Bản và Bộ Tổng Tư lệnh đã mất quyền kiểm soát thực sự đối với quân đội Nhật Bản ở Trung Quốc. Sau khi giành được nhiều thắng lợi, các tướng lĩnh Nhật Bản đã leo thang chiến tranh ở Từ Châu nhằm tìm cách quét sạch sự kháng cự của quân Trung Quốc nhưng lại thất bại trong trận Đài Nhi Trang (từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1938). Sau đó, Bộ Tổng Tư lệnh thay đổi chiến lược và triển khai gần như tất cả các đội quân hiện có ở Trung Quốc để tấn công thành phố Vũ Hán, nơi đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và quân sự của Trung Quốc, với hi vọng là tiêu diệt sức mạnh chiến đấu của Quốc dân Cách mệnh quân và buộc chính phủ Quốc dân Đảng phải đàm phán hòa bình.[95]

Vào ngày 6 tháng 6, quân Nhật chiếm Khai Phong, thủ phủ của Hà Nam và đe dọa chiếm Trịnh Châu, ngã ba của đường sắt Bình Hán và Long Hải. Để chặn bước tiến của quân Nhật ở miền tây và nam Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch theo gợi ý của Trần Quả Phu đã ra lệnh phá các con đê trên sông Hoàng Hà gần Trịnh Châu. Kế hoạch là phá vỡ đê ở Chu Khẩu nhưng do gặp một số khó khăn nhất định nên quyết định là phá đê Hoa Viên Khẩu ở bờ nam vào ngày 5 tháng 6 và ngày 7 tháng 6, khiến nước lũ tràn qua đông Hà Nam, trung An Huy và bắc trung Giang Tô. Lũ lụt bao phủ và phá hủy hàng ngàn cây số vuông đất nông nghiệp và dời cửa sông Hoàng Hà hàng trăm dặm về phía nam. Hàng nghìn ngôi làng bị ngập lụt hoặc bị phá hủy và hàng triệu người dân buộc phải sơ tán khỏi nhà của họ. Ước tính khoảng 400.000 người bao gồm cả lính Nhật chết đuối và thêm 10 triệu người trở thành người tị nạn. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn chiếm được Vũ Hán vào ngày 27 tháng 10 năm 1938, buộc Quốc dân Đảng phải rút về Trùng Khánh. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch vẫn từ chối đàm phán, nói rằng ông sẽ chỉ xem xét thương lượng nếu Nhật Bản đồng ý rút về biên giới của năm 1937 trở về trước.[96]

Khi tổn thất và chi phí cho chiến tranh của quân Nhật tăng lên, Bộ Tổng Tư lệnh Đế quốc ở Tokyo quyết định tiến hành các cuộc không kích trả đũa nhằm vào Trùng Khánh và các thành phố lớn khác do Trung Quốc quản lý khiến hàng triệu người thiệt mạng, bị thương hoặc mất nhà cửa.[97] Từ tháng 5 năm 1938 đến tháng 6 năm 1941, Không quân Nhật Bản đã thực hiện 218 cuộc không kích vào các thành phố, giết chết tổng cộng 12.000 người. Ở Trùng Khánh, các cuộc tấn công được báo hiệu bằng còi nhưng ở những khu định cư khác thì báo hiệu bằng bóng bay mắc lên cột điện.[98]

Trung Quốc phản công và bế tắcSửa đổi

Bản đồ thể hiện mức độ chiếm đóng của Nhật Bản năm 1941 (màu đỏ)

Sự chiếm đóng của Nhật Bản (màu đỏ) ở miền đông Trung Quốc lúc gần kết thúc chiến tranh và khu vực căn cứ của Đảng Cộng sản (sọc)

Năm 1939, cuộc chiến bước sang một giai đoạn mới sau những thất bại chưa từng có của quân Nhật trong trận Tùy Huyện–Tảo Dương, trận Nam Quảng Tây, trận Trường Sa và trận Tảo Dương-Nghi Xương. Kết quả thuận lợi đã khuyến khích giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc mở cuộc phản công quy mô lớn đầu tiên vào cuối năm 1939. Tuy nhiên, do năng lực công nghiệp quân sự thấp và thiếu kinh nghiệm trong chiến tranh hiện đại nên quân đội Trung Quốc bị đánh bại. Nhà sử học Rudolph Joseph Rummel gọi cuộc phản công là một thất bại trực tiếp.[99] Sau đó, Tưởng không thể mạo hiểm thêm bất kỳ chiến dịch tấn công tổng lực nào nữa do tình trạng quân đội huấn luyện sơ sài, trang bị kém và vô tổ chức cũng như đường lối lãnh đạo bị Quốc dân đảng và các quân phiệt tại Trung Quốc nói chung phản đối. Ông đã mất đi những binh lính tốt nhất của mình trong trận Thượng Hải và hiện phải lệ thuộc vào chính các tướng lĩnh quân phiệt của mình, những người đang có quyền tự trị cao khỏi chính quyền trung ương Quốc dân Đảng.

Uông Tinh Vệ và các sĩ quan của Hòa bình Kiến quốc Quân

Sau năm 1940, quân Nhật gặp những khó khăn to lớn trong việc quản lý và bố trị lực lượng đồn trú tại các vùng lãnh thổ do họ nắm giữ. Họ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thực hiện chiến lược thành lập các chính phủ bù nhìn thân Nhật phục vụ cho lợi ích của quân Nhật trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Đáng chú ý nhất là Chính phủ Nam Kinh Quốc dân Đảng do Uông Tinh Vệ, cựu Thủ tướng Quốc dân Đảng cầm đầu.[100] Tuy nhiên, do quân Nhật đã gây ra nhiều tội ác chiến tranh[101] cũng như không ủy thác bất cứ quyền lực thực tế nào cho chính phủ bù nhìn nên các lãnh đạo bù nhìn người Trung Quốc nhanh chóng mất lòng tin và không tác động gì nhiều đến tình hình chung ở Trung Quốc.[51][102] Thành công duy nhất mà Nhật Bản đạt được là thành lập nên Hòa bình Kiến quốc Quân để giữ gìn trật tự trị an trong các khu vực chiếm đóng.[103]

Đến năm 1941, Nhật Bản đã nắm giữ hầu hết các khu vực ven biển phía đông của Trung Quốc và Việt Nam nhưng các cuộc giao tranh du kích vẫn tiếp tục diễn ra ở những khu vực bị chiếm đóng này. Nhật Bản phải hứng chịu nhiều thương vong do sự phản kháng bất ngờ của Trung Quốc và không bên nào có thể đẩy nhanh tiến độ.[104]

Đến năm 1943, Quảng Đông trải qua một nạn đói. Khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, những người đồng hương Trung Quốc ở New York nhận được một lá thư viết rằng 600.000 người đã bị chết đói ở Tứ Ấp.[105]

