Tâm lý học sáng tạo là gì năm 2024

Có thể nói rằng, Tâm lí học đã trở thành một ngành khoa học đặc biệt phát triển trên thế giới trong năm mươi năm cuối của thế kỉ XX. Bằng chứng là hàng loạt những công trình nghiên cứu về Tâm lí học đã đưa đến những ứng dụng hết sức tuyệt vời cho đời sống con người. Chất lượng cuộc sống không những được cải thiện về vật chất mà cả những giá trị tinh thần của con người cũng được nâng lên một tầm cao mới nhờ các thành tựu khá rực rỡ của Tâm lí học. Và càng không thể phủ nhận những thành quả của các chuyên ngành ứng dụng của Tâm lí học như Tâm lí học tham vấn, Tâm lí học trị liệu và Tâm lí học sáng tạo.

Cho đến nay, Tâm lí học sáng tạo đã tiếp cận những vấn đề khá đặc biệt trong đời sống của con người cũng như trong các hoạt động khác của nhân loại. Hiện nay, Tâm lí học sáng tạo đã thực hiện những nhiệm vụ không kém phần đặc biệt của mình thông qua các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển của xã hội. Từ việc nghiên cứu bản chất, cấu trúc, cơ chế và những quy luật của sự sáng tạo, hoạt động sáng tạo dưới góc nhìn tâm lí đến việc tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của sáng tạo trong cuộc sống, định hướng ứng dụng Tâm lí học sáng tạo trong cuộc sống cũng như tìm ra con đường, biện pháp để tìm hiểu khả năng sáng tạo của con người, điều khiển và phát triển tiềm năng sáng tạo, giáo dục sáng tạo, cho thấy Tâm lí học sáng tạo đã trở thành một trong những chuyên ngành hấp dẫn cực kì đối với khá nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu.

Sáng tạo vốn dĩ là một "địa hạt" hết sức đặc biệt nên đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều lĩnh vực nghiên cứu giao thoa. Nếu cho rằng Tâm lí học là một khoa học chuyên nghiên cứu về con người thì Tâm lí học sáng tạo dần dần trở thành một trong những khoa học chuyên nghiên cứu về sáng tạo của con người. Tâm lí học sáng tạo đã phát triển mạnh mẽ không chỉ vì đó là khoa học tiếp cận và nghiên cứu về một trong những hiện tượng tâm lí của con người mà vì những nguyên tắc và phương pháp luận nghiên cứu Tâm lí học trở thành những nguyên tắc và phương pháp luận nghiên cứu sáng tạo, và tất nhiên, nó đã ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo của con người một cách sắc nét nhất và hiệu quả nhất.

Với mong muốn hệ thống hoá và cụ thể hoá một khoa học rất hấp dẫn dù còn mới mẻ như một chuyên ngành trong Tâm lí học, tác giả hi vọng những kiến thức về Tâm lí học sáng tạo sẽ thu hút sự quan tâm của thật nhiều cá nhân và tổ chức. Không chỉ là những sinh viên chuyên ngành Tâm lí học, Giáo dục học mà còn là những học viên cao học chuyên ngành và cả những người ứng dụng, những bậc thầy chuyên tìm hiểu về tư duy sáng tạo, sáng tạo của con người. Mong rằng cuốn sách Tâm lí học sáng tạo sẽ được đông đảo bạn đọc đón nhận và xem đây như là một lĩnh vực hấp dẫn rất cần được quan tâm, nghiên cứu dù là nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng trong cuộc sống.

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th Cô Mai Mỹ Hạnh. Trong quá trình học tập học phần Tâm lý học sáng tạo, cảm ơn Cô đã luôn giảng dạy rất nhiệt huyết và luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng em. Từ những bài giảng của Cô, em đã tích lũy thêm rất nhiều kiến thức bổ ích về Tâm lý học nói chung và Tâm lý học sáng tạo nói riêng. Tuy nhiên, kiến thức của em về bộ môn vẫn còn những hạn chế nhất định, sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài tiểu luận này. Em mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và góp ý của Cô để ngày càng hoàn thiện hơn.

Kính chúc Cô sức khỏe và sự thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy!

Em xin trân trọng cảm ơn!

Lí do chọn đề tài Sáng tạo là tiền đề cho sự phát triển thế giới, cuộc sống xã hội tiến bộ như hiện nay là nhờ những sáng tạo, những phát minh vĩ đại của từng lớp thế hệ gầy dựng và để lại. Cho nên, sáng tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển không ngừng của đời sống. Không chỉ những người làm về nghệ thuật mới cần sự sáng tạo mà trong hầu hết mọi lĩnh vực đều cần có sự sáng tạo, đó là tính bứt phá khỏi giới hạn, can đảm bước ra khuôn khổ định sẵn để tìm kiếm những giá trị mới mẻ và hiệu quả hơn.

Khi nhắc đến Tâm lý học, con người không thể phủ nhận những giá trị cả về vật chất và tinh thần mà Tâm lý học mang lại. Và không thể không nhắc đến sự đóng góp của các chuyên ngành ứng dụng của Tâm lý học, trong đó có Tâm lý học sáng tạo. Tâm lý học sáng tạo không chỉ nghiên cứu về bản chất, quy luật, cấu trúc,... của sáng tạo mà còn tìm ra những biện pháp ứng dụng sáng tạo vào đời sống thực tiễn, giúp cho mỗi người bình thường chúng ta đều có thể trở thành một “nhà sáng tạo” tài ba. Nhưng có lẽ sáng tạo chưa bao giờ là việc dễ dàng, như câu nói: “Công việc sáng tạo là loại lao động tuyệt vời, cực kỳ nặng nề và vô cùng sung sướng” (Khuyết danh), song song với những thành tựu sáng tạo to lớn, vẫn tồn tại những sự sáng tạo sai lệch, không thực tế và thiếu tính ứng dụng. Sáng tạo không chỉ là tạo ra một cái mới mà sáng tạo còn phải ứng dụng được, đem lại một hiệu quả nhất định. Hiểu được tầm quan trọng của sáng tạo và tính ứng dụng cao của nó trong đời sống, em xin lựa chọn đề tài “3 phương pháp sáng tạo và ứng dụng của các phương pháp này trong học tập, công việc, cuộc sống” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận này. Rất mong bài tiểu luận sẽ đem lại những kiến thức hữu ích!

CHƯƠNG 1: 3 PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO

  1. Phương pháp công não (Alex. Osborn - 1980)
  1. Khái niệm Phương pháp công não (Brainstorming) là phương pháp tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề do Alex Osborn sáng tạo ra.. Theo ông, công não được định nghĩa là “một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định”. Theo cách hiểu khác, công não được hiểu là phương pháp “tập kích não”, người ứng dụng phương pháp này sẽ “đào bới” vấn đề từ nhiều góc độ nhằm phân tích vấn đề một cách sáng tạo. Để thực hiện công não, bạn nên có một tâm trạng thật thoải mái, khi đó đầu óc mới có thể suy nghĩ ra nhiều ý tưởng độc đáo, không nên gò ép chính mình, hãy để những ý tưởng xuất hiện một cách ngẫu nhiên và phóng khoáng. Các ý kiến có thể không thống nhất, thậm chí đối nghịch nhau tuy nhiên mục đích của công não là suy nghĩ càng nhiều ý tưởng càng tốt, sau đó sẽ là công đoạn phân nhóm, đánh giá và lựa chọn
  2. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp công não
  3. Vấn đề phải được xác định một cách rõ ràng và phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải
  4. Khi não bị “kích hoạt”, các thành viên của nhóm đều tập trung vào vấn đề
  5. Thu thập tất cả các ý tưởng, quan niệm, phát biểu, kể cả những ý tưởng phức tạp nhất hay tầm thường nhất
  6. Không đưa ra bất kỳ một bình luận, phê phán hay khen ngợi về các ý kiến trong lúc thu thập. Những ý tưởng dễ dàng bị gạt bỏ nếu bị phê bình ngay từ đầu, từ đó làm mất tính tổng quan của buổi công não
  7. Hãy luôn khuyến khích, động viên tất cả các thành viên đóng góp và phát triển ý kiến. Tôn trọng tất cả các ý tưởng và đừng lo lắng về tính khả thi của chúng.
  8. Các bước tiến hành
  9. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ
  10. Xác định vấn đề. Đảm bảo rằng mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài
  11. Thiết lập “luật chơi” cho buổi động não

