Tam quốc quỷ tài là ai

Những câu chuyện liên quan đến giai đoạn lịch sử Tam Quốc, có lẽ nhiều người trong chúng ta vì nghe mãi nên thành ra quen. Từ những tài liệu lịch sử được ghi chép lại cho, người Trung Quốc đã sáng tác, cải biên thành các tác sản phẩm văn hóa như tiểu thuyết diễn nghĩa, phim truyền hình, điện ảnh...

Có rất nhiều trò chơi cũng thích thiết lập bối cảnh câu chuyện vào thời Tam Quốc, bởi văn thần võ tướng của thời kỳ Tam Quốc thật sự quá nhiều và tài giỏi.

Loạn thế xuất anh hùng, trong thời Tam Quốc loạn lạc đã xuất hiện rất nhiều mưu thần võ võ tướng trứ danh thiên hạ.

Trong dân gian luôn lưu truyền lời đồn "Quách Gia không chết, Ngọa Long không xuất hiện". Xét theo thứ tự xuất hiện của các nhân vật trong Tam Quốc, Gia Cát Lượng quả thật xuất hiện sau khi Quách Gia chết. Người Trung Quốc từng có trò chơi thẻ bài "Tam quốc sát", Quách Gia trong trò chơi này đúng là một nhân vật lợi hại, bởi thế ông cũng được người chơi "Tam quốc sát" rất coi trọng.

Thật ra trong lịch sử, Quách Gia đích thực là một thiên tài. Mưu trí của ông quả thật không thua kém Ngọa Long và Phượng Sồ.

Quách Gia được mệnh danh là "quỷ tài" và được cho là đệ nhất mưu sĩ của Tào Tháo.

Quách Gia [170-207], tự Phụng Hiếu, là một nhà chiến lược và mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc.

Trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, ông giữ chức Tư không Quân tế tửu như chức Đại đô đốc của Chu Du và Quân sư Trung lang tướng của Gia Cát Lượng bấy giờ.

Trong trận Quan Độ, Quách Gia đã cho Tào Tháo rất nhiều mưu kế. Viên Thiệu khi ấy có binh hùng tướng mạnh, trong tay còn có những mưu thần như Điền Phong thế nhưng trí tuệ của Quách Gia quả thật không ai sánh bằng.

Dưới sự phò tá của ông, Tào Tháo lấy yếu thắng mạnh, hạ gục Viên Thiệu, giành được thắng lợi trong đại chiến Quan Độ. Từ đó, Tào Tháo gần như đã thống nhất được phương Bắc.

Chính vì thế, ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo. Quách Gia cũng được xem là một trong những mưu sĩ giỏi nhất của Tào Tháo nói riêng và thời Tam Quốc nói chung.

Đáng tiếc là ông qua đời khi còn trẻ, nếu không có thể giúp Tào Tháo tạo dựng cơ nghiệp vĩ đại hơn.

Quách Gia chưa từng giao chiến trực tiếp với Gia Cát Lượng, vì thế chúng ta cũng không biết rốt cuộc ai tài giỏi hơn. Thật ra phía sau câu nói "Quách Gia không chết, Ngọa Long không xuất hiện" còn có một câu nữa và câu nói này có liên quan đến một nhân vật lịch sử, đó là Từ Thứ.

Những ai đọc Tam Quốc nhiều chắc hẳn cũng không còn xa lạ với Từ Thứ. Chính Từ Thứ đã tiến cử Gia Cát Lượng ở Long Trung cho Lưu Bị.

Từ Thứ nổi tiếng là người con hiếu thảo. Khi ấy mẹ của ông bị Tào Tháo kìm kẹp. Vì thế, ông đành phải từ biệt Lưu Bị, đầu quân về dưới trướng Tào Tháo. Thế nhưng sau khi sang phe Tào, ông cũng không đưa ra mưu kế nào cho Tào Tháo.

Thật ra tài năng của Từ Thứ cũng rất cao. Trong trận Xích Bích, Từ Thứ nhận ra ngay kế liên hoàn hỏa thiêu Xích Bích của liên quân Tôn - Lưu.

Nhưng xuất phát từ ơn tri ngộ đối với chủ cũ, Từ Thứ đã không hề nói rõ tất cả với Tào Tháo. Cuối cùng trong trận Xích Bích, Tào Tháo thất bại thảm hại. Từ đó, thế chân vạc của Tam Quốc về cơ bản đã được hình thành.

Đội quân Tào Ngụy đã thua đậm trong trận chiến Xích Bích.

Bởi thế câu nói phía sau "Quách Gia không chết, Ngọa Long không xuất hiện" đã trở nên vô cùng sinh động, "Từ Thứ vào phe Tào, chẳng nói câu nào" được tiếp nối rất khéo léo với câu nói trước.

Không thể coi thường mưu trí của Từ Thứ, ông cũng không thua kém Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Tuy rằng ông không có những thời khắc hết sức đỉnh cao trong lịch sử Tam Quốc, nhưng lựa chọn "chẳng nói câu nào" của ông đã cứu được Lưu Bị.

Nếu như ông toàn tâm toàn ý phò tá Tào Tháo, vậy thì lịch sử Tam Quốc chắc chắn sẽ phải viết lại.

Nỗi ám ảnh của giới nhân viên công nghệ ở Trung Quốc: Lương cao nhưng việc nặng, áp lực đến... chết, "ở ngoài muốn vào, ở trong chỉ muốn thoát ra"

Quách Gia được mệnh danh là "quỷ tài" và được cho là đệ nhất mưu sĩ của Tào Tháo.