Hợp tác và phản khángSửa đổi

Chiến lược kháng chiến của Trung QuốcSửa đổi

Chiến lược của Trung Quốc để đẩy lùi quân xâm lược Nhật Bản có thể được chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: 7 tháng 7 năm 1937 (Sự biến Lư Câu Kiều) – 25 tháng 10 năm 1938 (Trận Vũ Hán)

Không giống như Nhật Bản, Trung Quốc không có sự chuẩn bị cho chiến tranh toàn diện và ít sức mạnh công nghiệp quân sự, không có sư đoàn cơ giới và lực lượng thiết giáp không nhiều. Cho đến giữa những năm 1930, Trung Quốc đã hy vọng rằng Hội Quốc Liên sẽ đưa ra các biện pháp đối phó với sự xâm lược của Nhật Bản. Hơn nữa, trong thời kỳ này, Quốc Dân Đảng ngày càng sa đà vào cuộc nội chiến chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch coi trật tự nội bộ quan trọng hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chống quân Nhật, ông từng nói rằng: "Người Nhật là bệnh ngoài da, Cộng sản mới là bệnh trong tâm".[51]

Lính Trung Quốc giao tranh từng nhà trong trận Đài Nhi Trang, tháng 3 – tháng 4 năm 1938

Tưởng biết rằng ngay cả trong tình huống bất lợi này, nếu Trung Quốc chứng tỏ khả năng chiến đấu hiệu quả thì có thể giành được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác. Ông nhận ra rằng việc rút lui vội vàng sẽ không thu hút nguồn viện trợ nên quyết định đặt hết mọi thứ vào trận Thượng Hải, sử dụng những sư đoàn tốt nhất do Đức đào tạo để bảo vệ thành phố công nghiệp hóa lớn nhất Trung Quốc khỏi quân Nhật. Trận chiến kéo dài ba tháng, cả hai bên đều chịu tổn thất đáng kể và kết thúc bằng việc Trung Quốc rút lui. Mặc dù quân Trung Quốc thất bại nặng nề nhưng hiệu quả tinh thần là rất lớn. Họ chứng minh rằng việc đánh bại họ không hề dễ dàng, thể hiện quyết tâm của họ trước toàn thế giới. Trận chiến còn trở thành nguồn động lực tinh thần to lớn cho người dân Trung Quốc vì nó giáng một đòn mạnh vào lời nhạo báng của người Nhật rằng họ có thể chinh phục Thượng Hải trong ba ngày và Trung Quốc trong ba tháng.

Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là kiếm thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Họ muốn trì hoãn cuộc tiến công của quân Nhật càng lâu càng tốt để các cơ sở công nghiệp ở hậu phương có thêm thời gian rút lui về phía tây đến Trùng Khánh. Quân đội Trung Quốc thực hiện chiến lược tiêu thổ kháng chiến, phá hủy đê đập gây lũ lụt quy mô lớn, làm chậm đáng kể bước tiến của quân Nhật. Không chỉ các nhà máy mà nguyên liệu thô, hàng chục nghìn công nhân, trường đại học, thư viện và tất cả các tài sản lưu động đều được di chuyển về phía tây. Quân Trung Quốc còn cung cấp cho công ty di dời nhiều quyền lợi.[106]

Giai đoạn 2: 25 tháng 10 năm 1938 (Trận Vũ Hán) – 7 tháng 12 năm 1941 (Trận Trân Châu Cảng)

Quốc dân Cách mệnh Quân hành quân ra trận năm 1939

Trong giai đoạn này, mục tiêu chính của quân đội Trung Quốc là trường kỳ kháng chiến để làm cạn kiệt nguồn dự trữ nguyên liệu thô của Nhật Bản, đồng thời tự xây dựng các cơ sở công nghiệp quân sự. Tướng Mỹ Joseph Stilwell gọi chiến lược này là "giành chiến thắng bằng cách sống lâu hơn". Quốc dân Cách mệnh Quân đã sử dụng chiến thuật dẫn dụ quân Nhật đến một điểm nhất định để phục kích, tấn công bên sườn và bao vây trong các trận giao tranh lớn. Chiến lược này đã thành công trong việc bảo vệ Trường Sa hai lần vào năm 1939 và năm 1941, khiến Lục quân Đế quốc Nhật chịu tổn thất nặng nề.

Trong khi đó, các lực lượng kháng chiến tự phát ở địa phương liên tục quấy rối quân đội Nhật Bản khiến việc kiểm soát các vùng đất rộng lớn của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Năm 1940, Bát Lộ Quân của Đảng Cộng sản mở một cuộc tấn công quan trọng[107] ở Hoa Bắc, họ làm nổ tung đường ray xe lửa và một mỏ than quan trọng. Những hoạt động quấy rối và phá hoại liên tục này đã khiến Lục quân Đế quốc Nhật Bản cực kỳ phẫn nộ và áp dụng "Chính sách Tam Quang" (giết hết, cướp hết, đốt hết). Nhà sử học Himeta Mitsuyoshi cho biết Chính sách Tam quang đã khiến 2,7 triệu người Trung Quốc thiệt mạng.[108]

Đến năm 1941, Nhật Bản đã chiếm phần lớn miền bắc và ven biển Trung Quốc nhưng chính quyền trung ương và quân đội Quốc Dân Đảng đã rút về vùng nội địa phía tây để tiếp tục kháng chiến, trong khi Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn kiểm soát các khu căn cứ ở Thiểm Tây. Hơn nữa, sức mạnh thực tế của quân Nhật chỉ mở rộng đến các tuyến đường sắt và thành phố. Họ không có sự hiện diện quân sự hoặc hành chính lớn ở vùng nông thôn Trung Quốc rộng lớn, nơi quân du kích Trung Quốc tự do hoạt động.[109] Thế trận bế tắc này càng khiến Nhật Bản không chắc chắn về khả năng có một chiến thắng quyết định.

Liên minh Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sảnSửa đổi

Đại nguyên soái Tưởng Giới Thạch, Tổng tư lệnh Đồng minh trên chiến trường Trung Quốc từ năm 1942 đến năm 1945

Tư lệnh Bát Lộ Quân, Chu Đức với mũ biểu tượng Bạch Nhật Thanh Thiên của Quốc dân đảng

Giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản đã xảy ra cuộc nội chiến vào năm 1927.[110] Tháng 10 năm 1934, lực lượng Hồng quân của Cộng sản buộc phải rời khỏi căn cứ địa của họ, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh. Cuộc hành trình kéo dài đến 25 ngàn dặm (12.000km), bắt đầu từ Giang Tây, tiến về phía tây tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc, tới tận Diên An của tỉnh Thiểm Tây.[111] Cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn mà không có bên nào giành được thắng lợi.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 1936, Trương Học Lương tiến hành binh biến, bắt giữ Tưởng và buộc ông phải cam kết hòa hoãn với Đảng Cộng sản.[51][112] Cả hai phía Quốc – Cộng sau đó ngưng các hoạt động quân sự để thành lập Mặt trận thống nhất Trung Quốc đệ Nhị vào ngày 24 tháng 12, tập trung vào chống kẻ thù chung là đế quốc Nhật.[112] Mặt trận thống nhất chính thức thành lập vào ngày 23 tháng 9 năm 1937, khi Quốc dân Đảng công khai tuyên bố sẵn sàng hợp tác với những người Cộng sản.[51] Tuy nhiên, sự hợp tác giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản chưa bao giờ thực sự thống nhất vì mỗi bên đều ngấm ngầm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với bên kia một khi đánh đuổi được quân Nhật.[113] Hồng quân Trung Quốc tránh đối đầu trực diện với quân đội Nhật Bản mà để cho quân đội Quốc Dân Đảng thực hiện cuộc chiến tranh chính quy chống Nhật. Họ tiến hành chiến tranh du kích tại các vùng lãnh thổ mà Nhật chiếm đóng[114].

