Tại sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm

Ngôn ngữ kích thích sự phát triển của trẻ

Mỗi năm có hàng trăm công trình nghiên cứu được thực hiện để tìm ra các phương pháp phát triển tốt hơn cho trẻ em. Mỗi đứa trẻ với mỗi tính cách , mỗi đặc điểm sẽ có sự phát triển khác nhau, tuy nhiên, các nhà khoa học nhận ra rằng, những đứa trẻ dù nghịch ngợm, dù hiếu thắng, yếu đuối, rụt rè hay nhút nhát, chúng cũng cần được nói chuyện, cần giao tiếp. Sự giao tiếp giúp trẻ cởi mở hơn với thế giới, nhận thức rõ ràng hơn và tự chúng sẽ có những định hướng chính xác hơn trong quá trình trưởng thành. Giao tiếp đó bắt nguồn từ ngôn ngữ.

Ở tuổi lên 3, trẻ đang ở giai đoạn bắt đầu biết khám phá và tìm hiểu thế giới và môi trường xung quanh mình. Những đứa trẻ ở tuổi này rất đáng yêu bởi chúng đã có thể bi bô bắt đầu biết sử dụng ngôn ngữ để “thể hiện mình”, để đặt câu hỏi cho những thắc mắc của mình. Trí não của trẻ lúc này như vừa được “bật công tắc”, quá trình chuyển đổi từ tư duy đến từ ngữ cũng diễn ra nhanh hơn. Chính vì thế, các nhà khoa học đã kết luận độ tuổi từ 3-6 là khoảng thời gian học ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng sẽ mang lại hiệu quả vượt trội.

Tại sao nên cho trẻ học ngôn ngữ sớm?

Chia sẻ

Tại sao nên phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi

Giai đoạn 3 - 6 tuổi, trẻ học được nhiều từ mới bằng cách lắng nghe người thân, bố mẹ, ông bà hay những người khác trò chuyện. Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác. Trẻ có thể hiểu hầu hết được những gì bố mẹ nói, thậm chí có thể đoán được những từ mình chưa biết.

Ở tuổi lên 3, trẻ đã có thể nói được các câu dài 3 - 5 từ, thậm chí hơn và cha mẹ gần như hiểu được hết những gì trẻ nói. Bên cạnh đó, trẻ còn biết chỉ vào các phần chi tiết trong hình ảnh/ bức tranh và gọi tên chúng.

>>> Xem ngay:10 Cách dạy con ngoan dành cho cha mẹ hiện đại

Từ 4 - 6 tuổi, trẻ có thể nói được những câu dài hơn 5 từ, hiểu được hầu hết những gì người khác nói và thực hiện theo hướng dẫn từ 2 – 3 bước, miễn là các hướng dẫn này gắn liền với những điều quen thuộc với trẻ. Chẳng hạn như “Con nhặt đồ chơi cất gọn vào túi nào” hay “Con cầm giúp mẹ cái khăn lại đây”. Trẻ ở độ tuổi mầm non cũng hiểu và phân biệt được các tính từ như to, nhỏ, ngắn, dài.

>>> Xem ngay:Quy tắc 5 ngón tay - Bảo vệ mình trước nạn xâm hại tình dục

Lợi ích của việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ từ sớm

Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu trọng tâm và quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Đây cũng là vấn đề được các phụ huynh có con trong độ tuổi mẫu giáo đặc biệt quan tâm. Vậy vì sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ từ sớm mang đến lợi ích gì cho trẻ?

Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ có thể bày tỏ, thể hiện, trao đổi và giao tiếp cùng bạn bè trong quá trình học tập, vui chơi. Do đó khi được chú trọng phát triển ngôn ngữ sẽ mang đến nhiều lợi ích giúp trẻ có cơ hội rèn luyện khả năng nói, phát âm cũng như tích lũy được thêm nhiều vốn từ. Nhờ vậy khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ ngày càng được cải thiện.

Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện để có thể giáo dục trẻ về tư duy nhận thức. Phát triển ngôn ngữ tạo nền tảng để kích hoạt não bộ cho trẻ về khả năng ghi nhớ, quan sát, khả năng tập trung, hình thành tư duy phản biện… Bên cạnh đó góp phần phát triển về đạo đức cùng các chuẩn mực hành vi văn hóa để nuôi dưỡng, giáo dục các bé trở thành con người hoàn thiện, tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn bé còn trong bụng mẹ

Ngay từ những ngày cuối thai kỳ não bộ của bé trong bụng mẹ đã có thể bắt đầu nhận thức ngôn ngữ, thông qua việc tiếp xúc và làm quen với nhiều âm thanh khác nhau như giọng nói của bố mẹ, tiếng nhạc du dương mà mẹ cho nghe hay nhiều âm thanh, tiếng động khác từ bên ngoài…Vì vậy ngay từ khi sinh ra bé đã có thể nhận biết một vài âm mà con đã được làm quen thường xuyên nhất.

Giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi

Sau khi sinh ra bé mặc dù thính giác chưa có những biểu hiện rõ ràng nhưng bé đã có thể phát ra một vài âm thanh nho nhỏ. Sang tháng thứ 2 con đã có thể phát ra những tiếng ọ ẹ và còn biết lắng nghe những âm thanh xung quanh mình. Đồng thời có những phản xạ với những âm thanh to bằng cách giật mình hay có thể cười khi được tiếp xúc với cha mẹ, người thân.

Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể tạo ra nhiều âm ê a và biết tập trung chú ý vào các cử động, dáng miệng của người lớn mà chúng ta vẫn thường nói yêu với trẻ là “đã biết hóng chuyện”. Sang tháng thứ 5 bé có thể tự phát ra được một số âm khi chơi một mình hoặc tiếp xúc với người hoặc vật. Khi đến 6 tháng tuổi bé biết quay đầu để hướng về phía có người gọi tên mình và phát ra những âm tiết.

Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này có những bước tiến triển rõ rệt trong khả năng nghe và phát âm. Ngoài những tiếng bập bẹ bé bé bắt đầu có những phát triển về mặt ngôn ngữ hiểu được nhiều từ hơn và có những phản xạ theo những hành động của người thân như hôn, thơm, tạm biệt, đi chơi… Đặc biệt bé đã hình thành những phản ứng phù hợp với cử chỉ, hành động và lời nói của người lớn.

Vào cuối giai đoạn này trẻ có thể bập bẹ những âm thanh đầu tiên như bà, ba, mẹ… và có sự kết hợp giữa cử chỉ với ngôn ngữ.

Giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi

Mốc thời gian 1 tuổi đánh dấu một giai đoạn bước ngoặt lớn vì hầu hết trẻ ở giai đoạn này đã nói được những từ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ. Đồng thời trẻ cũng bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để tiến hành giao tiếp.

Ở giai đoạn này bé nghe hiểu và có những phản ứng rõ rệt với các hành động mệnh lệnh quen thuộc, biết gọi tên một số sự vật hiện tượng thân thuộc.

Giai đoạn từ 18 đến 24 tháng tuổi

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ đến giai đoạn này đã có thể nhận biết và gọi tên của một số đồ vật, bộ phận cơ thể, người thân. Bé biết lắng nghe và quan sát người lớn nói chuyện lặp lại những từ nghe được. Vốn từ của trẻ từ 18 tháng tuổi cũng đã được tăng lên rất nhiều và có thể xâu chuỗi từ ngữ thành các câu ngắn.

Giai đoạn từ 24 đến 36 tháng tuổi

Đây là giai đoạn được xem là “bùng nổ” ngôn ngữ của trẻ bởi khả năng học từ rất nhanh và năng lực sử dụng từ ngữ cũng được cải thiện đáng kể với những câu dài. Người lớn đã có thể hiểu được những từ trẻ nói và trẻ cũng có nhiều hành động như vừa chơi vừa nói chuyện bắt chước lời nói của người lớn.

Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Giai đoạn 3 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt thành tựu vượt bậc. Những lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp hay cách sử dụng từ ngữ sẽ được trẻ tự khắc phục và hoàn thiện. Hầu hết trẻ đã khá thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ và có thể bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác. Bên cạnh đó các kỹ năng giao tiếp cũng được phát triển rất nhanh và trẻ tự chủ động trong các cuộc nói chuyện, diễn đạt được ý đầy đủ.

Tại sao cần phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn 3 – 6 tuổi?

Giai đoạn 3 – 6 tuổi, trẻ học được nhiều từ mới bằng cách lắng nghe người thân, bố mẹ, ông bà hay những người khác trò chuyện. Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác. Trẻ có thể hiểu hầu hết được những gì bố mẹ nói, thậm chí có thể đoán được những từ mình chưa biết.

Ở tuổi lên 3, trẻ đã có thể nói được các câu dài 3 – 5 từ, thậm chí hơn và cha mẹ gần như hiểu được hết những gì trẻ nói. Bên cạnh đó, trẻ còn biết chỉ vào các phần chi tiết trong hình ảnh/ bức tranh và gọi tên chúng.

Từ 4 – 6 tuổi, trẻ có thể nói được những câu dài hơn 5 từ, hiểu được hầu hết những gì người khác nói và thực hiện theo hướng dẫn từ 2 – 3 bước, miễn là các hướng dẫn này gắn liền với những điều quen thuộc với trẻ. Chẳng hạn như “Con nhặt đồ chơi cất gọn vào túi nào” hay “Con cầm giúp mẹ cái khăn lại đây”. Trẻ ở độ tuổi mầm non cũng hiểu và phân biệt được các tính từ như to, nhỏ, ngắn, dài…

Vì vậy, khi có con trong giai đoạn này các bậc làm cha mẹ nên tìm hiểu để từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Cha mẹ có thể tham khảo khóa họcGiáo dục sớm 3-6 tuổi: Để con phát triển ngôn ngữ vượt trộitrên Unica với sự giảng dạy của hai giảng viên đầy kinh nghiệm Lại Thị Hải Lý và Thương Thương.

Đây là khoá học toàn diện về phương pháp kích hoạt ngôn ngữ cho trẻ thời kì 3-6 tuổi. Bao gồm những chỉ dẫn cụ thể và các bài thực hành mẫu, những ví dụ minh hoạ đơn giản, sinh động, dễ hiểu, bất cứ phụ huynh nào thậm chí là ông bà, người giúp việc cũng có thể làm được. Phương pháp này đã giúp đỡ hàng vạn trẻ em Việt Nam phát triển ngôn ngữ vượt trội từ sớm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề