Táo trong thuốc bắc tên là gì

Trong Đông Y có một vị thuốc hay cho bệnh nhân mất ngủ là Táo nhân hay Toan táo nhân. Tuy nhiên, ít người biết rằng, vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo chua mà chúng ta vẫn ăn, tên gọi là Táo ta. Táo nhân được lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, sau đó bào chế phù hợp để thành vị thuốc. Toan táo nhân có công dụng an thần, trị các chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, người phiền muộn, hay hồi hộp.

1. Mô tả

Táo nhân có nguồn gốc từ cây Táo ta hay còn gọi là cây Táo chua có tên khoa học là Ziziphus mauritiana Lamk., thuộc họ Táo ta [Rhamnaceae]. Được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy quả ăn. 

1.1. Cây Táo ta

Cây táo ta là một cây nhỏ, có gai, cành thõng xuống. Người ta còn gọi là táo xanh. Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài. Mặt trên lá xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông, mép có răng cưa. Có 3 gân dọc theo chiếu lá.

Hoa trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch có vỏ quả ngoài nhẵn, màu vàng xanh, vỏ quả giữa dày, vị ngọt, hạch cứng xù xì. Đập hạch ra sẽ được nhân hạt táo, phơi khô gọi là táo nhân.

Quả, hoa, lá và hạch của cây Táo ta

1.2. Vị thuốc Táo nhân

Hạt hình cầu hay hình trứng dẹt có một đầu hơi nhọn. Một mặt gần như phẳng, một mặt khum hình thấu kính. Ở đầu nhọn có rốn hạt hơi lõm xuống, màu nâu thẫm. Mặt ngoài màu nâu đỏ hay nâu vàng, đôi khi có màu nâu thẫm. Chất mềm, dễ cắt ngang.

2. Thu hái và bào chế

2.1. Thu hái

Thu hoạch quả chín từ cuối mùa thu đến đầu mùa đông, loại bỏ thịt quả, lấy hạch cứng rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, xay bỏ vỏ hạch cứng, sàng lấy hạt, phơi hoặc sấy khô.

2.2. Bào chế

Toan táo nhân: Loại bỏ vỏ hạch cứng sót lại, khi dùng giã nát.

Toan táo nhân sao: Lấy toan táo nhân sạch, sao nhỏ lửa đến khi phồng lên và hơi thẫm màu. Khi dùng giã nát.

Táo nhân sao đen

3. Thành phần hoá học

Hạt Táo ta chứa các thành phần hóa học hoạt tính sinh học khác nhau, như flavonoid, saponin, alkaloids và terpen. Việc xác định nhanh chóng các thành phần hóa học trong hạt Táo ta đã đạt được thành công. Kết quả là, 60 thành phần cũ đã được xác định và 53 thành phần mới được tìm thấy. Trong số đó có hoạt chất quan trọng là Jujuboside A.

Táo ta và hạch nhân của nó

4. Tác dụng dược lý

  • Jujuboside A ngăn ngừa rối loạn mất ngủ gây ra sự kích thích tế bào thần kinh vùng đồi thị và suy giảm trí nhớ ở chuột.
  • Jujuboside A cải thiện sự thiếu hụt nhận thức trong bệnh Alzheimer.
  • Hoạt chất Jujuboside A một tác nhân bảo vệ thần kinh từ Táo nhân cải thiện các rối loạn hành vi của mô hình chuột mất trí nhớ.
  • Trên thực nghiệm động vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng

5. Công dụng, liều dùng

5.1. Công dụng

Dưỡng Tâm Can, an thần, cầm mồ hôi.

Chủ trị: Tim đập hồi hộp, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, khát nước.

5.2. Liều dùng

Ngày dùng từ 9g đến 15g. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

6. Bài thuốc kinh nghiệm

6.1. Mất ngủ, thần kinh suy nhược

Toan táo nhân [sao đen] 6g, Phục linh 5g, Xuyên khung 3g, Tri mẫu 4g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.

6.2. Ra mồ hôi trộm

Sao đen Táo nhân 20g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g tán bột, uống với nước cơm hoặc sắc uống.

6.3. Hay quên, ăn uống kém, mỏi mệt

Táo nhân [sao] 16g, Viễn chí [chích], Xương bồ đều 8g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. Sắc uống hoặc tán bột, uống với nước cơm.

7. Kiêng kỵ 

  • Theo sách Bản Thảo Kinh Sơ: Phàm kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt thì không dùng.
  • Theo sách Đắc Phối Bản Thảo: Những người can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường không dùng.
  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Toan táo nhân không dùng cùng với Phòng kỷ.
  • Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Người có thực tà, uất hỏa không được dùng.

Toan táo nhân có công dụng dưỡng Tâm Can, an thần, cầm mồ hôi, trị mất ngủ, tim hồi hộp, người ra mồ hôi nhiều, khát nước. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc!

Táo đỏ hay còn được biết đến với tên gọi táo tàu, đại táo là một loại quả thảo mộc rất quen thuộc trong đời sống của người dân nước ta. Không chỉ dùng làm gia vị thuốc Bắc để nấu ăn mà còn rất tốt cho sức khoẻ, được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vậy táo đỏ là gì, có công dụng gì, cách dùng ra sao và mua ở đâu?

Táo đỏ là vị thuốc Đông Y thần kỳ

Cây táo đỏ vừa là một loại cây ăn quả vừa là một vị thuốc quý đặc trưng trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc.

  • Tên vị thuốc: Táo đỏ
  • Các tên gọi khác: Đại táo, Táo tàu, Can táo, Lương táo, Hồng táo, Can xích táo, Quế táo, Đường táo, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Nam táo, Dương cung táo, Thích táo,…
  • Tên khoa học Zizyphus Jujuba Mill và thuộc họ Táo – Rhamnaceae.

Đặc điểm thực vật

Nhiều người thường nhầm lẫn vị thuốc táo đỏ với quả táo đỏ – là một loại hoa quả phổ biến khác tại nước ta. Thực tế thì vị thuốc này sinh trưởng chủ yếu ở đất nước Trung Quốc do sự cá biệt về điều kiện khí hậu thổ nhưỡng.

Hình ảnh cây táo đỏ [táo tàu] trong tự nhiên

Đặc điểm thực vật của cây đại táo:

  • Cây thân nhỡ, độ cao trung bình khoảng 10m.
  • Lá cây mọc so le với nhau, cuống ngắn chỉ khoảng 0.5 – 1cm. Phiến lá có hình trứng, dài khoảng 3 – 7cm, rộng khoảng 2 – 3cm, ở mép lá có răng cưa, mặt lá có 3 gân chính và gân phụ nổi rõ rệt.
  • Bông hoa mọc thành tán từ kẽ lá, mỗi tán có khoảng 7 đến 8 bông hoa nhỏ, cánh hoa màu vàng hoặc vàng xanh nhạt, thưởng nở vào tháng 4, tháng 5.
  • Quả kết vào tháng 7 đến tháng 9, có hình cầu [chùy] hoặc hình trứng, dài khoảng 20 – 32mm. Khi xanh quả màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt, khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm, đỏ nâu.

Khác với các loại hoa quả khác, cần phơi hoặc sấy khô, quả táo đỏ có thể tự chín khô tự nhiên ngay trên cây.

Nguyên do bởi sự chênh lệch thời tiết khắc nghiệt tại một số vùng của Trung Quốc như Tân Cương, Cam Túc,… Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch rất lớn, ban ngày kéo dài đến 15 tiếng, không sương nên trái táo có thể tự chín và khô quắt lại [khoảng 70 – 80%] ngay trên cành cây.

Cây táo tàu đỏ phân bổ ở đâu?

Cây đại táo là một loại cây đặc trưng của đất nước Trung Quốc, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là táo đỏ Tân Cương.

Thời gian gần đây, loại cây này bắt đầu di thực ra một số nước thuộc châu Á khác, trong đó có Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,…

Bên cạnh táo đỏ Trung Quốc thì táo đỏ Hàn cũng rất được ưa chuộng và có giá trị không kém. Nhiều người thắc mắc táo đỏ Hàn Quốc có tác dụng gì, có tốt như táo đỏ khô Trung Quốc hay không? Nghiên cứu cho thấy, táo có xuất xứ từ Hàn và Trung đều có giá trị, có thành phần, dược tính giống nhau, đều rất tốt cho cơ thể con người.