có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy ở lối suy nghĩ thông thường. 2. Đặc điểm - Các cá nhân phải luôn nới rộng cách suy nghĩ của mình trong đường hướng đã chọn - Các cá nhân sẽ lựa chọn chiếc mũ theo hướng mình muốn, mỗi một chiếc mũ tượng trưng cho một dạng thức duy nhất của suy nghĩ - Các ý kiến trong phương pháp không có khả năng quyết định tuyệt đối - Không nhất thiết một chiếc nón phải thuộc về một cá nhân có hành vi hay thói quen tương thích - Các đặc điểm của từng loại mũ: + Mũ trắng: mang hình ảnh của tờ giấy trắng, cần tìm ra thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề. Khi nhìn nhận vấn đề cần có cơ sở chính xác, thông tin rõ ràng. + Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy, sự ấm áp. Khi đội chiếc mũ đỏ, cần đưa ra các cảm giác, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích. + Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời. Khi đội chiếc mũ vàng, cần đưa ra các ý kiến lạc quan, tích cực, tìm đến lợi ích của vấn đề. + Mũ đen: mang hình ảnh đêm tối. Người đội mũ đen sẽ phê phán, phê bình, tìm ra những điểm yếu, sự bất hợp lí, thái độ bi quan. “Vì sao như thế?” “Vì những lí do cụ thể như sau..” là cách mà mũ đen thường trình bày + Mũ xanh lục: mang hình ảnh của cây cỏ xanh tươi, sự nản mầm và phát triển. Đây là chiếc mũ mang tính sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới. + Mũ xanh dương: có chức năng giống một người nhạc trưởng, mang nhiệm vụ tổ chức, điều khiển và chi phối quá trình, các bước tổ chức lãnh đạo 3. Các bước tiến hành Mọi người trong nhóm sẽ cùng nhau tham gia góp ý, tùy theo tính chất của ý tưởng, nhóm trưởng sẽ đề nghị đội nón màu gì. Nhóm trưởng sẽ lần lượt chia thời gian tập trung ý cho mỗi màu mũ.

  • Bước 1: cả nhóm đội mũ trắng: tìm kiếm, thu thập tất cả các ý kiến chỉ sự thật, bằng chứng, dữ kiện, thông tin. Khi này, cả nhóm chỉ tập trung thu thập cơ sở dữ liệu, không đánh giá, không tranh cãi
  • Bước 2: cả nhóm đội mũ lục: suy nghĩ những ý tưởng sáng tạo, các cách thức khác nhau, các sự thay đổi cho vấn đề
  • Bước 3: đánh giá các ý kiến của mũ lục và bắt đầu đội mũ vàng: tìm kiếm các lợi ích, mặt tích cực, lạc quan của vấn đề.Sau đó viết các đánh giá trong mũ đen. Đây là chiếc mũ đặc biệt nhất, dùng để loại bỏ những ý kiến không phù hợp và phê phán vấn đề.
  • Bước 4: cả nhóm đội mũ đỏ: viết ra các phản ứng, trực giác, cảm giác tự nhiên của thành viên đối với vấn đề đang bàn bạc
  • Bước 5: cả nhóm đội mũ xanh: nhìn lại tất cả các bước trên, suy nghĩ về đối tượng sau đó tổng kết và kết thúc buổi làm việc Lưu ý: các bước trên không hoàn toàn phải theo thứ tự như nêu trên mà có thể điều chỉnh theo thứ tự khác, phù hợp với vấn đề
  • Ưu điểm và nhược điểm a. Ưu điểm
  • Đơn giản hóa lối tư duy, mọi người cùng nhau xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó đưa tư duy về cùng một phía, tránh sự tranh cãi và lạc đề.
  • Không ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người, mỗi người đều được nêu ra ý kiến trên mọi mặt của vấn đề b. Nhược điểm
  • Đòi hỏi tính toán thời gian chuẩn xác để tránh kéo dài thời gian thảo luận
  • Chỉ phù hợp khi giải quyết những vấn đề hệ trọng, cần ý kiến của nhiều người III. Phương pháp giản đồ ý (Tony Buzan – 1960)
  • Khái niệm Phương pháp giản đồ ý (Mind maps) được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỉ
    1. bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh.
  • Dễ dàng thêm, bớt thông tin b. Nhược điểm
  • Việc thiết kế và vẽ một mind maps chi tiết sẽ mất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm thông tin, phân loại ý chính – phụ
  • Trong quá trình vẽ phải vận dụng nhiều hình vẽ, ký kiệu
  • Mind maps được thiết kế bởi người vẽ sẽ dễ dàng hiểu và nắm rõ kiến thức tuy nhiên với người khác sẽ khó hiểu những từ khóa, đường biểu diễn,... trong sơ đồ