Sự hợp tác ngay từ đầu đã tồn tại nhiều mâu thuẫn. Ngay trong Mặt trận thống nhất Trung Quốc, cả Quốc dân đảng lẫn đảng Cộng sản đều tìm cách chiếm ưu thế ở những lãnh thổ không nằm trong tay quân Nhật.[113] Tình hình trở nên xấu đi vào cuối năm 1940, đầu năm 1941 khi giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng có xung đột lớn. Tháng 12 năm 1940, Tưởng Giới Thạch ra yêu sách với Tân Tứ quân của Đảng Cộng sản, yêu cầu Tân Tứ quân phải rời khỏi An Huy và Giang Tô. Do phải chịu sức ép nặng nề, các lãnh đạo Tân Tứ quân phải chấp thuận. Năm 1941 lại xảy ra "sự kiện Tân Tứ quân", cả hai phía Quốc – Cộng đều xung đột khiến cho vài ngàn quân thuộc Đảng Cộng sản thiệt mạng. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt của Mặt trận thống nhất chống Nhật.[115]

Đồng minh phương Tây tham chiếnSửa đổi

Tuyên chiến chống Nhật của Chính phủ Quốc dân đảng tại Trùng Khánh ngày 9 tháng 12 năm 1941

Đại nguyên soái Tưởng Giới Thạch và phu nhân cùng với Trung tướng Joseph Stiwell vào năm 1942, tại Miến Điện

Phát phương tiện

Vào ngày 18 tháng 2 năm 1943, Bà Tưởng Giới Thạch phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ

Một áp phích của Hoa Kỳ ủng hộ việc giúp đỡ Trung Quốc chiến đấu

Sau trận Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản và trong vòng vài ngày, Trung Quốc tuyên bố gia nhập với Đồng minh chống Nhật, Đức và Ý.[51][116] Khi các nước Đồng minh phương Tây tham chiến chống Nhật, Chiến tranh Trung – Nhật trở thành một phần của cuộc xung đột lớn hơn, mặt trận Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Gần như ngay lập tức, quân đội Trung Quốc đã đạt được chiến thắng quyết định trong trận Trường Sa lần ba, trận chiến này đã mang lại cho chính phủ Trung Quốc nhiều uy tín trước các Đồng minh phương Tây. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đề cập Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên Xô và Trung Quốc là "Bốn cảnh sát viên" của thế giới,[117] nâng vị thế quốc tế của Trung Quốc lên một tầm cao chưa từng có sau một thế kỷ bị các nước đế quốc chiếm đóng.

Tưởng Giới Thạch tiếp tục nhận tiếp tế từ Hoa Kỳ nhưng gặp khó khăn trên đường vận chuyển. Tất cả các cảng chính của Trung Quốc đều bị Nhật Bản chiếm đóng, tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam không sử dụng được sau khi Nhật Bản xâm lược khu vực này vào năm 1940 và đường Miến Điện cũng bị đóng cửa vào năm 1942, sau khi Nhật Bản chiếm đóng Miến Điện. Do đó, cho đến năm 1945, Trung Quốc chỉ có thể trông chờ vào các loại đạn dược do Không quân Hoa Kỳ vận chuyển qua dãy Himalaya.[118] Ngoài ra, Liên Xô còn không cho phép Hoa Kỳ vận chuyển bom, đạn đến Tân Cương qua vùng lãnh thổ của họ vì quân phiệt của tỉnh, Thịnh Thế Tài quay lưng với những người Cộng sản để theo Quốc dân Đảng. Mặc dù vẫn còn đủ sức để phòng thủ, nhưng quân đội Trung Quốc chưa bao giờ có đủ vũ khí để tiến hành các cuộc phản công lớn chống lại quân Nhật.

Đại nguyên soái Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, và Winston Churchill gặp nhau tại Hội nghị Cairo năm 1943 trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tại thời điểm đó, Quân đội Hoa Kỳ cử tướng Joseph Stilwell, chỉ huy quân đội Mỹ ở Miến Điện đến Trung Quốc. Ông đã được Tưởng bổ nhiệm làm tham mưu trưởng, đồng thời chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ tại chiến trường Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ. Sau 5 năm chiến đấu với Nhật Bản, nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng rằng quân Đồng minh sẽ đảm nhận nhiều trọng trách hơn trong cuộc kháng chiến chống quân Nhật.[119] Tuy nhiên, Stilwell muốn bắt đầu công việc của mình bằng cách cải tổ quân đội Trung Quốc. Điều này đã khiến Quốc dân Đảng và Tưởng Giới Thạch phản đối kịch liệt vì nó sẽ tước đi quyền lực thực tế của họ.[120] Mối quan hệ giữa Tưởng và Joseph sau đó được các nhà sử học mô tả là có nhiều tranh cãi và bất hòa liên tục. Một quan điểm cho rằng lãnh đạo Quốc dân Đảng quá tham nhũng và kém hiệu quả nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng sự việc lại phức tạp hơn thế nhiều. Stilwell muốn nắm quyền kiểm soát toàn bộ quân đội Trung Quốc và theo đuổi một chiến lược hiếu chiến, trong khi Tưởng thích một chiến lược kiên nhẫn và ít tốn kém hơn là chờ đợi quân Nhật.[121] Tưởng tiếp tục duy trì thế phòng thủ bất chấp việc Đồng minh kêu gọi tham chiến vì Trung Quốc đã hứng chịu nhiều thương vong trong chiến tranh và tin rằng Nhật Bản cuối cùng sẽ đầu hàng khi đối mặt với sức mạnh áp đảo của Hoa Kỳ. Do đó, các trận chiến ở Thái Bình Dương dần trở thành chiến trường chính ở châu Á, và thay vì tấn công Nhật Bản từ Trung Quốc, quân Đồng minh muốn tiếp cận đất Nhật Bản từ đảo này sang đảo khác như một phần của "chiến dịch nhảy cóc".[122]

