Tại sao việt nam xuất fob nhập cif

Chưa đủ năng lực, nên nhiều doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam vẫn phải sử dụng hình thức mua CIF (mua tại cảng đến), bán FOB (bán tại cảng đi) nên thương quyền thuê phương tiện và đàm phán hợp đồng vận chuyển, thanh toán cước phí vận chuyển chủ yếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

Xuất FOB vẫn chiếm tới 80% 

Phân tích của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) dựa trên số liệu hải quan cho thấy, các hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đều lựa chọn phương thức xuất theo giá FOB. Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ đạt trên 8,47 tỷ USD thì có 6,54 tỷ USD xuất theo giá FOB chiếm 77,1% tổng giá trị xuất, xuất theo phương thức CFR đạt 1,03 tỷ USD chiếm 12,2%, theo phương thức CIF chỉ chiếm 5,1% đạt 430,03 triệu USD, các phương thức khác chiếm 5,6% đạt 475,73 triệu USD.

Sang năm 2019, khi giá trị xuất khẩu của ngành đạt 10,33 tỷ USD thì tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức FOB tăng mạnh, 26% so với năm trước đó và đạt 8,21 tỷ USD, chiếm tới 79,5% tổng giá trị xuất, xuất khẩu theo phương thức CFR chỉ chiếm 10,7%, đạt 1,10 tỷ USD, xuất theo phương thức CIF giảm xuống còn 4,3% đạt 443,84 triệu USD, theo các phương thức khác chiếm 5,5% đạt 568,53 triệu USD.

Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt con số trên 12,01 tỷ USD thì giá trị xuất khẩu mang lại theo phương thức FOB đã chiếm tới 81,4% tổng giá trị xuất, đạt 9,78 tỷ USD, trong khi xuất theo CFR, CIF và phương thức khác giảm xuống và chiếm tỷ lệ nhỏ lần lượt ở mức 10,5%; 3,8% và 4,2% với giá trị tương ứng đạt được là 1,26 tỷ USD; 460,41 triệu USD và 504,97 triệu USD.

Lựa chọn phương thức xuất khẩu theo FOB sẽ khiến doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu nhưng cũng phản ánh những hạn chế về năng lực của doanh nghiệp Việt.

Tại sao việt nam xuất fob nhập cif

Tỷ trọng xuất khẩu Gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) theo giá FOB so với các phương thức khác

Theo thống kê của VIFOREST, tại các thị trường trọng điểm của ngành gỗ đã có sự thay đổi lớn về điều kiện giao hàng trong xuất khẩu. Phân tích từ dữ liệu thống kê cho thấy, thị trường chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ là Hoa Kỳ, hiện xuất theo giá FOB đang giảm từ mức chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vào năm 2018, xuống còn 97,2% vào năm 2019 và 96,9% vào năm 2020. Nhật Bản, thị trường xuất khẩu chiếm từ 10-11% kim ngạch xuất khẩu của ngành, xuất theo giá CIF cũng đang gia tăng từ 25,4% vào năm 2018 lên 25,7% vào năm 2020. Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn đứng thứ ba, chiếm từ 10-11% tổng kim ngạch xuất khẩu, xuất theo giá FOB sang thị trường này giảm mạnh từ 49% năm 2018, xuống còn 43,2% năm 2029 và năm 2020 chỉ ở mức 39,1%.

Các thị trường khác như Hàn Quốc, EU, Vương Quốc Anh, tỷ trọng xuất theo giá FOB cũng nằm trong xu hướng giảm lần lượt ở mức từ 43,3% năm 2018, xuống 41,3 % vào năm 2020 đối với thị trường Hàn Quốc và EU từ 79,7% năm 2018 xuống 75,5% năm 2020; Vương Quốc Anh từ mức 97,5% năm 2018 xuống 96,8% vào năm 2020.

Tại sao việt nam xuất fob nhập cif

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) theo giá FOB sang các thị trường trọng điểm có xu hướng giảm

Trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam đang “thiệt đơn, thiệt kép”khi duy trì xuất khẩu theo giá FOB và nhập khẩu theo giá CIF. Ông Phan Thông, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, cho biết, các chủ hàng Việt Nam lại đang phải trả cho các hãng tàu đủ các loại phụ cước mà những loại phụ cước này thường không được quy định rõ ràng trong hợp đồng vận chuyển cũng như hợp đồng thương mại xuất nhập khẩu. Điều này, dẫn đến một số bất cập về vấn đề thu phí cước của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam. Ông dẫn chứng, việc chưa có sự đồng thuận giữa hãng tàu và chủ hàng xuất nhập khẩu Việt Nam mà chỉ có sự áp đặt một phía của chủ tàu. Đến nay, chưa có cơ quan quản lý các loại phụ cước này, bởi vì các loại phụ cước này không được đăng ký với một cơ quan chức năng nào tại Việt Nam mà do các chủ tàu đặt ra.

