Tại sao thuế giảm nhưng giá xe nhập khẩu không giảm

Sau khi lệ phí trước bạ chính thức giảm 50% tư ngày 28.6, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tiếp tục có cơ hội giảm giá bán, khi thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0%.

VIDEO: Giá xe 'nội' khó giảm ngay dù thuế nhập linh kiện về 0% 

Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về 0% từ hôm nay 10.7

Sau khi được Chính phủ ban hành, Nghị định 57/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ hôm nay 10.7. Nghị định 57/2020/NĐ-CP gồm nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017.

Từ hôm nay 10.7, thuế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện dành để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ giảm về mức 0%

Theo quy định tại khoản 1, Điều 7b được bổ sung của Nghị định 57/2020, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% áp dụng từ ngày 10.7 đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công [lắp ráp] các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô [gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô].

Như vậy, từ hôm nay 10.7 thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0%. Theo Nghị định 57/2020, ngoài các doanh nghiệp [DN] sản xuất, gia công [lắp ráp] linh kiện, phụ tùng ô tô, chính sách này cũng áp dụng với các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công [lắp ráp] linh kiện, phụ tùng ô tô. Loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc hiện hưởng thuế nhập khẩu 0% phải đáp ứng các điều kiện tại Nghị định 57/2020 và các quy định liên quan.

Để được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu linh kiện các doanh nghiệp lắp ráp ô tô phải đáp ứng tiêu chí về sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu

Trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Minh Đồng - Thạc sĩ chuyên ngành ô tô từng có thời gian dài làm việc cho một tập đoàn xe hơi tại Đức cho biết: “Việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số, nguyên liệu, linh kiện lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được là một chính sách hợp lý của Chính phủ để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ô tô trong nước nhất là sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”.

Trong khi đó, Giám đốc một đại lý phân phối ô tô tại TP.HCM cho rằng, việc giảm thuế linh kiện nhập khẩu về 0% sẽ giúp DN lắp ráp trong nước giảm chi phí. Chính sách này cũng phần nào thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN vốn đã được hưởng thuế nhập khẩu 0% theo nội dung Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN [ATIGA].

Việc giảm thuế linh kiện nhập khẩu về 0% sẽ giúp DN lắp ráp trong nước giảm chi phí sản xuất

Tuy nhiên, theo Nghị định Nghị định 57/2020 để được hưởng chính sách này, ngoài việc đáp ứng một số điều kiện về thủ tục, giấy tờ như: hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công thương cấp; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công thương cấp… Các DN còn phải, có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công [lắp ráp] và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công [lắp ráp] trên lãnh thổ Việt Nam.

Đặc biệt, đối với các DN lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước, để được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu linh kiện, đòi hỏi DN phải đáp ứng tiêu chí về sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu.

DN đáp ứng các quy định nêu trên sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% trong kỳ xét ưu đãi thuế tối đa không quá 6 tháng

Cụ thể, theo quy định mới DN lắp ráp ô tô trong nước phải đạt sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu lần lượt là 6.500 xe và 2.600 xe mỗi 6 tháng trong năm 2020, giảm 35% so với trước [10.000 và 4.000 xe] nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch Covid-19. Đối với các năm tiếp theo, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký theo tiêu chí sản lượng chung hoặc riêng cho mẫu xe và tiêu chí sản lượng quay về mức cũ.

DN đáp ứng các quy định nêu trên sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% trong kỳ xét ưu đãi thuế tối đa không quá 6 tháng.

Về lý thuyết, nguyên, vật liệu linh kiện linh kiện nhập khẩu là một trong những yếu tố cấu thành giá ô tô. Vì vậy, khi thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu linh kiện được miễn giảm, giá ô tô sẽ hạ nhiệt. Đây cũng chính là kỳ vọng của người tiêu dùng ô tô khi Nghị định 57/2020 chính thức có hiệu lực.

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, để ước tính cụ thể mức giảm giá xe lắp ráp bao nhiêu phần trăm là không đơn giản

Về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Minh Đồng bày tỏ quan điểm: “Về nguyên tắc, khi thuế nhập khẩu linh kiện giảm, giá ô tô trong nước sẽ giảm so với trước đây. Tuy nhiên, để ước tính cụ thể mức giảm giá xe lắp ráp bao nhiêu phần trăm là không đơn giản. Bởi mỗi chiếc xe được cấu thành từ hàng trăm, hàng ngàn linh kiện, mỗi linh kiện đóng góp tỉ lệ khác nhau vào việc cấu thành giá xe. Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào mỗi loại xe của mỗi DN họ sẽ nhập những linh kiện nào”.

