Có nên trồng cây dâu Da đất trước nhà

Skip to content

Anh Vân - Nguyễn Văn Thoại, Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Chị Hà - Quỳnh Phụ - Thái Bình đã mua 2 giờ trước

Chị Hoa - Nguyễn Văn Thoại - Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Anh Phong - Bỉm Sơn - Thanh Hóa đã mua 1 giờ trước

Anh Khải - Phủ Lý - Hà Nam đã mua 1 giờ trước

Anh Đức - Cầu Giấy Hà Nội đã mua 1 giờ trước

Anh Vân - Nguyễn Văn Thoại, Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Chị Hà - Quỳnh Phụ - Thái Bình đã mua 2 giờ trước

Chị Hoa - Nguyễn Văn Thoại - Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Anh Phong - Bỉm Sơn - Thanh Hóa đã mua 1 giờ trước

Anh Khải - Phủ Lý - Hà Nam đã mua 1 giờ trước

Anh Đức - Cầu Giấy Hà Nội đã mua 1 giờ trước

Anh Vân - Nguyễn Văn Thoại, Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Chị Hà - Quỳnh Phụ - Thái Bình đã mua 2 giờ trước

Trang chủ » Cây cảnh phong thủy » Vị trí đặt cây » Có nên trồng cây dâu tằm trước nhà | Vị trí trồng cây đúng chuẩn



Câu hỏi có nên trồng cây dâu tằm trước nhà đang thu hút sự chú ý của không ít gia đình. Nếu bạn cũng đang dự định trồng cây dâu tằm trước nhà, để biết đó là điềm xấu hay tốt, hãy cùng theo dõi bài viết của Chơi Cây Cảnh nhé!

1. Đặc điểm chung của cây dâu tằm

1.1. Nguồn gốc, tên khoa học của cây dâu tằm

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba thuộc họ Moraceae, nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm 1601, cây du nhập sang Pháp và trồng trong vườn Tuileries với số lượng từ 15.000 – 20.000 gốc. Sau đó, cây tiếp tục được phân tán khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cây dâu tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc

Tại Việt Nam, cây dâu tằm được gọi đơn giản là cây dâu hoặc cây dâu trắng, cây tang có nguồn gốc từ khu vực phía Đông châu Á. Ở miền Bắc cây được trồng nhiều tại vùng bãi sông, với miền Nam cây xuất hiện nhiều ở tỉnh Lâm Đồng, đồng thời cũng được mọc hoang hay trồng rải rác ở đồng bằng sông Cửu Long.

1.2. Đặc điểm sinh học cây dâu tằm

Dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ tới nhỡ, có thể cao tới 15 – 20m. Tuổi thọ của cây tối đa 50 năm nếu đất và cách chăm sóc tốt. Thông thường cây sống từ 8 – 12 năm.

Quả dâu khi chưa chín có màu trắng xanh

Bộ phận của cây dâu tằmĐặc điểm
Thân cànhMềm, khi còn xanh có lông, nhưng khi trưởng thành thân nhẵn và màu xám trắng.
Vỏ thân có nốt sần, mủ trắng như sữa.
Lá dâuMọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng mềm, dài từ 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm.
Phần mép lá hình răng cưa, màu lục sẫm hoặc lục xám ở mặt trên, màu lục nhạt mặt dưới, nổi rõ gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, lông tơ mịn rải rác trên gân lá. Mùa đông là thời điểm lá rụng.
Hoa dâuHoa đơn tính, vô cánh, có thể cùng hoặc khác gốc.Cụm hoa đực được xếp thành chùm hoặc gié, chiều dài từ 1,5 – 2cm, cuống ngắn, lông thưa, 4 lá đài tù, 4 nhị đối diện với các lá đài, cong trong nụ.

Hoa cái có 4 lá đài, bầu 1 ô, 1 noãn, đính nóc.

Quả dâuMọng nước, được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng, hình trụ.Khi chưa chín màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng hoặc đen.

Quả dài 1 – 2m, đường kính 7 – 10mm, vị hơi chua và ngọt, giàu chất dinh dưỡng.