Riêng tại nước ta, do đặc trưng thời tiết khí hậu chưa thuận lợi để trồng loại cây này nên vẫn còn khá hiếm loại táo Việt Nam. Một số tỉnh thành ở phía Bắc thực hiện chiết cành vào mùa xuân nhưng chưa thực sự có hiệu quả và sản lượng chưa nhiều.

Thu hoạch và bào chế quả khô

Cây đại táo ra quả vào tháng 7 hàng năm, bắt đầu chín dần vào tháng 10, tháng 11, mỗi lần cho rất nhiều quả.

Tại Trung Quốc, quả táo có thể tự chín khô trên cây, khi thu hoạch chỉ cần dùng gập đập mạnh vào cành để quả rụng, phơi thêm khoảng 2 – 3 ngày là có thể dùng tới 3 năm.

Quả tự chín khô trên cây có giá trị và được yêu thích nhất

Hoặc thu hái khi quả vừa chín tới, đem về phơi hoặc sấy quắt lại để làm thuốc.

Sau khi bào chế thì táo đỏ khô có đặc điểm như sau:

  • Hình viên chùy, dài khoảng 20 – 32mm, vỏ bên ngoài có màu đỏ nâu, đỏ sẫm hoặc hồng đỏ, vỏ nhăn nheo, cuối quả có vết lõm là dấu vết của cuống.
  • Quả mềm, bông nhẹ, chất thịt bên trong dẻo, màu nâu nhạt.
  • Hạt nhọn hai đầu, dài 10 – 12mm, cứng và khi đập vỡ thì có nhân cứng màu trắng ở bên trong.

Ngoài ra, người dân còn bào chế Hắc táo – loại có màu đen vị ngọt hơn theo cách sau:

  • Hái quả táo khi chín vàng, chưa chuyển sang màu đỏ thẫm, sơ chế rồi phơi cho đến khi vỏ hơi nhăn lại, đem quay trong thùng có gai và châm lỗ.
  • Sắc nước từ rễ con, thân lá của cây địa hoàng cho cô đặc lại, ngào thêm đường và cho táo khô vào khuấy đều.
  • Tiếp tục đem phơi tiếp cho đến khi khô không còn dính tay nữa thì đóng vào túi bảo quản.

Vị thuốc táo đỏ khô có tác dụng gì?

Từ hàng ngàn năm về trước, táo đỏ khô đã là vị thuốc rất quen thuộc, được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, loại dược liệu này đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả rất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của táo đỏ trong Y học cổ truyền

Có rất nhiều tài liệu ghi chép về táo đỏ đông y có vị ngọt, tính bình ấm và không có độc, được quy vào Kinh Tỳ, Can, Thận và Vị.

Theo đó, táo khô có tác dụng bồi bổ cơ thể, an trung, thông cửu khiếu, bổ trung, ích khí, cường lực, dưỡng huyết, bổ can, chỉ thấu, nhuận tâm phế, giải độc dược,…

Trong Đông y, vị thuốc này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc tỳ vị hư nhược, suy nhược cơ thể và thần kinh, kiết lỵ, hồi hộp, bồi bổ sức khỏe,…

Công dụng của táo đỏ theo Y học hiện đại

Trong táo khô có chứa nhiều nước, chất béo, protein, acid hữu cơ như malic acid, gallic acid, lipid, đường, chất xơ, khoáng chất như K, Na, Ca, Fe, Mg,…, vitamin dồi dào như vitamin A, B1, B2, C, đặc biệt là vitamin C.

Ngoài ra, trong táo khô có chứa hàm lượng phosphate, flavonoid, tanin, quercetin, carotene, axit triterpenic, polysaccharide,…