Ngoài ra theo ông Nguyễn Minh Đồng, việc thuế nhập khẩu một số nguyên vật liệu, linh kiện giảm về 0% nhưng giá ô tô lắp ráp trong nước có giảm hay không còn phụ thuộc vào doanh nghiệp lắp ráp, kinh doanh ô tô trong nước.

Thuế nhập khẩu một số nguyên vật liệu, linh kiện giảm về 0%, giá ô tô lắp ráp trong nước khó có thể giảm ngay

Thực tế, hầu hết các DN lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước cho rằng, ở thời điểm hiện tại thậm chí là trong vài tháng tới, khi thuế nhập khẩu một số nguyên vật liệu, linh kiện giảm về 0%, giá ô tô lắp ráp trong nước cũng khó có thể giảm ngay. Bởi các hãng xe lắp ráp trong nước đã có kế hoạch sản xuất - kinh doanh cho cả năm. Trong đó, kế hoạch mua linh kiện nhập khẩu để sản xuất lắp ráp đã lên kế hoạch trước đó.

Bên cạnh đó, về lâu dài việc áp dụng điều kiện sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu mà doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước cần đạt được để được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu linh kiện cũng khiến cơ hội giảm giá của nhiều mẫu xe “nội” bị thu hẹp. Bởi ngoài một số DN có quy số, số lượng sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước lớn và bán chạy như Trường Hải [THACO], Toyota hay TC Motor… thì các DN còn lại đều phải nỗ lực đẩy mạnh lắp ráp mới hy vọng đạt được. Nhất là trong tình cảnh hiện tại sức mua trên thị trường ô tô vẫn bị ảnh hưởng do người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu sau đại dịch Covid-19.

Việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện sẽ góp phần thu hút DN đẩy mạnh đầu tư, sản xuất lắp ráp ô tô trong nước

Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng điều kiện này sẽ góp phần thu hút DN đẩy mạnh đầu tư, sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Thực tế cũng cho thấy, thời gian gần đây nhiều mẫu mã ô tô trước đây vốn được nhập khẩu đã được các DN chuyển sang lắp ráp trong nước nhằm đạt quy định về sản lượng để hưởng ưu đãi thuế 0% khi nhập khẩu linh kiện. Trong đó, Toyota đã lắp ráp trở lại mẫu SUV 7 chỗ - Fortuner. Bản nâng cấp của Honda CR-V thế hệ thứ 5 cũng đã được Honda Việt Nam lắp ráp và sẽ ra mắt vào cuối tháng 7.2020. Mitsubishi Việt Nam cũng đang chuẩn bị dây chuyền sản xuất để lắp ráp mẫu MPV bán chạy nhất của hãng - Xpander.

Thế nhưng để về lâu dài theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, Chính phủ cần có chính sách đồng bộ, ổn định hơn mới hy vọng phát triển được ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Tin liên quan

Xe thiếu hay tâm lý khách hàng cố mua?

Ký hợp đồng đặt mua một chiếc Honda CR-V từ tháng 3, nhưng đến nay chị Nguyễn Thị Thảo [Hà Nội] vẫn chưa được nhận xe, mặc dù khi ký, đại lý hứa hẹn tháng 6 giao xe. Thế nhưng, cũng như nhiều khách hàng khác, chị Thảo không làm gì được đại lý khi đã đặt bút ký vào một bản hợp đồng đăng ký mua xe, có đặt cọc với những điểm bất lợi cho khách hàng như: Đại lý không cam kết thời điểm giao xe; thời điểm nhận xe giá có thể thay đổi. Một hợp đồng đặt cọc “ký cũng như không” như thế, khách hàng ở vào thế “thiệt thòi”.

Trả lời chị Thảo cũng như nhiều khách hàng khác, các đại lý của HVN cho biết: Không thể cam kết chắc chắn đến thời điểm nào có xe, dự kiến phải đến tháng 10 mới có lô tiếp theo về để giao cho khách. Lượng xe còn lại rất ít, hiện tại khách hàng muốn nhận xe sớm phải bỏ thêm 10-20 triệu đồng mua phụ kiện đối với bản thấp, và 50 triệu đồng đối với bản L.