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP, CÔNG VIỆC, CUỘC SỐNG Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu “Giá trị của một ý tưởng nằm ở cách sử dụng nó. Những phương pháp nếu chỉ nằm trên trang giấy mà không thể ứng dụng được thì sẽ trở nên vô dụng. Ba phương pháp nêu trên đều là ba phương pháp được sử dụng vô cùng rộng rãi trong học tập, công việc và cuộc sống. Sau đây, em xin ứng dụng từng phương pháp vào các tình huống cụ thể. I. Ứng dụng của phương pháp “Công não” “Công não” thường được áp dụng trong các lĩnh vực: - Quảng cáo: khi quảng cáo cần một đội ngũ nhân viên đông, khi đó càng có nhiều ý tưởng càng tốt để tổng hợp thông tin và tìm ra ý tưởng quảng cáo độc đáo và hiệu quả nhất cho nên Công não được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực này - Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống: phân tích những ảnh hưởng, đánh giá vấn đề và tìm ra phương hướng giải quyết mới - Quản lý các quá trình: tìm ra cách hiệu quả để quản lý và xử lý sản phẩm - Xây dựng đội ngũ: tạo sự sẻ chia và bàn luận về các ý kiến, khuyến khích nhân viên tư duy - Học tập: được sử dụng phổ biến trong việc làm việc nhóm giữa nhiều thành viên II. Ứng dụng của phương pháp “Sáu chiếc mũ sáng tạo” Sáu chiếc mũ sáng tạo là phương pháp được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều tổ chức lớn trên thế giới như: IBM, Federal Express, British Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupon. Sau đây em xin tập trung trình bày cách ứng dụng của phương pháp này trong

hoạt động làm việc nhóm trong học tập hoặc công việc. Ví dụ khi bàn luận về vấn đề “Văn hóa đọc sách”, em xin ứng dụng phương pháp như sau: - Bắt đầu với chiếc mũ trắng: Ở bước này, học sinh, sinh viên cần thu thập tất cả những dữ liệu có liên quan, có thể qua sách vở, qua các gợi ý của thầy, cô, qua Internet, qua sự hiểu biết của bản thân và những thành viên,... + Văn hóa đọc sách là hoạt động văn hóa thông qua việc đọc sách, báo, tài liệu để tiếp cận nguồn tri thức,.. + Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì văn hóa đọc sạch là thái độ của cá nhân đối với tri thức sách vở. + Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể - Mũ đỏ: thành viên nêu ra những cảm giác, trực giác về văn hóa đọc sách + Văn hóa đọc sách là một văn hóa thú vị + Có những người yêu thích và hưởng ứng văn hóa đọc sách + Có những người cảm thấy văn hóa đọc sách lãng phí thời gian hoặc không quan tâm - Mũ đen: học sinh, sinh viên tìm kiếm những tác hại của việc đọc sách + Đọc sách quá nhiều gây làm giảm thị lực + Không có thời gian vận động, lãng phí thời gian làm việc khác + Tư thế khi đọc sách không đúng dẫn đến những bệnh về xương khớp + Có thể tiếp cận những nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức - Mũ vàng: nêu những lợi ích, mặt tích cực của văn hóa đọc sách + Cung cấp lượng tri thức lớn, rèn luyện tư duy + Cải thiện kỹ năng giao tiếp + Cân bằng cảm xúc + Lan tỏa việc đọc sách đến nhiều người hơn, hình thành thói quen đọc sách - Mũ lục: đề xuất cách giải quyết + Nâng cao nhận thức của bạn đọc đối với việc phát triển văn hóa đọc sách thông qua việc tuyên truyền trên các báo, đài,..