Những khác biệt lâu dài về lợi ích quốc gia và lập trường chính trị giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vẫn được duy trì. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã miễn cưỡng điều quân đội Anh khi nhiều người trong số họ bị quân Nhật đánh tan trong các chiến dịch mở đường Miến Điện trước đó. Mặt khác, Stilwell lại tin rằng việc mở lại con đường là rất quan trọng vì tất cả các cửa khẩu trên đất liền của Trung Quốc đều nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Chính sách "Châu Âu là trên hết" của Churchill không được lòng Tưởng vì nước Anh khi đó yêu cầu Trung Quốc gửi quân nhiều hơn nữa đến Đông Dương để phục vụ cho chiến dịch Miến Điện. Ông thấy rằng họ muốn hy sinh binh lính Trung Quốc để giữ thuộc địa của Anh và ngăn không cho quân Nhật tràn vào Ấn Độ. Tưởng cũng tin rằng Trung Quốc nên chuyển các sư đoàn quân sự của họ từ Miến Điện sang miền đông Trung Quốc để bảo vệ các căn cứ không quân của máy bay ném bom Mỹ, với hi vọng rằng họ có thể đánh bại Nhật Bản thông qua các cuộc oanh tạc. Chiến lược này đã được tướng Mỹ Claire Lee Chennault ủng hộ nhưng bị Stilwell phản đối mạnh mẽ. Ngoài ra, Tưởng còn lên tiếng ủng hộ nền độc lập của Ấn Độ trong cuộc gặp năm 1942 với Mahatma Gandhi, điều này càng làm mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh trở nên xấu đi.[123]

Năm 1943, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tưởng Giới Thạch đã gặp nhau tại Cairo. Tại đó, họ quyết định rằng sau khi chiến tranh kết thúc, Trung Quốc sẽ lấy lại Mãn Châu và đảo Đài Loan.[124]

Năm 1944, tình hình chiến trường của quân Nhật ở Thái Bình Dương trở nên xấu đi nên họ quyết định huy động 500.000 quân và phát động Chiến dịch Ichi-Go, cuộc tấn công lớn nhất của họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tấn công các căn cứ không quân của Mỹ ở Trung Quốc và kiểm soát tuyến đường sắt nối từ Mãn Châu xuống Đông Dương. Chiến dịch đã thành công và chính quyền Trùng Khánh chịu tổn thất lớn, còn quân Nhật thì đạt được nhiều mục tiêu quan trọng và giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ mạng lưới đường sắt của đất nước.[125] Hệ quả của trận chiến là Tưởng Giới Thạch cảm thấy không bằng lòng với sự chỉ đạo chiến lược của Joseph Stiwell nên đã bổ nhiệm Albert Wedemeyer lên làm tổng tham mưu mới vào tháng 10 năm đó.[51][126]

Cuối năm 1944, Lực lượng X dưới sự chỉ huy của Tôn Lập Nhân tấn công từ Ấn Độ và Lực lượng Y dưới quyền của Vệ Lập Hoàng tấn công từ Vân Nam. Hai cánh quân hợp lực ở Mong-Yu đánh bật thành công quân Nhật ra khỏi Bắc Miến Điện và bảo vệ thành công đường Miến Điện, huyết mạch chi viện quan trọng của quân đội Trung Quốc.[127] Vào mùa xuân năm 1945, Trung Quốc đã phát động các cuộc tiến công tái chiếm Hồ Nam và Quảng Tây. Với việc Trung Quốc có tiến triển tốt trong công tác huấn luyện và trang bị, tướng Wedemeyer lên kế hoạch phát động Chiến dịch Carbonado vào mùa hè năm 1945 để chiếm lại Quảng Đông, nơi có cảng biển quan trọng. Từ đó, họ sẽ tiến lên phía bắc đến Thượng Hải. Dẫu vậy, chiến dịch này đã không trở thành hiện thực khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki cùng với việc Liên Xô giành thắng lợi ở Mãn Châu khiến Nhật Bản nhanh chóng đầu hàng.[128]

Ukraine: "Trung Quốc sẽ hậu thuẫn Nga về mặt ngoại giao và có thể kinh tế"

Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc
Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên ở Bắc Kinh vào ngày 04/02/2022 kể từ lần cuối vào tháng 06/2019

Theo nhận định từ một số chuyên gia thì Trung Quốc sẽ ủng hộ Nga về mặt ngoại giao và có thể là kinh tế nếu Nga xâm lược Ukraine. Điều này sẽ làm xấu đi mối quan hệ vốn dĩ đã không còn 'nồng ấm' giữa Trung Quốc với phương Tây, tuy nhiên Bắc Kinh sẽ không hỗ trợ Moscow về mặt quân sự, hai nhà nghiên cứu về Trung Quốc nói với Reuters.

Ngày 18/02, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã quyết định xâm lược Ukraine trong những ngày tới, khả năng này đã bị phía Nga bác bỏ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục cho rằng Mỹ "đã lan truyền thông tin sai sự thật", tạo căng thẳng và kêu gọi Mỹ tôn trọng và giải quyết những yêu cầu đảm bảo an ninh từ phía Nga.

Trong một động thái thể hiện tình đoàn kết, ông Putin đã đến Bắc Kinh để tham dự lễ khai mạc Thế Vận hội Mùa đông vào ngày 04/02 vừa qua, tuyên bố với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược "không giới hạn". Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nói hai quốc gia sẽ "kề vai sát cánh để bảo vệ công lý trên thế giới".

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ là phép thử cho lòng quyết tâm từ phía Trung Quốc trong việc biến lời nói thành hành động, đặc biệt với chính sách ngoại giao không can thiệp thường được Bắc Kinh tuyên bố.

Trung Quốc hầu như chắc chắn không muốn liên quan về mặt quân sự, các chuyên gia thông thạo về vấn đề Trung Quốc nói với Reuters.

Mặc dù Trung Quốc và Nga đã vượt khỏi kiểu "hôn nhân vì lợi ích" mà chuyển sang bán liên minh, mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng khổng lồ này hoàn toàn không phải từ một liên minh chính thống, theo đó có thể yêu cầu nước này gửi binh sĩ sang nước kia trong trường hợp bị đe dọa, Thời Ân Hoằng, Giáo sư Quan hệ Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định.

Trung Quốc đã liên tục kêu gọi cuộc khủng hoảng Ukraine cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại.

"Cũng như việc Trung Quốc không mong chờ Nga trợ giúp về mặt trong quân sự trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh với Đài Loan thì phía Nga cũng không kỳ vọng Trung Quốc sẽ giúp đỡ về quân sự trong vấn đề Ukraine, và cũng không cần một sự giúp đỡ như vậy," Lý Minh Giang (Li Mingjiang), Phó Giáo sư Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nói.

Cách thức lịch sử Trung Quốc định hình quan điểm về thế giới của Tập Cận Bình

Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc
Tại sao Nhật chủ trong xâm chiếm Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Những căng thẳng gia tăng với Đài Loan đã hướng sự tập trung về Trung Quốc. Nhiều người tự hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc được nhìn nhận như thế nào trên chính trường quốc tế. Lịch sử có thể mang lại những gợi ý, Rana Mitter, Giáo sư Lịch sử từ Đại học Oxford nhận định.

