Tại sao samsung lại chọn thái nguyên

Mới đây, ngày 16/2, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mở rộng Dự án Samsung Electro-Mechanics Việt Nam cho Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam [Công ty SEMV] với số vốn tăng thêm 920 triệu USD.

Theo đó, vốn đầu tư nhà máy Samsung Electro - Mechanics tại Thái Nguyên tăng từ 1,35 tỷ USD lên 2,27 tỷ USD. Đây có thể nói là tin rất vui trong đầu năm 2022 với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Dự án Samsung Electro-Mechanics đi vào hoạt động vào năm 2015, với tổng vốn đầu tư 1,35 tỷ USD. Số lao động sử dụng [tại thời điểm 31/10/2021] là 6.585 người.

Sau hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, Samsung đã sở hữu tới 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM, cùng một trung tâm nghiên cứu phát triển [R&D] tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng.

Tại sao Samsung lại lựa chọn những địa phương này?

Một đại diện của Samsung, Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam từng tiết lộ lý do lớn nhất khiến Samsung chọn Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM để đặt nhà máy.

Bắc Ninh tuy là tỉnh nghèo, diện tích nhỏ nhất cả nước, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng lại có vị trí gần Hà Nội, sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng. Năm 2008, linh kiện điện tử Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn từ Trung Quốc do sản xuất chưa phát triển. Sản phẩm Samsung lại phải được đưa ra thị trường ngay sau khi sản xuất 1 tuần, nên để việc nhập khẩu linh kiện và xuất khẩu sản phẩm thuận lợi, Bắc Ninh là lựa chọn phù hợp.

Đến khu tổ hợp thứ hai, Samsung lại phải giải quyết bài toán trao đổi phương tiện, nguyên vật liệu với nhà máy ở Bắc Ninh trong vòng 40 phút, nên Thái Nguyên là địa điểm được lựa chọn. Trung tâm nghiên cứu của Samsung cũng được đặt ở Hà Nội vì lý do này.

Còn với nhà máy ở TP. HCM, nhà máy duy nhất ở miền Nam thì là vì các doanh nghiệp ở miền Nam có thế mạnh trong việc ép nhựa và đúc chi tiết lớn nên được lựa chọn để sản xuất TV và thiết bị gia dụng. Mặt khác, TP. HCM cũng gần sân bay, cảng biển, đáp ứng nhu cầu xuất hàng đi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Tại sao thường là các tỉnh phía Bắc?

Rất nhiều đại gia ngành điện tử vào Việt Nam chọn đặt nhà máy ở phía Bắc.

LG sở hữu 3 nhà máy sản xuất các mặt hàng chính tại Hải Phòng, bao gồm LG Electronics Vietnam Hai Phong chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử; LG Innotek Vietnam Hai Phong chuyên sản xuất và bán các linh kiện điện tử và LG Display Vietnam Hai Phong chuyên sản xuất màn hình LCD và OLED.

Canon Việt Nam đến nay có 3 nhà máy sản xuất chính là Nhà máy Thăng Long [Hà Nội]- chuyên sản xuất các loại máy in phun, máy quét ảnh; Nhà máy Quế Võ [Bắc Ninh]- chuyên sản xuất các loại máy in lazer; Nhà máy Tiên Sơn [Bắc Ninh] chuyên sản xuất các loại máy in phun.

Hay Foxconn, tính đến cuối năm 2020 đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, tạo ra việc làm cho 53.000 lao động trong hệ sinh thái 6 nhà máy tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh.

Trước đó,Công ty chứng khoán ACB [ACBS] từng đưa ra những phân tích về vấn đề này.

ACBS chỉ ra, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh. Khu vực này có 129 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trung bình là 81% chủ yếu nhờ tỷ lệ hấp thu tốt ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. Đây là vùng lớn thứ 2, chiếm 32% GRDP cả nước. Hiện vùng này có 102 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy là 82%.

Theo ACBS, có 3 lý do khiếncác doanh nghiệp điện tử như Samsung, hay LG tập trung phát triển nhiều nhà máy tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Thứ nhất, so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gần Trung Quốc cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản – vốn là 2 nước đóng góp FDI nhiều cho Việt Nam.Thứ hai, vùng kinh tế phía Bắc có nhiều đường cao tốc hơn với 14 con đường, tổng độ dài là 1.368 km. Con số đường cao tốc ở phía Nam chỉ bằng một nửa với 7 đường, độ dài tổng cộng 983 km.Thứ ba,mật độ dân số ở vùng phía Bắc cao hơn phía Nam với 946 người/m2 so với 586 người/m2.