Không chỉ vậy, từ ngày 1/7, Honda tiếp tục tăng 10 triệu đồng cho cả 3 phiên bản Honda CR-V đang bán trên thị trường, với mức giá mới lần lượt là 973 triệu đồng, 1,013 tỷ đồng và 1,083 tỷ đồng.

Khách hàng vẫn có tâm lý khát khao những mẫu xe nhập khẩu mới. Ảnh: Nguyễn Hà

Một câu hỏi được đặt ra là vì sao bị bắt chẹt như thế mà các khách hàng vẫn lao vào mua xe, trong khi thị trường có khá nhiều sự lựa chọn?

Nguồn cung xe NK từ đầu năm đến nay chưa dồi dào, nhiều mẫu xe "hot" đang vắng bóng trên thị trường là một thực tế.

Diễn biến thị trường hiện nay cho thấy, giá xe tăng còn xuất phát từ tâm lý cố mua bằng được của khách hàng. Sau năm 2017 nín nhịn “chờ”, nhu cầu mua xe đổ dồn sang năm 2018. Trong bối cảnh xe lắp ráp trong nước chưa đáp ứng được, xe NK thiếu, nhiều khách hàng không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi, nhất là khi các hãng “một mực” không giảm giá, chỉ có tăng.

Giá xe tiếp tục biến động tăng

Thực tế thị trường không hoàn toàn chỉ có những mẫu xe tăng giá, một số mẫu xe lắp ráp trong nước có sự giảm giá, khuyến mại nhưng không thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng.

Đơn cử như Toyota Việt Nam tặng bảo hiểm thân vỏ 1 năm cho sản phẩm Innova và Vios [hoặc bộ phụ kiện bao gồm đầu DVD và camera lùi]. Hay đại lý của Ford hỗ trợ cho khách hàng mua EcoSport từ 25 đến 35 triệu đồng; Fiesta từ 50 - 60 triệu đồng. Các đại lý Toyota cũng thực hiện giảm giá với Innova [từ 40 đến gần 50 triệu đồng]; Vios [từ 30 - 40 triệu đồng]; Camry [60 triệu đồng]. Một số đại lý của Mazda hỗ trợ khách 10 triệu đồng cho CX-5 2.0L. Giá Honda City cũng giảm nhẹ ở đại lý, khoảng 10-15 triệu đồng. Các đại lý của Hyundai Thành Công đang áp dụng chương trình tặng phụ kiện trị giá 6-10 triệu đồng.

Tuy nhiên, khách hàng đang có tâm lý “khát khao” các mẫu xe NK. Mặc dù thông tin trong thời gian ngắn lượng xe NK sẽ gia tăng, song tháng 6 trên thị trường tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng giá đối với những mẫu xe ăn khách.

Do xe NK chưa thể ồ ạt về nước như kỳ vọng nên thị trường vẫn rơi vào tình trạng "đói" xe trầm trọng. Một số đại lý ô tô cho biết, mỗi khi có thông tin một lô xe cập cảng, lượng người tiêu dùng đến để mua xe lập tức tăng vọt.

Chính vì vậy, bên cạnh động thái tăng giá từ ngày 1/7 của Honda, thông báo mới đây của Toyota Việt Nam về giá 3 mẫu sản phẩm ăn khách gồm Fortuner, Hilux và Hiace dao động 1,026-1,354 tỷ đồng. Cụ thể: mẫu bán tải Hilux 2018 có giá bán từ 695-878 triệu đồng, tăng 18-22 triệu đồng so với thế hệ cũ. Hay mẫu SUV Fortuner phiên bản Fortuner 2.4 4×2 AT số tự động có giá 1,094 tỷ đồng và phiên bản Fortuner 2.4G 4x2 số sàn có giá 1,026 tỷ đồng đều cao hơn so với phiên bản 2.4G 4x2 của năm ngoái là 45 triệu đồng và 1 triệu đồng. Mức giá này được cho là khiến người mua thất vọng vì đây là các mẫu xe được hưởng thuế NK 0%.

Thậm chí hiện tại hầu hết đại lý Toyota không nhận đặt cọc bản cao cấp do số lượng hạn chế; một số đại lý vẫn áp dụng chính sách "bia kèm lạc" đối với khách hàng muốn nhận xe sớm. Riêng xe màu trắng cộng thêm 8 triệu đồng.

Bài toán khó giải

Có thể thấy 6 tháng sau khi thuế NK ô tô vào Việt Nam giảm từ 30% xuống 0%, giá xe trên thị trường không giảm mạnh như kỳ vọng mà còn tăng ở một số mẫu ăn khách. Đây được xem là một nghịch lý!