Trung Quốc hiện là cường quốc trên toàn cầu, một điều hiếm khi có thể tưởng tượng được cách đây vài thế kỷ.

Đôi khi sức mạnh của Trung Quốc cũng bắt nguồn từ sự hợp tác với thế giới rộng lớn, như ký Hiệp định về chống biến đổi Khí hậu Paris.

Hoặc thỉnh thoảng sức mạnh có nghĩa là cạnh tranh với Trung Quốc, như Sáng kiến Một vành đai một con đường, một mạng lưới các dự án xây dựng tại hơn 60 quốc gia, đầu tư vào nhiều quốc gia bị mất nguồn vốn vay từ các nước phương Tây.

Nhưng nhiều tuyên bố của Trung Quốc cũng mang tính đối đầu cao.

Bắc Kinh lên án Mỹ tìm cách "kiềm chế" mình thông qua Hiệp ước AUKUS, một thỏa thuận quân sự giữa Australia - Anh - Mỹ, cảnh cáo Anh sẽ gánh chịu "hậu quả' vì đã cấp visa đặc biệt cho người Hong Kong định cư sau Luật an ninh Quốc gia mới, và tuyên bố đảo Đài Loan phải được thống nhất với Trung Quốc Đại lục.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khẳng định vị trí của Trung Quốc trên chính trường quốc tế mạnh mẽ hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, kể từ thời của Mao Trạch Đông, lãnh tụ vĩ đại của Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nhưng những nhân tố khác trong ngôn từ của Chủ tịch Tập đã bắt nguồn từ cội rễ sâu xa hơn - xét về tính chất lịch sử, cổ đại và hiện đại.

Đây là 5 trong số những chủ đề đã được lặp lại nhiều lần.

Trung-Nhật-Hàn : Nỗi đau quá khứ không nguôi và toan tính chiến lược của Bắc Kinh

Đăng ngày: 09/07/2015 - 09:42Sửa đổi ngày: 09/07/2015 - 11:32

Đài tưởng niệm Hòa bình tại Hiroshima, hay nhà mái vòm Genbaku, tòa nhà duy nhất còn trụ được gần nơi nổ trái bom nguyên tử, ngày 06/08/1945. Ảnh : Unesco

Trọng Thành

Sắp tròn dịp 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai, với biến cố hai quả bom nguyên tử thả xuống hai thành phố Nhật Bản, Hiroshima và Nagazaki, chấm dứt một giai đoạn vô cùng kịch tính và bi thảm của thế kỷ XX. 70 năm trôi qua, nhưng quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn thường xuyên căng thẳng mỗi khi chạm đến những vết thương quá khứ : những tội ác của đế quốc Nhật Bản tại Trung Quốc, Hàn Quốc trước 1945. Vì sao ảnh hưởng của quá khứ lại dai dẳng đến như vậy đối với các quốc gia Đông Bắc Á ? Những vết thương của bạo lực và chiến tranh đã được các bên đối xử như thế nào vì các mục tiêu chiến lược hiện tại ?

Quảng cáo

Đọc tiếp

Chương trình tạp chí « Địa chính trị/Géopolitique» của RFI có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu chính trị Châu Á Valérie Niquet (phụ trách bộ phận Châu Á của Fondation pour la recherche stratégique) và chuyên gia về Nhật Bản Céline Pajon, làm việc tại Viện IFRI (Viện quan hệ quốc tế của Pháp), đồng tác giả cuốn « Chủ nghĩa dân tộc tại Nhật Bản và Trung Quốc. Những hệ lụy cho mối quan hệ song phương » (« Nationalismes en Chine et au Japon. Implications pour la relation bilatérale »), Nxb IFRI ấn hành năm 2014.

Nhật-Trung-Hàn và Pháp-Đức-Algeri : tương đồng và khác biệt

Trong thời gian ít tháng gần đây, tại khu vực Đông Bắc Á có một vài động thái cho thấy dường như có một số nỗ lực từ các phía mở đầu cho một khả năng giảm căng thẳng, cụ thể như cuộc hội kiến hồi tháng 2/2015 giữa các ngoại trưởng Trung-Nhật-Hàn, lần đầu tiên kể từ ba năm nay. Tuy nhiên, những hồi ức về chiến tranh hay giai đoạn đô hộ của Nhật Bản mỗi khi có dịp lại nổi lên chi phối tình cảm của một bộ phận công luận Hàn Quốc hay Trung Quốc, gây sóng gió cho các quan hệ song phương. Trong vấn đề phức tạp này, một cái nhìn so sánh có lẽ rất cần thiết. Liên Hiệp Châu Âu thường được lấy làm hình mẫu cho việc giữa các quốc gia không chỉ có các quan hệ thương mại, làm ăn kinh tế, mà còn cả các nỗ lực để tạo lập một nền tảng chung, trên cơ sở đó, mà có những trao đổi ý tưởng, tạo lập các mục tiêu chung giữa các quốc gia thành viên, mà không ít trong số đó từng là kẻ thù trong quá khứ. Tại sao khu vực Đông Bắc Á lại chậm trễ hơn trong chuyện này ? Sau đây mời quý vị nghe một số phân tích của nhà nghiên cứu Valérie Niquet :

« Có thể nói những vấn đề lịch sử giữa Pháp và Đức đã được giải quyết từ rất sớm. Và tình hình ở Châu Á là hoàn toàn khác, vì một loạt các lý do. Điểm chung duy nhất là, mặc dù Nhật Bản và Đức từng là đồng minh trong Thế chiến Hai, nhưng các hành xử của đế quốc Nhật tại các xứ thuộc địa cũ, như Hàn Quốc, Trung Quốc, hay những nơi khác tại Châu Á, những dấu ấn đặc biệt tàn ác của thời kỳ này vẫn chưa phai.

Nếu như Pháp và Đức có thể xích lại gần nhau trong một thời gian khá là ngắn, sau Thế chiến Hai, vào thời điểm mà nước Đức còn chưa thực hiện được ‘‘nghĩa vụ ký ức’’ (devoir de mémoire) đối với quá khứ phát xít trong chiến tranh. Sự hòa giải giữa ba quốc gia này còn xa mới kết thúc, vì một lý do cơ bản như sau. Quan hệ mang tính chiến lược ở Châu Á rất khác, bởi vì Nhật Bản và Trung Quốc không thuộc cùng một ‘‘phe’’, không giống như trường hợp Pháp và Tây Đức vào thời điểm hai bên hòa giải. Trong trường hợp của Nhật Bản hay Trung Quốc có nhiều động cơ dẫn đến việc sử dụng các chủ đề dân tộc chủ nghĩa cực đoan.

Ở Nhật, tính chất dân tộc chủ nghĩa có thể nói là ít hơn, trong khi đó Trung Quốc có quan điểm dân tộc chủ nghĩa hết sức cứng rắn. Tại nước này, một quan điểm như vậy gần như là nhân tố duy nhất mang lại tính chính đáng (chính trị) cho đảng Cộng sản Trung Quốc, đang độc quyền lãnh đạo đất nước, và muốn tiếp tục nắm quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy tính chính đáng của mình hết sức mong manh.

Còn ở Hàn Quốc, chúng ta thấy chế độ này mới chuyển sang dân chủ hóa từ những năm 1990. Và Tổng thống Hàn Quốc hiện nay phải làm cho mọi người quên đi người cha, một nhà cựu độc tài. Bản thân cha bà, ông Park Chung Hy, cũng là tướng trong quân đội Nhật Bản trong thời kỳ Đại chiến Hai. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là không rõ ràng, có thể so sánh với quan hệ giữa Pháp và Algeri, với một mặt là một quá khứ chung rất sâu đậm, và mặt khác, một ý chí chính trị - ít nhất là đúng với trường hợp Algeri và Hàn Quốc - dựa vào việc nhắc lại quá khứ để có lẽ phần nào quên đi một số khó khăn mà hai quốc gia này phải đối mặt trong hiện tại.

Nhật Bản rõ ràng phải đối mặt với những căng thẳng chiến lược lớn, đặc biệt đối diện với Trung Quốc, trong khi đó đây không phải là vấn đề đối với Hàn Quốc. Hiển nhiên là trước một Trung Quốc ngày càng gây lo ngại, tình cảm chống Trung Quốc gia tăng tại Nhật. Nhật Bản quyết tâm có một quân đội mạnh hơn, quyết tâm duy trì bằng mọi giá - kể cả với sự tham gia đóng góp nhiều hơn - quan hệ liên minh với Hoa Kỳ, được Tokyo nhìn nhận như là yếu tố cơ bản của sự ổn định chiến lược của khu vực ».

Đông Bắc Á không tham dự vào giải quyết hậu quả chiến tranh ngay từ đầu

Để hiểu được vì sao căng thẳng vẫn thường trực tại Đông Bắc Á, 70 năm sau chiến tranh, nhà nghiên cứu Céline Pajon nhấn mạnh đến giai đoạn ngay sau Thế chiến, rất phức tạp tại khu vực :

« Khác với Châu Âu, Hoa Kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng với Nhật Bản, với sự đóng quân lâu dài. Tại Nhật, phía Mỹ đã áp đặt một số quan điểm về lịch sử vào thời điểm diễn ra phiên tòa Tokyo. Hiệp định hòa bình San Francisco năm 1951 đã không có sự tham gia của Trung Quốc và Hàn Quốc. Như vậy, các quốc gia Đông Bắc Á tham dự rất ít vào việc giải quyết vấn đề chiến tranh. Có những sự lừa lọc, nhiều chuyện bị bỏ qua. Từ đó mà nẩy sinh các tranh chấp lãnh thổ, vấn đề trách nhiệm của Nhà nước Nhật trong chiến tranh (…)

Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ chưa có quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Triều Tiên đang trong chiến tranh. Nhật Bản ở trong tình trạng rất yếu, dưới sự cai trị của Mỹ. Trong thời kỳ chiếm đóng của Mỹ, có sự kiểm duyệt cản trở việc thảo luận về trách nhiệm của Nhật đối với quá khứ quân phiệt. Trong bối cảnh chiến tranh Lạnh, từ 1948 đến 1951, Mỹ đã thả ra khỏi nhà tù nhiều nhân vật bảo thủ rất tiêu biểu, từng có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước chiến tranh. Hành động của Mỹ có phần làm xáo trộn hiện trạng, gây khó khăn cho việc giải thích về trách nhiệm của Nhật Bản đối với quá khứ ».

Trung Quốc cần «kẻ thù Nhật Bản » sống mãi

Trở lại với vấn đề các quốc gia Đông Bắc Á đánh dấu dịp tưởng niệm lịch sử 70 năm kết thúc Thế chiến II bằng các hoạt động gì ? Cái nhìn của các chuyên gia tập trung vào phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 8 tới. Phát biểu của lãnh đạo Nhật Bản theo tư tưởng « bảo thủ » được các nước láng giềng rất trông đợi, đặc biệt là xem xem cử chỉ hối lỗi của ông Abe sẽ được thể hiện ra sao. Trong thời gian gần Hàn Quốc thì tập trung vào vấn đề « các phụ nữ giải sầu », nô lệ tình dục của quân đội đế quốc Nhật. Cho dù, vấn đề hối lỗi của nước Nhật đã được biết đến mới đây nhất qua chuyến công du Hoa Kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe. Theo chuyên gia Céline Pajon, báo chí Nhật Bản hồi tháng 6 cho hay lập trường của Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản là phát biểu của Thủ tướng Nhật sẽ chỉ mang tính chất cá nhân của Thủ tướng, chứ không đại diện cho chính phủ Nhật. Nhà nghiên cứu Valérie Niquet cũng nhắc đến những hành động tưởng niệm khác :

« Bên cạnh đó, còn có các cuộc kỷ niệm khác về mặt biểu tượng cũng có ý nghĩa quan trọng, qua đó mỗi phía khẳng định lập trường của mình. Trung Quốc đang chuẩn bị rất tích cực một cuộc duyệt binh rất lớn nhằm nhấn mạnh một điều là : chính đảng Cộng sản Trung Quốc đã mang lại chiến thắng trong cuộc chiến chống Nhật. Ở đây, chúng ta có một quan điểm gần với Liên Xô trước đây khi đối diện với nước Đức.

Trong suốt thời gian tồn tại, Matxcơva không ngừng nhắc đến vai trò của đảng Cộng sản trong cuộc chiến chống kẻ thù là phát xít Đức tại Châu Âu, cũng như kẻ thù là phát xít Nhật tại Châu Á. Ở đây chúng ta thấy rõ một lô gic, để mang lại tính chính đáng cho đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là cần phải làm sao cho kẻ thù Nhật Bản ‘‘sống mãi’’.

Tuy nhiên, tại Đài Loan lại cũng có những cuộc kỷ niệm mang tính cạnh tranh khác. Bắc Kinh rất muốn mời các cựu chiến binh Đài Loan tham dự cuộc diễu binh, nhưng phía Đài Loan rất lưỡng lự.

Chúng ta thấy cái hiện tại có mặt rất rõ trong hồi ức về quá khứ. Đài Loan cáo buộc Bắc Kinh khai thác quá khứ, Trung Quốc không thừa nhận rằng : chính chính quyền Trung Hoa Dân quốc tại Hoa Lục (tiền thân của Đài Loan) là lực lượng chủ yếu chống Nhật, quan trọng hơn rất nhiều so với đảng Cộng sản. Ở đây, chúng ta chạm đến một điểm căn bản của cuộc tranh luận về ký ức lịch sử ở Châu Á. Trên thực tế không phải là hồi ức, cho dù những sự kiện lịch sử có phần can dự vào chuyện này, mà cái chủ yếu là cuộc đọ sức trong hiện tại và cách thức mà mỗi bên xác lập vị trí của mình, đặc biệt là Trung Quốc, muốn khẳng định vị trí của mình trong quan hệ với các láng giềng ».