Những người hâm mộ Tam Quốc chắc chắn đều biết Quách Gia là một mưu sĩ kỳ tài dưới chướng Tào Tháo, thậm chí không ít ý kiến đánh giá rằng, tài năng của Quách Gia còn vượt cả Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng thì có lẽ không phải nói nhiều. Nhà Thục Hán thời hậu kỳ gần như phải dựa vào sự chống lưng của mưu sĩ tài ba này.

Lưu Bị sau khi có được Gia Cát Lượng cũng như hổ mọc thêm cánh, từ bàn tay trắng có thể hùng cứ một phương.

Tuy nhiên, thời điểm Lưu Bị "tam cố thảo lư" mời Gia Cát Lượng xuất sơn lại đúng lúc Quách Gia qua đời.

Vì vậy mà hậu thế mới xuất hiện lời đồn đại "Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất". Ý muốn đề cao tài năng của vị mưu sĩ được gọi là "quỷ tài" này khiến Gia Cát Lượng cũng phải khiếp sợ.

Thế nhưng suy cho cùng, Gia và Lượng chưa có tỷ thí trực tiếp, cũng không xuất hiện tại cùng một thời điểm nên khó có thể kết luận ai là người giỏi hơn.

Trong thời gian làm việc cho Tào Tháo, Quách Gia đã đề xuất rất nhiều chủ ý, ví dụ như "Thập thắng thấp bại luận" khích lệ tinh thần Tào Tháo đánh Viên Thiệu.

Lúc Tào Tháo nản chí muốn rút quân khi mãi không thể đánh bại Lữ Bố, Quách Gia khuyên ông nên tiếp tục kiên trì, quả nhiên không lâu sau Lữ Bố thất thủ. Trước đại chiến Quan Độ, Quách Gia dự đoán Tôn Sách sẽ chết dưới tay tiểu nhân, sự việc sau đó thực sự ứng nghiệm.

Quách Gia khi đó được coi là mưu sĩ số một của quân đội Tào Ngụy, chỉ tiếc anh tài đoản mệnh. Vào lúc Tào Tháo chinh phạt Ô Hoàn, do hành trình quá dài cùng với thời tiết biến hóa dị thường, cuối cùng Quách Gia bệnh mất ở tuổi 37.

Thời điểm này cũng đúng lúc Lưu Bị vừa thành công mời Gia Cát Lượng xuống núi phò trở đại nghiệp. Thế nên mới hình thành cảm giác ngộ nhận, cho rằng Gia Cát Lượng sợ Quách Gia.

Tuy nhiên nếu nói theo cách đó thì vẫn còn vị mưu sĩ khác, mà nếu người này không chết thì Quách Gia sẽ chẳng có cơ hội được thể hiện tài năng của mình.

Quách Gia ban đầu là người của Viên Thiệu, những vì nhận ra Thiệu là một người khó thành đại nghiệp nên mới chuyển sang đầu quân cho Tào Tháo.

Tuân Úc chính người tiến cử Quách Gia, nhưng nguyên nhân là do Hí Chí Tài - đệ nhất mưu sĩ của Tào Tháo khi đó vừa mới qua đời.

Tào Tháo vốn đã là một nhà quân sự đại tài, nhưng bên cạnh vẫn luôn có rất nhiều kỳ nhân dị sĩ.

Ngay khi Đổng Trác được lên làm Thái sư, Chí Tài đã sớm nói với Tào Thào: "Đổng Trác trời sinh tàn bạo, không được lòng người, sớm muộn gì cũng bị tiểu nhân giết hại, dù cho may mắn sống sót, cũng không tạo được cơ đồ".

Đồng thời ông con khuyên Tào Tháo nhanh chóng rời khỏi Lạc Dương để tránh gặp phải bị kịch dưới tay Đổng Trác.

Một lần khác, khi đem quân đi đánh Đào Khiêm, Tào Tháo ra lênh cho Trần Cung và Trương Mạc trấn thủ Duyện Châu.

Chí Tài ra sức can ngăn: "Hai người Trần Cung, Trương Mạc không thể đảm đương việc này, xin chúa công chọn vị tướng khác ở lại trấn thủ", nhưng Tào Tháo không nghe.

Quả nhiên không ngoài sự lo lắng của Chí Tài, sau khi Tào Tháo xuất binh, Trần Cũng và Trương Mạc tạo phản, mở cửa đó Lữ Bố vào Duyện Châu.

May có Tuân Úc và Trình Dục kịp thời ứng cứu, Tào Tháo mới giữ lại được ba thành trì.

Hí Chí Tài sau lâm trọng bệnh mà qua đời. Tam Quốc Trí ghi chép rằng:

Thái Tổ nói với Tuân Úc: "Kể từ ngày Hí Chí Tài qua đời, ta gần như không có ai để cùng bàn bạc những kế hoạch quan trọng.

Ngươi ở khu vực Dĩnh Xuyên bấy lâu, có nhiều bậc kỳ sĩ, xem ai có thể thay thế nhiệm vụ của Hí Chí Tài được không?".

Vì vậy mà sau này Tuân Úc mới tiến cử tiến cử Quách Gia cho Tào Tháo.

Thế nên bên cạnh ý kiến "Quách Gia không chết, Gia Cát Lượng không xuất sơn", nhiều người cũng cho rằng nếu Chí Tài không yểu mệnh, Quách Gia chưa chắc đã có cơ hội vươn lên để trở thành “đệ nhất mưu sĩ” của Tào Tháo.

Theo Đời sống và Pháp luật

Cao nhân luôn ẩn mình thời Tam Quốc, vừa nhìn đã biết Lưu Bị ắt vong, Gia Cát Lượng ắt thảm

Theo Helino Copy link

Link bài gốc Lấy link

Video liên quan

Chủ Đề