Ông Thông, người có hơn 30 năm làm việc trong ngành vận tải biển, các loại phụ cước này không được các hãng tàu thông báo trước cho các khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, cũng như không được công khai minh bạch về các thành phần, yếu tố cấu thành nên các loại phụ cước này, thậm chí một số loại phụ cước không rõ ràng và hợp lý, khó hiểu đối với các chủ hàng Việt Nam chuyên mua CIF bán FOB.

Các hãng tàu biển nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hầu hết thông qua các công ty tại Việt Nam làm đại lý với hình thức đại lý thu hộ hãng tàu các phụ cước này. Trong khi đó, các đại lý, đại diện tại Việt Nam của các hãng tàu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đều không có quyền quyết định liên quan đến các vấn đề phụ cước này mà chỉ thực hiện theo lệnh và/hoặc thu hộ, theo chỉ thị của các hãng tàu nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam. “Mặc dù quan hệ gửi hàng và nhận chuyên chở là quan hệ kinh tế thị trường nhưng để phục vụ tính minh bạch và tránh cạnh tranh không lành mạnh thì thì cần cơ chế quản lý sát sao của Nhà nước”, ông Thông bình luận.

Cao Cẩm(Gỗ Việt số 135, tháng 7 năm 2021)

Tại sao việt nam xuất fob nhập cif

Nhập FOB bán CIF mang lại nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam từ các hãng tàu. Vậy cụ thể những ưu đãi đó là gì? Hãy cùng các chuyên gia của LEC Group tìm hiểu thật kỹ vấn đề này.

So sánh giữa CIF và FOB

Điểm giống nhau giữa CIF và FOB:

  • Đều là 2 điều kiện giao hàng trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải thủy quốc tế và nội địa.
  • Là 2 điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  • Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro đều tại cảng xếp hàng (cảng đi).
  • Trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu thuộc về người bán (seller). Còn thủ tục nhập khẩu để lấy hàng thuộc về người mua (buyer).

Tại sao việt nam xuất fob nhập cif

Sự khác nhau giữa CIF và FOB:

  • Điều kiện trong Incoterm: điều kiện CIF – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu, điều kiện giao hàng FOB – giao hàng lên tàu.
  • Trách nhiệm vận tải thuê tàu: CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển. FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu.
  • Bảo hiểm: CIF – người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hóa.  FOB – người bán không phải mua bảo hiểm.
  • Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ hợp đồng: mặc dù cả 2 điều kiện giao hàng CIF và FOB đều có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu. Tuy nhiên, đối với CIF thì bạn phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng hóa đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).

Xem thêm: Logistics performance index là gì? Chỉ số LPI là gì?

Khi nhập FOB bán CIF, các doanh nghiệp sẽ nhận được các ưu đãi từ hãng tàu. Có thể chủ động lựa chọn được những hãng tàu rẻ hơn giá đã tính cho nhà nhập khẩu bên kia. Ngoài ra, nếu thuê các hãng tàu của Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhận được các chứng từ cần thiết một cách nhanh chóng. Nhờ đó mà có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và giúp tiết kiệm được thời gian, nâng cao hiệu quả cho việc giao nhận, thanh toán tiền hàng.

Tại sao việt nam xuất fob nhập cif

Khi giao hàng bằng điều kiện CIF, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn so với khi xuất khẩu bằng FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang thiếu vốn, còn có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ vay được số tiền cao hơn.

Ngoài ra, khi nhập FOB bán CIF, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc giao hàng. Hoàn toàn không bị lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Trong một số trường hợp, vì do bị lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc trong kho (nhất là đối với hàng nông sản).

Xem ngay: CIF là gì? FOB là gì? Sự khác nhau giữa CIF và FOB

Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container) tại Việt Nam đang trong tình trạng thiếu việc làm. Do đó, nếu các doanh nghiệp liên hệ mua bảo hiểm hoặc thuê tàu (container) cho các công ty Việt Nam. Sẽ góp phần làm tăng doanh số cho các công ty này. Đồng thời giải quyết thêm việc làm cho đất nước chúng ta.

Tại sao việt nam xuất fob nhập cif

Khi nhập FOB bán CIF, các doanh nghiệp sẽ phải trả tiền ký quỹ mở L/C ít hơn. Ngoài ra, khi khách nước ngoài giao hàng có một số trường hợp sau 3 ngày họ đã liên hệ đòi tiền. Nhưng nếu nhập FOB thì khi hàng cập cảng doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu. Nhờ đó mà doanh nghiệp không bị dồn vốn hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho các khoản tiền về cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của các chuyên gia LEC Group về nhập FOB bán CIF. Nếu bạn đang cần tìm một công ty cung cấp đầy đủ và chuyên nghiệp dịch vụ logistics. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi từ hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

Công Ty Cổ Phần LEC Group

Địa chỉ: Đường số 4, khu công nghiệp Phú Mỹ 1, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Văn phòng đại diện: số 28 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: (+84) 909 800 136 & (+84) 901 388 136.

Email: &

Website: https://lecvietnam.com/