Trung Quốc : làm thân Hàn, xoa dịu Nhật

Nói đến quan hệ giữa ba quốc gia Đông Bắc Á không thể không tính đến vai trò của Hoa Kỳ. Bắc Kinh, cho dù có ý muốn giữ căng thắng với Tokyo, cũng không thể đẩy Nhật Bản hoàn toàn vào thế đối địch. Bà Vélerie Niquet phân tích :

« Hàn Quốc và Nhật Bản vốn là hai chỗ dựa của Hoa Kỳ tại Châu Á, hai quốc gia này càng trở nên quan trọng hơn trong chiến lược "tái cân bằng", hay "xoay trục" của Mỹ. Hoa Kỳ hiện tại cho rằng, về mặt kinh tế, nhưng đặc biệt là về mặt chiến lược, trọng tâm là ở Châu Á, vì vậy Washington muốn nương tựa vào hai đồng minh quan trọng này, không để bị ảnh hưởng bởi các cuộc tranh cãi vô ích. Hoa Kỳ muốn quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản cải thiện, để mọi thứ có thể vận hành tốt, đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Ta nói đến quan hệ tốt giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, điều này là đúng. Mỗi bên đều muốn thúc đẩy một quan hệ liên minh đối trọng, đối diện với ‘‘đối thủ’’ chung là Nhật Bản. Tuy nhiên, quan hệ Trung Quốc với Hàn Quốc không đơn giản, không kể vấn đề xung đột liên quan đến biển Hoa Đông (đơn cử vấn đề khu vực nhân dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương áp đặt). Hàn Quốc hiện diện nhiều về kinh tế tại Trung Quốc, còn Trung Quốc là đối tác quan trọng của cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Chúng ta cũng cần ghi nhận sự giảm nhẹ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Biến chuyển này là rất rõ nét. Trong hội nghị an ninh Shangri La tại Singapour mới đây, Bắc Kinh tỏ ra rất khoan dung với Tokyo. Trung Quốc gần như thi hành chiến lược chìa tay ra với Nhật Bản. Tokyo ghi nhận sự tiến triển này, nhưng đồng thời cũng ghi nhận rằng Bắc Kinh khá nối tiếng với cách ứng xử, khi xoa dịu, khi thay đổi tùy theo lợi ích chiến lược của mình.

Hiện tại, lợi ích chiến lược của Trung Quốc tập trung vào khu vực Biển Đông, nơi căng thẳng rất cao. Đặc biệt là, Bắc Kinh không muốn để một xung đột bùng nổ, điều này có thể gây hại cho quan hệ hiện tại với Hoa Kỳ. Hơn nữa, trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ tái khẳng định mạnh mẽ rằng quần đảo Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

Bắc Kinh, với thái độ hết sức thực dụng, sẵn sàng lấn tới, nếu điều kiện cho phép ; nhưng cũng sẵn sàng xuống thang, giải hòa, nếu thấy rằng các hệ quả có thể gây hại cho lợi ích của mình ».

Ly gián Hoa Kỳ với châu Á : chiến lược của Bắc Kinh

Nhà nghiên cứu Châu Á Valérie Niquet giải thích thêm về nguyên tắc hành xử của Trung Quốc :

« Thực sự là trong nhiều năm, đặc biệt là những năm 1980, người ta đã nhiều lần phê phán Nhật Bản, và đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ, việc Tokyo nhận được nhiều trợ giúp và hỗ trợ quốc phòng của Mỹ, mà không cần có nỗ lực nào. Chúng ta thấy, sự tiến triển hiện nay rõ ràng là đáp ứng lại ý chí cá nhân của Thủ tướng Nhật, đưa Nhật Bản vươn mình trở thành một quốc gia ‘‘bình thường’’, kể cả về mặt quân sự, tuy với các giới hạn rất lớn trong hiện tại.

Nhưng mặt khác, Tokyo phải mang lại cho Washington các bảo đảm, cho thấy Nhật Bản sẵn sàng can dự, đứng về phía Hoa Kỳ, không chỉ trong các vấn đề liên quan đến quyền lợi riêng của Nhật Bản. Để Hoa Kỳ, để công luận Hoa Kỳ, để Quốc hội Mỹ sẵn sàng hy sinh vì Senkaku, Nhật Bản cần phải thể hiện sẵn sàng ý chí hỗ trợ Hoa Kỳ trên một lĩnh vực khác.

Tôi muốn bổ sung thêm một điểm : việc tái khẳng định quan hệ Tokyo – Washington càng trở nên quan trọng hơn, tôi tin rằng Hoa Kỳ hiểu rõ điều này, bởi vì toàn bộ chiến lược của Trung Quốc hiện nay là làm rạn nứt quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, tất nhiên, nhưng đồng thời cả quan hệ giữa Hoa Kỳ với các quốc gia châu Á khác. Tất cả các phát biểu mà Trung Quốc đưa ra hiện nay, đặc biệt trong các đối thoại chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington, là nhắm tái khẳng định các lợi ích chung rất quan trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và Hoa Kỳ không nên can dự vào các ‘‘tranh cãi địa phương’’, Châu Á có thể được quản lý bởi chính các nước Châu Á, mà không cần Hoa Kỳ đưa các vấn đề an ninh của mình vào khu vực.

Phát ngôn của Trung Quốc nhằm nói với Mỹ là đừng có dính dáng vào những tranh chấp về cơ bản không có gì quan trọng với các vị. Còn về phần mình, chúng tôi không xâm phạm đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ tại khu vực. Nhưng đặc biệt là, quý vị đừng nên ủng hộ các quốc gia như, Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam. Đây là một chiến lược rất rõ ràng của Trung Quốc đối với Mỹ. Đây là điều mà Nhật Bản rất lo ngại ».

Vừa áp đặt quyền lãnh đạo, vừa tránh xung đột

Về các giới hạn của chiến lược hành xử của Trung Quốc, Valérie Niquet ghi nhận :

« Chúng ta ở trong bối cảnh, một quốc gia như Trung Quốc tìm cách áp đặt - không phải việc kiểm soát thực tế trên toàn bộ một lãnh thổ, như biển Hoa Đông -, mà vấn đề là tìm cách áp đặt quyền lãnh đạo tại Châu Á. Và nỗ lực này được thực hiện thông qua các trắc nghiệm, để xem xem hành động như vậy có được chấp nhận không. Hiện tại, hành động như vậy không được các đối tác của Bắc Kinh chấp nhận.

