Tài xế đánh giá về grab năm 2024

Nhiều tuần nay, trên các hội nhóm Facebook có sự tham gia của các tài xế Grab Việt Nam, liên tục xuất hiện những bài viết than phiền về những khó khăn họ gặp phải gần đây. Cụ thể, giá xăng cao và chiến lược tăng giá cuốc của Grab đã khiến các tài xế phải làm việc vất vả hơn, song không nhận được khoản thù lao như mong muốn. Nhiều người cảm thấy mình đang bị bóc lột và khách hàng của họ thì ngày càng thưa thớt.

Từ tháng Năm vừa qua, những cơn mưa lớn làm ngập đường phố và gây ùn tắc giao thông, càng làm tăng thêm sự khốn khổ của những người chạy xe ôm nói chung và xe ôm công nghệ nói riêng. Đặc biệt là các tài xế lấy việc chạy Grab làm thu nhập chính.

Thậm chí, trên một số nhóm như "Grab Việt Nam", "Hội AE Grabbike Sài Gòn" và "Hội Grabbike Sài Gòn", nhiều tài xế lên tiếng kêu gọi tẩy siêu ứng dụng này, số khác cho rằng Grab cần nhanh chóng chấn chỉnh lại chính sách của mình. Trong một nhóm, một thành viên liên tục đề nghị làm thủ tục giấy tờ cho những người muốn rời khỏi ứng dụng và rút vốn.

Nhiều tài xế Grab chán nản và muốn bỏ việc vì chi phí nhiên liệu tăng và lượng khách hàng sụt giảm

Grab - nền tảng đặt xe lớn nhất Việt Nam, đang phải đối mặt với áp lực tại một trong những thị trường tiềm năng nhất. Theo các phương tiện truyền thông, các tài xế Grab tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nghỉ việc, chán nản vì tình trạng khóa xe ba tháng và giá nhiên liệu tăng cao gây ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Nhiều khách hàng phàn nàn việc đặt xe không còn dễ dàng như trước do số lượng tài xế ít ỏi.

Vào tháng 3, trước áp lực đối với các tài xế, Grab đã bổ sung một khoản phụ phí để theo kịp với chi phí nhiên liệu cao nhất mọi thời đại, đồng thời để bù đắp và khuyến khích các tài xế tham gia nền tảng. Tuy nhiên, các tài xế nói rằng điều này đã dẫn đến việc tính phí cao hơn đối với hành khách, khiến họ dần rời bỏ Grab để tìm đến những ứng dụng có giá cả thấp hơn.

Mặt khác, các số liệu từ công ty cho thấy, lượt tải xuống cho các đối thủ cạnh tranh của Grab như Gojek do SoftBank của Nhật Bản hậu thuẫn và Be - ứng dụng gọi xe “Made in Vietnam” cũng đang tăng lên chóng mặt.

Theo dữ liệu mới nhất, vào tháng 4 vừa qua, Gojek đã vượt qua Grab để trở thành ứng dụng không dành cho game được tải xuống nhiều thứ 20 trên Apple App Store và Google Play tại Việt Nam. Be - nền tảng lớn thứ ba cho biết họ đã chứng kiến số lượng cuốc xe tăng kỷ lục trong tháng 4 và tháng 5.

Trần Tuấn, một tài xế GrabCar tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Mọi thứ đều rất bất lợi cho tôi và những người chạy xe ôm khác”. Theo lời kể của Tuấn, vào một đêm gần đây của tháng 5, anh rất khó chịu khi nghe điện thoại kêu. Một thông báo mới về chuyến đi của Grab, cách đó 4 km: hai lần trả khách, trong tổng hành trình là 1km. Anh chỉ bỏ túi 20.000 đồng cho một chuyến đi dài. “Tôi đã phải chấp nhận chạy những cuốc không đáng tiền do lo sợ bị đình chỉ trong nhiều ngày,” anh chia sẻ.

Trong khi đó, Nguyễn Tín - một nhân viên ngân hàng 33 tuổi và là người dùng Grab lâu năm cho biết anh rất thất vọng. Sau nhiều năm là khách trung thành - anh đánh giá cao thời gian chờ đợi ngắn của ứng dụng và các chương trình khuyến mại phong phú dành cho thành viên “bạch kim”.

Nhưng cho đến tháng 5 vừa qua, anh ấy đã quyết định tải các ứng dụng của đối thủ cạnh tranh: Gojek, Be và taxi truyền thống. Thông qua so sánh, anh nhận thấy giá Grab tăng cao hơn các ứng dụng khác, có thời điểm từ 30% trở lên. “Gần đây, thật khó để đặt được một chuyến Grab Car, thời gian chờ đợi kéo dài đến nửa giờ, hơn nữa mã giảm giá cũng rất ít”, anh than phiền.

Nhiều khách hàng than phiền về giá cuốc tăng, thời gian chờ đợi lâu và số lượng tài xế ít ỏi

Mặc dù vậy, theo Lexi Sydow - người đứng đầu bộ phận thông tin chi tiết tại Data.ai, phạm vi dịch vụ khổng lồ của Grab, bao gồm cả giao đồ ăn, giúp Grab không bị sụt giảm lượng người dùng tích cực.