Sơ đồ tư duy “Sigmund Freud”

KẾT LUẬN

Ngoài 3 phương pháp suy luận sáng tạo nêu trên, còn có những phương pháp suy luận sáng tạo khác như: phương pháp DOIT – sáng tạo theo quy trình, phương pháp nới rộng khái niệm, phương pháp SYnectics – sáng tạo tổng hợp. Mỗi phương pháp đều có những lợi ích nhất định, phù hợp với từng nhu cầu sáng tạo của con người. Những phương pháp nêu trên là những phương pháp được sử dụng rất phổ biến và đã cống hiến rất nhiều cho những phát minh vĩ đại. Tuy vậy, mỗi phương pháp vẫn tồn đọng những nhược điểm của nó, cho nên người sáng tạo nên linh hoạt sử dụng, lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc kết hợp những phương pháp lại với nhau. Đồng thời, sáng tạo là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính mềm dẻo, tinh thần ham học hỏi và sự rèn luyện không ngừng nghĩ. Thông qua bài tiểu luận, hi vọng độc giả sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về các phương pháp suy luận sáng tạo cũng như gợi ý một số cách vận dụng chúng vào các lĩnh vực của đời sống.

Danh mục tài liệu tham khảo

  1. A, A. (2017) Hành Trang khoa học/giản đồ ý, VLOS. Tủ sách khoa học. Available at: tinyurl/29tchxh5 (Accessed: December 24, 2022).
  2. Hiền, P. (2021) Văn Hóa đọc Sách Của giới trẻ Hiện Nay CÓ Gì Cần Lưu ý?, GiaTriCuocSong. Available at: tinyurl/33neh8c8 (Accessed: December 24, 2022).
  3. Huỳnh Văn Sơn. Giáo trình tâm lí học sáng tạo. NXB Giáo dục. 2009.
  4. Huỳnh Văn Sơn. Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo. 2004
  5. Nguyen, D. (2016) Những điều cần biết về kỹ thuật công não - brainstorming, Tin giáo dục, Tuyển sinh Trong nước & Du học các nước. Kênh Tuyển Sinh. Available at: kenhtuyensinh/nhung-dieu-can-biet-ve-ky-thuat-cong-nao-brainstorming (Accessed: December 24, 2022).
  6. Phạm Thành Nghị. Tâm lí học sáng tạo. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2012.
  7. Phan Dũng. Phương pháp luận tư duy sáng tạo. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 1998.
  8. SponsoredLifeline, B. (2022) Nhược điểm của sơ đồ tư duy , boxhoidap. boxhoidap. Available at: boxhoidap/nhuoc-diem-cua-so-do-tu-duy-la-gi (Accessed: December 24, 2022).
  9. Tưởng, L. (2022) Phương Pháp Brainstorming là gì? , LyTuong. Available at: lytuong/brainstorming-la-gi/ (Accessed: December 24, 2022).

Võ, N. (2022) Phương pháp suy luận sáng tạo Mind Maps, Vietsciences, Võ Quang Nhân, Trần Thế Vỹ, Các Phuơng Pháp Suy Luận Sáng tạo, Mind Map, Giản đồ ý. Available at: vietsciences.free/thuctap_khoahoc/renluyen_sangtao/minhhoa.htm (Accessed: December 24, 2022).