Vậy ăn táo đỏ có tốt không, Y học công nhận tác dụng của táo tàu rất tốt:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường chức năng của não bộ: Thịt và hạt táo khô có tác dụng tăng thời gian, chất lượng giấc ngủ, chữa mất ngủ. Hoạt chất saponin giảm căng thẳng, lo âu, an thần, cải thiện trí nhớ, bảo vệ tế bào não bộ.
  • Phòng ngừa bệnh Alzheimer: Vỏ táo có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ, chống độc, tăng cường trí nhớ, minh mẫn, nên dùng nước ép táo đỏ để tốt cho não.
  • Tác dụng với hệ tim mạch: Thành phần natri, kali giúp bảo vệ mạch máu, giảm lượng cholesterol, hạ huyết áp do polyphenol và chất xơ làm tan cholesterol, ngừa mảng bám và viêm ở thành mạch máu.
  • Giảm cân giữ dáng: Hàm lượng chất xơ cao, góp phần chuyển hoá đường và cholesterol, làm sạch đường tiêu hoá và giảm lượng calo nạp vào.
  • Hỗ trợ, cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá: Hàm lượng carbohydrate, chất xơ trong táo đỏ làm mềm, thúc đẩy hệ tiêu hoá, giảm táo bón, bảo vệ đường ruột, dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét, chấn thương, vi khuẩn có hại trong ruột. Đồng thời hoạt chất polysaccharide củng cố niêm mạc ở ruột khi bị viêm đại tràng, cải thiện các triệu chứng.
  • Tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nan y: Các enzyme và phenolics có tác dụng chống oxy hóa mạnh, loại bỏ gốc tự do, chống viêm và phòng ngừa bệnh nan y, đặc biệt các bệnh về vú, ruột kết. Đồng thời vitamin A, B, C, magie dồi dào giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
  • Kháng khuẩn, chống viêm, chống virus cúm: Flavonoid trong táo tàu đỏ kháng khuẩn cực mạnh, kết hợp acid betulinic chống lại các loại virus cúm gây cảm cúm ở người.
  • Chắc khỏe xương khớp: Hàm lượng vitamin, khoáng chất như P, Ca giúp hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, gãy xương,…
  • Tác dụng làm đẹp: Ăn táo đỏ có tác dụng cải thiện các vấn đề da liễu như mụn, sạm nám, thâm, nếp nhăn trên da, giảm ngứa do chàm, làm mượt và dày tóc.

10+ bí quyết sử dụng táo đỏ chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả dễ làm

Có rất nhiều cách dùng đại táo trong cuộc sống hàng ngày, vừa là một món ăn vặt, vừa là gia vị thuốc Bắc bổ dưỡng vừa là vị thuốc quý chữa bệnh. Dưới đây là những cách dùng đại táo đơn giản mà hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo.

Mỗi ngày ăn táo đỏ có tác dụng gì?

Đại táo là một loại hoa quả khô, do đó, đơn giản nhất bạn chỉ cần ăn vài quả mỗi ngày như một món quà vặt lúc rảnh rỗi.

Cổ nhân xưa có câu: “ngày ngày ăn táo đỏ trẻ mãi không già”, đây là bí quyết kéo dài tuổi thọ, sống lâu trẻ khoẻ của các cụ ngày xưa.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, ăn 2 – 3 quả mỗi ngày giúp trái tim luôn khỏe mạnh. Vậy ngày ngày ăn táo đỏ có giảm cân không? Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày ăn một quả trước khi ăn 15 phút sẽ làm giảm lượng calo hấp thụ, chuyển hoá cholesterol xấu, làm sạch đường tiêu hoá, nhờ đó giúp giảm mỡ, giữ dáng.

Các loại trà thơm ngon từ đại táo

Trà táo đỏ là một loại trà có vị ngọt thanh, mùi thơm rất dễ chịu và được ưa dùng bậc nhất hiện nay. Có khá nhiều cách để làm loại trà này, bạn có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Trà táo đỏ có vị ngọt thanh, mùi thơm rất dễ chịu

Trà táo đỏ mật ong

  • Cho vài quả táo khô vào ấm nước, đổ nước sôi vào đầy ấm và hãm trà trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Thêm 1 thìa cafe mật ong vào và khuấy đều để trà đậm vị hơn và thưởng thức.

Cách pha trà rất đơn giản, tuy nhiên hương vị lại không đậm đà và đặc trưng như các loại trà khác.

Trà táo hoa cúc

Trà táo có tác dụng gì? Uống trà này thường xuyên sẽ giúp thanh nhiệt, bổ sung khí huyết, cực kỳ phù hợp với những ngày hè nắng nóng, oi bức.

  • Chuẩn bị táo tàu khô, hoa cúc khô đem rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Đun sôi táo đỏ cùng nước trong khoảng 20 phút, tiếp đó cho hoa cúc khô vào.
  • Tùy sở thích mà thêm lượng đường hoặc mật ong cho phù hợp, khuấy đều rồi tắt bếp, đợi khi nguội bớt thì có thể thưởng thức ngay.