Việt Nam là một thị trường khó khăn đối với dịch vụ gọi xe, do quy luật thị trường khác nhau giữa các tỉnh và thói quen hay thay đổi của người dùng thành thị. Theo số liệu gần đây nhất từ công ty tư vấn ABI Research vào năm 2020, kể từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2014, Grab đã vượt trội so với các nền tảng đối thủ, sở hữu 3/4 thị trường đặt xe.

Trong những năm đầu thành lập, Grab vô cùng hấp dẫn hành khách nhờ các chuyến đi phong phú và dễ tiếp cận. Chiến lược giá của hãng xe ôm công nghệ đến từ Singapore cũng cung cấp giá vé phải chăng và minh bạch, chiết khấu mạnh giúp các dịch vụ cao cấp hơn có thể tiếp cận được với cả những người dùng có điều kiện kinh tế eo hẹp. Các đánh giá tốt lan truyền thông qua hoạt động tiếp thị truyền miệng đã tạo nên làn sóng khổng lồ người vay tiền để đầu tư vào một chiếc ô tô và tham gia đội xe taxi công nghệ.

Đến năm 2019, Grab tuyên bố rằng cứ 4 người Việt thì có một người sử dụng ứng dụng này mỗi ngày. Cùng năm đó, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế internet phát triển nhanh nhất trong khu vực và công ty đã quyết định rót 500 triệu đô la đầu tư trong vòng 5 năm và nước ta là “thị trường tăng trưởng lớn tiếp theo” của Grab. Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hãng hiện điều hành đội 200.000 tài xế “đối tác” trên nền tảng của mình.

Ông Trương Văn Quý, chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số từ công ty tư vấn EQVN cho biết:

“Đó là giai đoạn tăng trưởng thuận lợi cho Grab, khi hãng này thu hút khách hàng bằng mức giá thấp, nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Giờ đây, sau khi đạt được vị thế thống lĩnh của mình, công ty đang dần tập trung hơn vào lợi nhuận và bắt đầu tăng giá. Nhưng thật không may cho Grab, chiến lược này lại trùng với thời điểm giá nhiên liệu tăng vọt.”

Ông Quý cho biết thêm: “Giá gas tại Việt Nam đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm nay. Chi phí di chuyển ở Việt Nam cao hơn các nước khác do cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta kém phát triển hơn. Bạn có thể thấy điều đó ở những đoạn đường bị ách tắc, ngập lụt khi trời mưa. Mọi thứ chồng chất, khiến Grab tại Việt Nam trở nên thực sự khó khăn.”

Thời tiết khắc nghiệt và giá xăng tăng cao gây không ít khó khăn cho các tài xế Grab

Nhiều khách hàng đã thẳng thắn bày tỏ sự không hài lòng của mình trên Twitter và Facebook, họ phàn nàn về việc không đặt được ô tô và xe máy ngay ở các thành phố lớn, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trên diễn đàn địa phương Voz, người dùng Việt Nam xôn xao với những bình luận phàn nàn về việc ưu đãi thấp, tăng giá vé và chờ đợi lâu. Những người khác nói rằng họ đang quay trở lại taxi truyền thống. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mức phí mới cao hơn của Grab phản ánh chính xác hơn chi phí vận tải thực tế tại Việt Nam và là điều mà hành khách cần phải làm quen.

Trong nửa cuối năm nay, Grab có kế hoạch giảm trợ cấp cho tài xế. Đánh giá về động thái này, Joe Buckley, thành viên của Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại ISEAS – Yusof Ishak Institute cho biết, điều này có thể châm ngòi cho sự bùng nổ xung đột giữa tài xế và siêu ứng dụng. Việc tăng phí vào năm 2020 đã dẫn đến các cuộc phản đối từ các tài xế trên toàn quốc và một cuộc đình công ở Hà Nội.

Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy Grab xem xét đặt mức lương tối thiểu theo giờ và hiện đang cân nhắc áp dụng các quy định mới về tình trạng nhân viên và an sinh xã hội dành cho các tài xế xe ôm công nghệ.

Làm sao để đánh giá lại trên Grab?

Tìm mục Hoạt động trên ứng dụng Grab..

Tìm Lịch sử.

Chọn dịch vụ Ăn uống, và sau đó chọn đơn hàng bạn muốn đánh giá..

Tại chi tiết đơn hàng, nhấp Đánh giá tại góc phải phía trên màn hình. Bạn sẽ được chuyển qua màn hình đánh giá tài xế. Sau khi đánh giá tài xế, bạn sẽ có thể đánh giá quán ăn..

Grab hiện có bao nhiêu tài xế?

Grab hiện có khu vực hoạt động tới hơn 300 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Grab có hơn 9 triệu tài xế đối tác và hơn 36 triệu người dùng trên ứng dụng.

Chạy Grab 1 ngày kiếm được bao nhiêu tiền?

Theo các thông tin từ nguồn tin trực tuyến và chia sẻ từ những người tài xế, thu nhập hàng ngày khi chạy Grab có thể dao động trong khoảng từ 500.000 đến 1.500.000 đồng.

Grab 1 km bao nhiêu tiền?

Bảng giá dịch vụ.

Chủ Đề