Samsung sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD vào Thái Nguyên

//cafef.vn/samsung-rot-them-920-trieu-usd-vao-thai-nguyen-nhin-lai-ly-do-khien-cac-dai-gia-nganh-dien-tu-thuong-dat-nha-may-o-cac-tinh-phia-bac-20220217112253747.chn

Đại điện Samsung tiết lộ lý do lựa chọn từng địa điểm đặt nhà máy ở Việt Nam

Kể từ nhà máy đầu tiên được dầu tư vào năm 2008 ở Bắc Ninh cho đến nhà máy thứ ba vào năm 2015 ở TP.HCM, tất cả đều có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển của Samsung

Năm 2008, trong bối cảnh  khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và Samsung đang chịu sự cạnh tranh từ Motorola và Nokia, Công ty đã có một động thái đáng chú ý, đó là công bố khoản đầu tư 650 triệu USD vào nhà máy ở Bắc Ninh [Việt Nam]. Càng thú vị hơn khi thời điểm đó, lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam không có nhiều thành tích nổi bật.

Đến năm 2013, Samsung tiếp tục đầu tư tổ hợp thứ hai ở Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ USD. Một năm sau đó, Samsung lại đầu tư nhà máy sản xuất đồ điện gia dụng, lần này là ở quận 9 [ TP.HCM].

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam.

"Tất cả các vị trí chúng tôi chọn đầu tư đều có những ý nghĩa riêng, mục tiêu riêng", ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 với chủ đề "Đón sóng đầu tư mới".

Quay trở lại vào năm 2008, lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam chưa phát triển, linh kiện vẫn phụ thuộc rất lớn từ Trung Quốc. Thứ đến, việc di dời nhà máy từ Trung Quốc phụ thuộc vào hai đường chính là đường biển và đường hàng không. Cuối cùng, cũng quan trọng không kém, là sản phẩm Samsung phải được đưa ra thị trường ngay sau khi sản xuất 1 tuần, nên việc phân phối phụ thuộc vào đường hàng không. Chính vì thế Bắc Ninh là lựa chọn phù hợp vì gần Hà Nội, sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng.

Đến khu tổ hợp thứ hai, Công ty phải đáp ứng được nhu cầu trao đổi phương tiện, nguyên vật liệu với nhà máy ở Bắc Ninh trong vòng 40 phút, chính vì thế, Thái Nguyên là địa điểm được lựa chọn. Trung tâm nghiên cứu của Samsung cũng được đặt ở Hà Nội vì lý do này. Ngoài ra,  việc nghiên cứu cần nhân lực, kỹ sư có trình độ nên đặt ở Hà Nội, Công ty có thể tận dụng được nguồn nhân lực trình độ cao tại các trường đại học hàng đầu ở Hà Nội.

Với nhà máy thứ ba ở TP.HCM, đây là sự lựa chọn có phần khác biệt hơn hai nhà máy trước, do mặt hàng điện gia dụng như tủ lạnh, điều hoà, TV có kích thước lớn và các doanh nghiệp ở miền Nam có thế mạnh trong việc ép nhựa và đúc chi tiết lớn nên khu vực này được lựa chọn. Mặt khác, TP.HCM cũng gần sân bay, cảng biển, đáp ứng nhu cầu xuất hàng đi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Việc lựa chọn đầu tư chiến lược, tận dụng nguồn lực cụ thể từng địa phương ở Việt Nam hơn 10 năm qua đã giúp Samsung đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực điện thoại thông minh. Quý III/2020, Công ty tiếp tục là đơn vị sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới với 22% thị phần.

Ông Tuấn nhấn mạnh rằng, khả năng cạnh tranh của Samsung trong thời gian tới đến từ khả năng cung cấp linh kiện của các nhà sản xuất Việt Nam, hiện đang chiếm 60%. Rất nhiều bộ phận thiết bị điện thoại với độ phức tạp cao như pin, kính 3d kim loại được sản xuất 100% ở Việt Nam.

Chính vì thế, trong thời gian tới, Công ty tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ ở Việt Nam theo bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ, cùng một sản phẩm nhưng giá thành sản xuất năm sau giảm hơn năm trước. Theo ông Tuấn, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam. Về phía Samsung, Công ty có nhiều chương trình đào tạo đưa chuyên gia Hàn Quốc sang doanh nghiệp đối tác làm việc trong vòng 3 tháng để hiểu môi trường lao động, sản xuất để đưa ra các giải pháp cải tiến.

Tính đến hết năm 2019, mạng lưới doanh nghiệp phụ trợ của Samsung ở Việt Nam là 679 doanh nghiệp, trong đó có 172 nhà cung cấp cấp 2 và 42 nhà cung cấp cấp 1. Số còn lại là các doanh nghiệp cung cấp vật tư văn phòng, vật tư tiêu hao phục vụ sản xuất.

Song song đó, Công ty tiếp tục đa dạng danh mục mua hàng của mình và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022 với sức chứa 3.000 người.

"Sản phẩm Galaxy A70 được thiết kế và sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng thời gian tới các dòng sản phẩm cao cấp của Samsung sẽ có sự đóng góp của người Việt Nam", ông Tuấn nói,

Câu chuyện Samsung

Trong 5 năm đầu có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn Samsung tập trung đầu tư tại Bắc Ninh và đã gặt hái được rất nhiều thành công. Xuất phát từ nhu cầu rất cao của thị trường toàn cầu, Samsung muốn mở rộng quy mô và đẩy nhanh tiến độ đầu tư tại Việt Nam. Sau khi khảo sát cẩn trọng tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Năm 2013, Samsung đã chọn Thái Nguyên để triển khai dự án đầu tư Tổ hợp công nghệ cao Samsung chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Khu công nghiệp Yên Bình [thị xã Phổ Yên].

Trao đổi trên báo chí, đại diện tập đoàn này cho rằng: “Quyết định đầu tư vào Thái Nguyên là 1 sự kiện đối với Samsung trên toàn thế giới. Nhờ có sự giúp đỡ tích cực từ phía Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã có thể xây dựng được nhà máy với quy mô lớn nhất trong thời gian nhanh nhất.”.

Tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 2018, lãnh đạo của Samsung Việt Nam đã chia sẻ về lý do chọn Thái Nguyên. Theo Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam Shim Won Hwan đánh giá yếu tố cơ sở hạ tầng của Thái Nguyên rất tuyệt vời.

“Đặc biệt, với những doanh nghiệp toàn cầu quy mô lớn như chúng tôi cơ sở hạ tầng hậu cần phục vụ cho nguyên vật liệu và sản xuất là vô cùng quan trọng. Tỉnh Thái Nguyên nằm cách sân bay Nội Bài chỉ 30 phút, Thái Nguyên và Hà Nội cũng được kết nối bởi tuyến cao tốc nên rất thuận tiện cho nhân viên đi làm cũng như vận tải, lưu chuyển”, ông Shim Won Hwan phân tích.

Đánh giá về yếu tố thu hút nhân lực, ông Shim Won Hwan cho biết, Thái Nguyên nằm ở trung tâm của khu vực miền Bắc nên việc cung cấp nhân lực của địa phương cũng như các tỉnh thành lân cận là khá thuận lợi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có 7 trường đại học và cao đẳng, cái nôi của rất nhiều nhân tài ưu tú. Về phương diện kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất, mà chính Thái Nguyên lại đang có được điều kiện thuận lợi này.

Đại diện nhà đầu tư Samsung còn đánh giá cao tấm lòng hiếu khách của người dân Thái Nguyên. Ông cho biết, “người dân Thái Nguyên ở xung quanh nhà máy luôn rất tốt và đối xử với nhân viên trẻ của chúng tôi như là con cháu của mình vậy.” Ông cho rằng, tấm lòng của người dân Thái Nguyên như vậy chính là sự động viên và hỗ trợ lớn cho nhân viên Samsung yên tâm làm việc. Và ông luôn biết ơn người dân Thái Nguyên vì điều đó.

Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Xuân Hòa cho biết, dự án Samsung Electro – Mechanics Việt Nam được giữ nguyên ưu đãi đầu tư theo Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND về ưu đãi đầu tư đối với dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.

Lợi thế từ dự án tỷ đô

Sau hiện tượng Samsung, Thái Nguyên ngày càng bứt phá. Năm 2018, có 35 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung. Nếu tính cả các nhà cung ứng cấp 2 và các nhà cung cấp dịch vụ, đã có 627 doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng, chiếm khoảng 30% tổng số các nhà cung ứng của Samsung.

Tính đến hết năm 2018, tỉnh có 6 khu công nghiệp lớn và hơn 20 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, thu hút được 163 dự án, trong đó có đến 83 dự án FDI, nâng tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng 7,63 tỷ USD và trên 11.000 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư trong nước.

Một điều rõ nét có thể nhận thấy tác động từ Samsung là dòng người lao động dịch chuyển về Thái Nguyên. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giải quyết việc làm cho gần 120 nghìn người, thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng. Thái Nguyên trở thành trung tâm thu hút giới chuyên viên, kỹ sư, chuyên gia nước ngoài và công nhân rất lớn.

Năm 2017, tổng số lao động trong khối doanh nghiệp FDI là 99.300 người, tăng 6,9% so với năm 2016; năm 2018 là trên 105.000 lao động. Chỉ tính riêng với Tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên, qua 5 năm đầu tư tại đây, công ty đã thường xuyên sử dụng trên 70.000 lao động tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

Bộ mặt các đô thị Thái Nguyên đang ngày càng thay đổi. Từ năm 2009, tỉnh xây mới nhiều tuyến đường quan trọng, kết nối với các khu công nghiệp và những tỉnh thành lân cận. Có thể kể đến như đường nối quốc lộ 3 mới, tuyến Thái Nguyên - Bắc Kạn, Hà Nội - Thái Nguyên... Ngoài ra, tỉnh đang tiếp tục triển khai một số dự án trọng điểm như Cầu Dẽo, đường vành đai V rút ngắn thời gian di chuyển vào Hà Nội.

Năm 2018, Ngân hàng Thế giới đã chi khoản tín dụng trị giá 80 triệu USD nhằm nâng cao chất lượng đô thị Thái Nguyên. Ngoài ra, chính quyền cũng đối ứng nguồn vốn 20 triệu USD, nâng tổng chi phí dự án ước tính 100 triệu USD.

Có thể nói, những nỗ lực thu hút đầu tư và tạo nên môi trường phát triển bền vững cho doanh nghiệp như Thái Nguyên sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Video liên quan

Chủ Đề