Trà gừng táo khô

Khi kết hợp với gừng, loại trà thảo mộc này lại cực kỳ thích hợp cho những ngày mùa đông lạnh buốt. Uống trà giúp làm ấm cơ thể, đồng thời có hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn, an thần, giải tỏa stress, tốt cho dạ dày.

  • Rửa sạch 4 – 5 quả táo tàu, 1 quả lê nhỏ cắt thành miếng, gừng thái thành lát mỏng.
  • Cho táo, lê, gừng vào đun sôi cùng 0.5 lít nước trong khoảng 30 phút, cho thêm mật ong với lượng phù hợp.

Uống trà ngay khi còn ấm sẽ có mùi rất thơm, vị ngon, ngọt thanh rất đặc trưng và dễ chịu.

Trà táo kỷ tử dưỡng nhan

Kỷ tử vốn là một loại quả nổi tiếng với công dụng dưỡng nhan, khi kết hợp cùng quả táo đỏ sẽ có hiệu quả đẹp da, giữ dáng, suôn mượt tóc và tăng cường sức khỏe.

  • Chuẩn bị táo khô, kỷ tử khô, nhãn nhục [long nhãn] rồi đem chần sơ qua.
  • Sau đó đem các nguyên liệu vào ấm trà, đổ nước sôi và tráng qua, bỏ nước đầu. Tiếp tục rót thêm nước sôi và ngâm trong khoảng 15 phút, thêm một chút mật ong và sử dụng ngay khi còn ấm.

Ngâm rượu táo đỏ

Rượu táo đỏ khô có vị ngọt nhẹ, uống rất êm, có mùi thơm đặc trưng của quả khô nên được nhiều người cả nam và nữ yêu thích. Không chỉ là một thức uống hàng ngày mà đây còn là loại rượu quý trong y học cổ truyền.

Vậy công dụng của táo tàu ngâm rượu là gì? Loại rượu này có tác dụng bổ máu, hỗ trợ tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, tăng cường trí nhớ và giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

Cách làm:

  • 1kg quả khô loại ngon đem rửa sạch với nước muối pha loãng, để khô rồi dùng dao khứa vài đường hoặc cắt đôi bỏ hạt.
  • Xếp quả vào bình, đổ 3 – 4 lít rượu ngon vào đậy kín, ngâm ít nhất trong 3 tháng ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Rượu ủ càng lâu càng ngấm càng ngon, đặc biệt là rượu đã ngâm trên 1 năm. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp ngâm cùng đẳng sâm rừng, kỷ tử,… đều được.

Chế biến các món ăn bổ dưỡng chữa bệnh hiệu quả

Trong ẩm thực, táo đỏ cũng là một loại nguyên liệu thơm ngon và bổ dưỡng, có thể dùng trong nhiều món ăn khác nhau, rất tốt cho cơ thể. Vậy đại táo có tác dụng gì với sức khoẻ của con người, dưới đây là những món ăn ngon và bổ dưỡng mà bạn có thể tham khảo.

Món táo đỏ hầm đậu phộng bổ gan

Dân gian thường nấu món này cho người bị viêm gan, xơ gan, men gan cao dùng, vừa bổ dưỡng vừa có lợi cho quá trình điều trị.

  • Hầm chín 200g đậu phộng, cho thêm 10 quả táo đỏ vào hầm tiếp cho đến khi chín nhừ.
  • Nêm nếm thêm đường cát cho vừa miệng và ăn ngay khi còn nóng.

Ăn liên tục mỗi tối trước khi đi ngủ trong 20 ngày, có thể giúp hạ huyết thanh và tốt cho người viêm gan.

Nấu cháo cùng với hà thủ ô

Một trong những công dụng táo đỏ được nhiều biết đến chính là bổ thận, tráng dương, sinh tinh, thông tiện, giải độc.

  • Hầm 50g gạo tẻ thành cháo chín nhuyễn, thêm 50g táo khô vào hầm cùng.
  • Khi vừa chín, cho thêm 25g bột hà thủ ô vào, khuấy đều cho đến khi cháo chín đặc sền sệt, thì thêm thiếp 20g đường cát vào.

