Tại sao phải có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý đối với từng loại vật nuôi

Người dân xã Quảng Tiến [Quảng Trạch] đã dự trữ rơm khô cho đàn vật nuôi ngay từ đầu mùa đông. Ảnh: QB

Chuẩn bị chuồng trại

Chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa và nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng [nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa]. Cần dự trữ chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để đốt sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị bao tải gai, bao tải dứa, chăn len đểchống rét cho đàn vật nuôi.

Chăm sóc và nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành của sản phẩm; nó có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Trong những ngày giá, rét vật nuôi cần nhiều năng lượng để chống rét từ nguồn thức ăn.

Đối với trâu, bò

Thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Chuẩn bị thức ăn tinh [bột ngô, sắn, cám gạo...], khoáng, Vitamin để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét.

Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng, chống rét và dịch bệnh.

Cho trâu bò ăn đủ lượng cỏ các loại [là cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê] với lượng từ 30-40kg và 3,5kg thức ăn tinh [là bột ngô, sắn, cám gạo...] trong một ngày đêm đối với 1 trâu bò khối lượng 300 kg. Bổ sung muối ăn với lượng 15g [tương đương với 3 thìa cà phê] bằng cách hoà vào nước uống [nước ấm là tốt nhất] cho trâu, bò uống.

Không thả rông trâu, bò trong rừng, núi; phải chủ động đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; mặc áo chống rét bằng bao tải gai, bao tải dứa để giữ ấm cho trâu bò.Không cho trâu, bò làm việc, chăn thả ngoài trời khi nhiệt độ dưới 12 độ C.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng …

Đối với lợn

Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.

Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột …

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, tai xanh, lở mồm long móng …

Đối với gia cầm

Những ngày rét đậm, rét hại cần sưởi ấm cho gia cầm [đảm bảo nhiệt độ trong ô úm 33 – 340 C]; không thả gà ra vườn khi trời rét, vườn ẩm ướt.

Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng. Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất …

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đặc biệt là: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro …

Về chế độ chăn thả

Những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 13 – 150C hạn chế chăn thả trâu bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu bò đi muộn về sớm. Che chắn chuồng trại và sưởi ấm cho gia súc đặc biệt là gia súc non.

Những ngày thời tiết rét hại dưới 120C khi có sương muối và băng tuyết vào ban đêm, sáng sớm, nhốt gia súc trong chuồng, có che chắn và cho ăn, uống đầy đủ và sưởi ấm. Mặc áo chống rét cho trâu bò nhất là trâu bò già và bê nghé. Chỉ thả trâu bò ra ngoài khi đã tan sương, có nắng.

Chủ độngphòng bệnh cho vật nuôi

Cần áp dụng quy trình chăn nuôi phù hợp tùy thuộc vào quy mô; tiêm phòng một số loại vắc xin cần thiết cho vật nuôi như: đối với gia cầm [cúm gia cầm, niu cát xơn…]; lợn [lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn]; dê, cừu [lở mồm long móng, nhiệt thán]; trâu, bò [lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng]. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời những vật nuôi có dấu hiệu bất thường do đói rét, dịch bệnh.

Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi

Hàng ngày bà con cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm… phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời./.