Tuy khá nhiều doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện để NK ô tô theo Nghị định 116, song thực tế lượng xe trong 6 tháng qua về chưa nhiều.

Đối với sản xuất lắp ráp trong nước, mặc dù các hãng đang gia tăng sản lượng song do không tính trước được nhu cầu thị trường để đặt linh kiện nên nhiều mẫu xe “hot” cũng đang trong cảnh “cháy hàng”.

Rõ ràng khi cung chưa đáp ứng đủ cầu, khi tâm lý khách hàng đang ‘cố” mua xe bằng được thì không doanh nghiệp nào dại gì giảm giá.

Mặt khác, từ 2018, các dòng xe cao cấp, dung tích xilanh lớn sẽ bị áp mức thuế TTĐB cao hơn trước khá nhiều, dẫn tới giá xe đắt hơn, ảnh hưởng doanh số bán hàng, doanh nghiệp hạn chế nhập.

Một nguyên nhân nữa cũng tác động mạnh đến kế hoạch sản xuất, NK ô tô của nhiều doanh nghiệp cũng như giá bán sản phẩm trên thị trường đó là những thay đổi mang tính “lịch sử” của 3 doanh nghiệp lớn trong nước là Thaco, Thành Công và VinFast. Từ một doanh nghiệp chuyên NK, Thành Công đã chuyển gần như hoàn toàn sang sản xuất lắp ráp trong nước. Vốn đã có trong tay nhiều thương hiệu lớn, Thaco tiếp tục mua lại nhiều hệ thống phân phối của BMW, Mini; mới đây là việc VinFast mua lại hệ thống của GM Việt Nam....

Những diễn biến này khiến thị trường trở nên xáo trộn và khó đoán định. Nhiều hãng thực sự lúng túng trong bài toán kinh doanh và định giá sản phẩm.

Không chỉ các hãng, các đại lý cũng mù mờ, mơ hồ về thông tin giá cũng như lượng xe. Cẩn trọng, nhiều đại lý không dám “ôm” hàng cho cuối năm.

Có thể thấy, đôi lúc những tác động trực tiếp từ thuế, dù lớn, lại không đủ sức khiến cho giá bán ô tô trên thị trường thay đổi. Theo đúng quy luật kinh tế thị trường, giá luôn có cơ hội thay đổi từ chính mối quan hệ cung – cầu. Giai đoạn nửa cuối năm 2018, tình trạng khan hiếm nguồn cung ở thị trường ô tô Việt Nam được nhận định là sẽ phần nào cải thiện. Tuy nhiên, việc giá bán lẻ có giảm hay không thì khó ai có thể chắc chắn.

Nhận định cuối năm 2018 cho thấy, động thái của 3 “ông lớn”, vốn nắm trong tay nhiều thương hiệu ô tô lớn cả NK lẫn sản xuất lắp ráp sẽ tác động mạnh tới giá xe. Nếu 3 “ông lớn” đồng lòng giảm giá, giá xe toàn thị trường sẽ giảm, nếu chỉ “nhìn nhau” không giảm thì kỳ vọng giảm giá của khách hàng sẽ chỉ là... giấc mơ!

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính tới ngày 28/6, lượng xe Thái Lan NK về Việt Nam chỉ đạt 9.600 chiếc, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017 là hơn 19.100 chiếc [giảm khoảng 52%].

Hết 6 tháng đầu năm 2018, lượng xe từ Mỹ, Nhật, Đức hay Hàn Quốc chỉ đạt lượng nhập bằng 15 - 30% so với cùng kỳ năm trước. Đơn cử như Hàn Quốc 5 tháng đầu năm nay chỉ NK 113 xe [so với 4.381 xe cùng kỳ năm trước]; Hoa Kỳ chỉ có 60 xe được nhập [so với 1.374 xe], hay thị trường Nhật Bản cũng chỉ có 262 xe [so với 835 xe]… Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay không có một chiếc xe nào nhập từ thị trường Ấn Độ, trong khi cùng kỳ năm trước nhập tới 5.058 xe.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, cộng dồn nửa đầu năm 2018, tổng kim ngạch NK ô tô đạt 11.256 chiếc và 309 triệu USD, giảm 77,9% về lượng và 70,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Nguyễn Hà
Hải quan Online

Video liên quan

Chủ Đề