Rễ câyĂn sâu và rộng từ 2 – 3m, phân bố nhiều ở tầng đất 10 – 30cm, rộng theo tán cây.

1.3. Đặc điểm sinh trưởng cây dâu tằm

  • Cây dâu tằm thuộc cây ưa sáng, thích hợp trồng ở điều kiện nhiệt độ từ 25 – 32 độ C.
  • Nếu trên 40 độ hoặc thấp hơn 12 độ C thì cây hạn chế sinh trưởng. Cây cần đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, đất không quá chua hay mặn.
  • Tùy theo điều kiện thời tiết mà quá trình sinh trưởng trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và thời kỳ ngủ đông.

2. Tác dụng của cây dâu tằm

Cây dâu tằm được xem như là một vị thuốc quý trong Đông y, dùng trong nhiều bài thuốc và ít gây ra tác dụng phụ.

Về cảnh quan, cây dâu tằm có tán xòe rộng nên được trồng làm cây lấy bóng mát. Ngoài ra cây có hình dáng đẹp, cành mềm dễ uốn bởi vậy được nhiều chơi cây cảnh chọn làm cây bonsai.

Cây dâu tằm là một vị thuốc Đông y rất tốt

Cây dâu tằm gắn liền với nông nghiệp Việt Nam. Đây là loài cây được trồng phổ biến để nuôi tằm, một loại sâu bướm có khả năng nhả tơ, dùng để dệt nên lụa tơ tằm thượng hạng. Vì thế, cây là nguồn gốc cho sự ra đời của mặt hàng tơ lụa nổi tiếng thế giới.

3. Có nên trồng cây dâu tằm trước nhà không?

3.1. Tại sao không nên trồng cây dâu tằm trước nhà?

Cây dâu tằm có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống, vì thế cây được nhiều gia đình lựa chọn để trồng tại nhà. Nhưng trồng cây dâu tằm trước nhà hay sau nhà là băn khoăn của không ít người. Bởi từ trước tới nay xoay quanh vấn đề trồng cây dâu tằm trước nhà có rất nhiều ý kiến trái chiều.

Cây dâu tằm là loài cây âm khí nặng, không tốt khi trồng trước nhà

Tuy nhiên, theo thông tin gần đây nhất, các chuyên gia phong thủy đã nhận định không nên trồng cây dâu tằm trước nhà. Cây dâu tằm trong phong thủy là loài cây âm khí nặng, nếu trồng trước nhà sẽ thu hút khí xấu, tà mà vào nhà, từ đó mang đến những điều không may. Cây cũng sẽ khiến nhà cửa lúc nào cũng lạnh lẽo, gia đình bất hòa, có nhiều tiếng xấu, sức khỏe không tốt.

Bên cạnh đó còn có một số quan niệm dân gian khác như:

  • Trong tiếng Hán, cây dâu tằm đọc là tang, đồng nghĩa với tang tóc, chết chóc.
  • Liên quan tới một số cổ điển Trung Quốc chỉ ra cây dâu tằm là loài cây không tốt lành.
  • Cây dâu tằm thường được mọi người sử dụng để trừ tà ma vì cây mang âm khí nặng, các pháp sư sử dụng để đuổi tà ma yếu khác.

3.2. Vị trí trồng cây dâu tằm

Cây dâu tằm không phù hợp để trồng trước nhà nhưng nếu trồng phía sau nhà sẽ không bị phạm phong thủy, thậm chí nếu thế đất tốt còn giúp gia chủ có phong thủy tốt.

Ngoài ra, cây có tán lá dày rậm, trồng ở vị trí chắn gió Bắc và gió Đông Bắc vừa có tác dụng trấn trạch, vừa tạo nên thế huyền vũ cho ngôi nhà.

Trường hợp đã lỡ trồng cây dâu tằm trước nhà, để hóa giải bạn có thể dùng gương soi phản chiếu. Tốt nhất nên dùng gương lồi.

Như vậy, thay vì trồng cây dâu tằm trước nhà, tốt nhất hãy trồng cây dâu tằm sau nhà để có được phong thủy tốt nhất, giúp gia đình luôn gặp may mắn, bình an. 


Video liên quan

Chủ Đề