Hiển nhiên là những biến chuyển theo hướng tiêu cực luôn luôn có thể xảy ra, nhưng điều này là có giới hạn, bởi lẽ chiến lược của Trung Quốc được xây dựng trên một loạt các hành động thăm dò, với chủ trương không đi quá xa, để thử phản ứng của các nước láng giềng. Trung Quốc đã thành công trong việc lấn tới ở nơi này, nơi khác. Nhưng Bắc Kinh cũng rất ý thức được sự yếu kém của mình về mặt quân sự. Trung Quốc đã phát triển rất nhiều sức mạnh quân sự. Quốc gia này sở hữu vũ khí hạt nhân. Trung Quốc là một thế lực cần phải tính đến.

Đối với Việt Nam hay Philippines chẳng hạn, Trung Quốc rõ ràng là vượt trội. Tuy nhiên, Trung Quốc biết rằng, nếu có một xung đột thực sự xảy ra với Nhật Bản, và nhất là với Hoa Kỳ, thì quân đội Trung Quốc sẽ có rất ít cơ may chống chọi lại được. Điều này sẽ rất tổn hại cho cốt lõi chiến lược hiện tại của Trung Quốc: đó là sự tồn vong của chế độ hiện hành tại Trung Quốc.

Lập luận này cho thấy : cuối cùng thì Trung Quốc sẽ trắc nghiệm, với các lý do chính trị nội bộ, về cơ bản là để khẳng định vai trò trung tâm trong khu vực, nhưng chắc chắn Bắc Kinh sẽ không đi quá xa, đến mức phải nhận lấy một phản ứng quân sự thực sự của Tokyo hoặc Washington ».

Viễn cảnh về một chuyển đổi chính trị tại Trung Quốc

Tưởng tượng tương lai cũng là một cách để có thể hiểu thêm hiện tại. Trả lời cho câu hỏi, liệu trong hai thập niên tới, phải chăng với đà phát triển hiện nay Trung Quốc sẽ vươn lên thành trở thành quốc gia thống trị khu vực, Valérie Niquet bình luận :

« Đấy là một cái nhìn mang tính báo động rất cao. Chắc chắn viễn cảnh như vậy sẽ thức tỉnh những ai ở Nhật Bản có quan điểm rằng : nền quốc phòng chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, quan điểm mang tính báo động cao này đã không tính đến tương lai của chính Trung Quốc. Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh rằng, một chìa khóa của các diễn biến tại Châu Á trong hai mươi năm nữa. Trước hết là, mọi khả năng đều để ngỏ, tuy nhiên việc đưa ra một viễn cảnh về sự lớn mạnh tuần tự của Trung Quốc và sự biến mất của Hoa Kỳ là (giả thiết) rất cực đoan.

Theo tôi, chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến sự chuyển đổi chính trị của Trung Quốc, dưới dạng này hoặc dạng khác. Và chính là xung quanh hiện tượng ấy mà diễn ra những sự chuyển biến khác tại Châu Á, kể cả về mặt chiến lược, giống như những gì xảy ra tại Châu Âu. Và chúng ta có thể tưởng tượng thêm một kịch bản khác nữa, đó là sự xích gần lại giữa một Trung Quốc được bình thường hóa với một Nhật Bản và một Hàn Quốc. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ thấy nổi lên một cực Châu Á mạnh, có thể tự khẳng định trước một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Châu Âu ».

***

Nhận xét của Valérie Niquet có thể coi như một lời tạm kết cho chương trình tạp chí Tiêu điểm thời sự tuần này của RFI về chủ đề « Trung-Nhật-Hàn : Vết thương quá khứ và các toan tính hiện tại » trong bối cảnh Hoa Kỳ đang tái cân bằng sang khu vực Châu Á –Thái Bình Dương, và nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, đã thức tỉnh trước nguy cơ Trung Quốc. Theo các chuyên gia, sự bình ổn của khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là điểm nóng Bắc Triều Tiên, phụ thuộc rất nhiều vào các diễn biến chính trị tại Trung Quốc : chừng nào quốc gia toàn trị này còn mượn đến con bài chủ nghĩa dân tộc cực đoan để làm chỗ dựa nhằm duy trì tính chính đáng của chế độ, thì chừng ấy những vết thương quá khứ, những tội ác chiến tranh khó mà được nhìn nhận một cách bình tĩnh và tỉnh táo, lòng hối hận khó được bộc lộ và được đón nhận một cách chân thành. Việc Bắc Kinh chuẩn bị cho đợt kỷ niệm 70 năm ngày đầu hàng của quân đội Nhật với cuộc duyệt binh rầm rộ, cùng hàng trăm hoạt động văn hóa, nghệ thuật trọng thể ở quy mô quốc gia cho thấy quá khứ đau thương tiếp tục được chính quyền sử dụng cho mục đích tuyên truyền. Theo AFP, 78 năm sau biến cố đế quốc Nhật mở màn cuộc xâm lăng Trung Quốc, một cụ bà 95 tuổi sống tại cầu Marco Polo, ngoại ô Bắc Kinh (người chứng kiến cuộc đụng độ đầu tiên giữa quân đội Nhật và quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc), kể lại : cho đến giờ bà không bao giờ tin Nhật Bản có thể trở thành bạn của Trung Quốc.

Cũng trong dịp này, một biến cố khác đáng ghi nhận. Đó là thái độ của Hàn Quốc đối với Nhật Bản. Nhân dịp Unesco đưa vào danh sách Di sản Nhân loại Thế giới nhiều địa điểm công nghiệp của Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng, Ngoại trưởng Hàn Quốc có lời khen ngợi : « Lần đầu tiên Nhật Bản thừa nhận thực tế lịch sử của việc nhiều người Triều Tiên bị bắt và bị cưỡng bức lao động trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt » tại các cơ sở này, sau khi Tokyo hứa sẽ đưa thông tin về tình trạng lao động khổ sai tại các địa điểm được Unesco vinh danh. Báo Nhật Japan Times thì kêu gọi chính quyền có biện pháp để du khách biết được « mặt tối trong quá khứ » của các di tích lịch sử này (xem thêm phần "Ký ức lịch sử mãnh liệt tại các nước Bắc Á" trong bài điểm báo của RFI ngày 05/07/2015).

Tin bài liên quan

Nhật tái tạo ván cờ châu Á vì mối đe dọa Trung Quốc

Nhật Bản tham vấn nhân sĩ về lịch sử và tương lai đất nước

Mỹ-Nhật-Úc thắt chặt liên minh để kềm hãm Trung Quốc ?

Tập Cận Bình không lay chuyển được trục Mỹ-Nhật-Hàn

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nhật Bản có dấu hiệu trỗi dậy mạnh mẽ

Bóng đen Trung Quốc ám ảnh suốt Thượng đỉnh Nhật - ASEAN

Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc đang hồi hấp hối?

Pháp-Đức kỷ niệm 50 năm hòa giải sau Thế chiến thứ hai

  • Đông Bắc Á
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Hàn Quốc
  • Đài Loan
  • Mỹ
  • Biển Đông
  • Biển Hoa Đông
  • Tranh chấp
  • Lịch sử
  • Tội ác
  • đảng Cộng sản
  • Tạp chí
  • Châu Á
  • Quốc tế