Kỹ thuật nuôi trăn mang lại giá trị kinh tế cao

BÀI 45: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI[Ngày soạn: 01/03\2010Ngày dạy: 09\03\2010]I.MỤC TIÊU:1. Kiến thức : - Hiểu được những đặc điểm thể hiện sự sinh trưởng phát triển chưa hoàn thiện của vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản- Biết được các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản hợp lí để vật nuôi khoẻ mạnh chóng lớn2/ Kỹ năng :- Xác được mục đích, kỉ thuật chăn nuôi đực giống và cái sinh sản để đạt hiệu quả chăn nuôi tốt nhất- Có được những kỹ năng nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi .3/ Thái độ:- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng ,chăm sóc vật nuôi - Hình thành thái độ, tình cảm, và kĩ thuật đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi. II. CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên :*Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, đặt vấn đề, thảo luận . . .* Đồ dùng : Hình 78 , SGK phóng to .- Sơ đồ 12, 13 SGK phóng to. 2/ Học sinh : Xem trước bài 45III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP1. Ổn định tổ chức lớp- Kiểm tra sĩ số2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi:- Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?Đáp án :+ Tránh được những thay đổi của thời tiết+ Giúp vật nuôi hạn chế tiết xúc với mầm bệnh+ Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học+ Quản lí tốt đàn vật nuôi, thu chất thải làm phân bón, và tránh ô nhiễm môi trường3.Bài mới :a. Giới thiệu bài mới :[ 2 phút ]Mỗi loại vật nuôi đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau . Do đó ta phải có những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho phù hợp và đạt năng suất cao . Đây là nội dung của bài học hôm nay .b. Các hoạt động dạy họcHoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung* Hoạt động 1: Chăn nuôi vật nuôi non- Giáo viên treo tranh hình 72+ Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm gì ?+ Theo em, điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì?+ Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vậy ở loại vật nuôi non nên cho ăn những loại thức ăn nào ?+ Chức năng miễn dịch chưa tốt là như thế nào ?- Giáo viên lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm trên ở từng vật nuôi non cụ thể .- Giáo viên tiểu kết , ghi bảng : + Muốn vật nuôi non tốt có đủ sữa để bú , người chăn nuôi phải làm gì? Tại sao phải tập cho vật nuôi non ăn sớm ?VD : Sữa cho bú 21- 35 ngày đầu là tốt nhất .+ Cho vật nuôi non bú sữa đầu nhằm mục đích gì ?+ Vật nuôi non cho tiếp xúc với ánh sáng có tác dụng gì?- Giáo viên yêu cầu học sinh - Học sinh quan sát , nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời .Có các đặc điểm :+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh .+ Chức năng miễn dịch chưa tốt .Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Thức ăn chủ yếu là sữa mẹ.Chưa tạo ra được sức đề kháng chống lại những điều kiện bất lợi của thời tiết , môi trường …- Học sinh lắng nghe - Học sinh ghi bàiChăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa. Để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ . Mục đích vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể .Làm cho con vật khoẻ mạnh và cung cấp vitamin D.- Học sinh đọc và đánh số thứ tự:1. Nuôi vật nuôi mẹ tốt 2. Giữ ẩm cho cơ thể 3. Cho bú sữa đầu 4. Tập cho vật nuôi non ăn sớm I.Chăn nuôi vật nuôi non 1.Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh - Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh- Chức năng miễn dịch chưa tốt2.Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non - Nuôi vật nuôi mẹ tốt - giữ ấm cho cơ thể , cho bú sữa đầu - Tập cho vật nuôi non ăn sớm - Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh , phòng bệnh cho vật nuôi non .đọc và sắp xếp các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng , chăm sóc theo thứ tự mức độ cần thiết từ cao đến thấp- Giáo viên chốt lại kiến thức - Giáo viên ghi bảng . 5. Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với ánh sáng 6. Giữ vệ sinh và phòng bệnh cho vật nuôi non - Học sinh lắng nghe - Học sinh ghi bảng.* Hoạt động 2: Chăn nuôi vật nuôi đực giống Yêu cầu : Nắm vững cách chăn nuôi vật nuôi đực giống .Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và trả lời các câu hỏi sau + Chăn nuôi vật nuôi đực giống nhằm mục đích gì?+ Chăn nuôi vật nuôi đực giống cần đảm bảo các yêu cầu gì ?- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 12 , chia nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi : + Chăm sóc vật nuôi đực giống phải làm những việc gì?+ Nuôi dưỡng vật nuôi đực giống cần phải làm gì ? + Nuôi dưỡng, chăm sóc ảnh hưởng tới đời sau như thế nào ?- Giáo viên chốt lại, ghi bảng - Học sinh đọc và trả lời Nhằm đạt được khả năng phối giống cao và cho đời sau có chất lượng tốt .Là vật nuôi có sức khỏe tốt, không quá béo hoặc quá gầy, có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt .- Nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời:Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch Thức ăn phải có đủ năng lượng, prôtêin, chất khoáng và vitamin.Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể giảm hoặc tăng.- Học sinh ghi bàiII.Chăn nuôi vật nuôi đực giống :- Mục đích của chăn nuôi đực giống nhằm đạt được khả năng phối giống cao và cho đời sau có chất lượng tốt .- Yêu cầu của chăn nuôi vật nuôi đực giống là vật nuôi có sức khỏe tốt , không quá béo hoặc quá gầy , có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt .- Chăm sóc : Cho vật nuôi vận động , tắm chải thường xuyên kiểm tra thể trọng và tinh dịch .- Nuôi dưỡng : Thức ăn có đủ năng lượng , prôtêin , chất khoáng và vitamin.* Hoạt động 3: Chăn nuôi vật nuôi ci sinh sản .Yêu cầu : Biết được những cách chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản .Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi:+ Vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng chăn nuôi ?+ Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến những điều gì ?- Giáo viên treo sơ đồ 13 , yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi :+ Khi ở giai đoạn mang thai phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì? + Khi ở giai đoạn nuôi con phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì?- Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp theo mức độ ưu tiên dinh dưỡng của từng giai đoạn từ cao xuống thấp.+ Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái giống cần phải chú trọng đến điều gì về mặt dinh dưỡng?+ Chăm sóc vật nuôi cái giống cần phải chú trọng những điều gì?- Học sinh đọc thông tin mục III và trả lời:Ảnh hưởng quyết định đến chất lượng vật nuôi con.Phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con.- Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời:Nhằm mục đích:- Nuôi thai- Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng.- Chuẩn bị cho tiết sữa sau khi sanh.Để:- Tạo sữa nuôi con.- Nuôi cơ thể mẹ.- Hồi phục cơ thể mẹ sau khi đẻ và chuẩn bị cho kỳ sinh sản sau.Học sinh sắp xếp:- Giai đoạn mang thai: + Nuôi thai. + Nuôi cơ thể mẹ + Hồi phục sau sanh.Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn nhất là protêin, chất khoáng [Ca, P…] và vitamin [A, B1, D, E…]. Phải chú ý đến chế độ vận động, tắm chải… nhất là câu ối giai đoạn mang thai. Theo di và chăm sóc kịp thời khi vật nuôi đẻ để bảo vệ đàn vật nuôi sơ sinh.- Học sinh ghi bài. III . Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý cả nuôi dưỡng, chăm sóc, nhất là vệ sinh, vận động và tắm, chải.- Giáo viên tiểu kết ghi bảng 4. Củng cố : [3 phút] Tóm tắt nội dung chính của bài học.Một số biện pháp kỹ thuật5/ dặn dò [2 phút]Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi câu cuối bài và xem trước bài 46.Câu trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng:1. Khi nuôi dưỡng vật nuôi đực giống thức ăn phải có đủ:a] Vitamin, chất khoáng.b] Năng lượng.c] Prôtêin, chất khoáng, năng lượng, vitamin.d] Cả 2 câu a & b.2. Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả cần phải chú ý giai đoạn:a] Mang thai.b] Mang thai, nuôi dưỡng con.c] Sinh sản, nuôi con.d] Sinh trưởng, phát triển.Đáp án: 1 – c, 2 – b.. Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:Trương Thị Diệu Hoà Huỳnh văn Chiến

Video liên quan

Chủ Đề