Người bị thiếu máu dẫn đến hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, mộng tinh, người già huyết áp cao,… đều có thể dùng cháo này để cải thiện tình trạng và kéo dài tuổi thọ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nấu cháo táo đỏ cùng với hạt sen, kỷ tử, long nhãn,… đều rất tốt cho cơ thể.

Nấu canh táo đỏ bổ máu huyết

Từ xa xưa, ông cha ta thường xuyên nấu món canh này để bồi bổ khí huyết, rất tốt cho các trường hợp bị thiếu máu, loét dạ dày đại tràng, chảy máu dạ dày hay để cầm máu các vết thương, tốt cho người mới phẫu thuật.

Có 2 món canh bạn có thể dùng:

  • Cách 1: Rửa sạch 50g cỏ nhọ nồi cùng 25 quả đại táo, để khô ráo nước tự nhiên. Cho cả hai loại vào đun cùng với một lượng nước vừa đủ, cho đến khi sôi lăn tăn thì lọc bỏ bã. Người bệnh uống nước canh trước sau đó vớt táo để ăn sau.
  • Cách 2: Hầm 30 quả táo đỏ, 6 quả ô mai, 15 quả câu kỷ tử, 30g nguyên sâm vào hầm canh [hơi đặc] với 4 bát nước trong khoảng 30 phút, sau đó thêm một ít đường và dùng ngày 2 lần.

Món ăn bổ tâm huyết cho người bệnh tim, cao huyết áp

Nếu bạn chưa biết dùng táo đỏ chữa bệnh gì hiệu quả thì có thể dùng món hầm dưới đây. Món ăn này tốt cho người bị trúng gió, bệnh nhân bệnh tim, bệnh mạch vành, cao huyết áp.

  • Rửa sạch 30g lá bạch quả tươi hoặc tương đương 12g lá khô, giã nát rồi cho vào nồi đun sôi với 100ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 25 phút, sau đó lọc bã lấy nước cốt.
  • 25g táo tàu khô và 65g đậu xanh ngâm trong nước trong khoảng 20 phút, sau đó đổ vào đun cùng nước bạch quả.
  • Thêm đường tuỳ chỉnh rồi đun cho đến khi chín nhừ và ăn ngay khi còn nóng.

Chè dưỡng nhan 

Nguyên liệu cho món chè dưỡng nhan gồm có táo khô, tuyết yến, câu kỷ tử, long nhãn, tuyết liên tử, hạt chia, hạt é,…

Chè dưỡng nhan trẻ hoá đẹp da cho phụ nữ

Công thức làm:

  • Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu, hầm thành chè và thêm đường phèn vào đun cùng cho đến khi nước chè đặc lại.
  • Chờ cho nguội bớt rồi có thể ăn ngay.

Món chè độc đáo này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, làm đẹp da, duy trì nhan sắc, nét đẹp trẻ trung, thích hợp cho cả người lớn, trẻ em, mẹ bầu,… dùng vào mùa hè nắng nóng.

Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên ăn táo đỏ hấp mộc nhĩ và đường để dưỡng da, tăng đàn hồi cho da, giảm nám, tàn nhang,…

Canh gà mái tơ hầm cho người huyết áp thấp

Món canh gà luôn là món ăn siêu bổ dưỡng, khi kết hợp với táo khô còn có hiệu quả tốt cho người bị huyết áp thấp.

  • 1 con gà mái tơ, làm lông và sơ chế sạch sẽ, bỏ nội tạng sau đó chặt thành từng khúc nhỏ, tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút.
  • Hầm gà với lửa to cho đến khi chín thì thêm 20 quả khô vào hầm cùng cho đến khi cả 2 cùng chín nhừ.
  • Nêm nếm lại gia vị cho hợp khẩu vị rồi thưởng thức ngay khi còn nóng, chú ý uống hết cả nước.

Táo đỏ ăn có tốt không và những lưu ý khi sử dụng

Có thể thấy, đây là một “siêu thực phẩm”, không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, có thể dùng theo nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

  • Nước ép táo tươi và khô đều rất ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên nước ép từ quả khô có chứa hàm lượng đường và calo nhiều hơn, cần chú ý sử dụng liều lượng vừa phải.
  • Hàm lượng carbohydrate trong quả có thể ảnh hưởng đến lượng đường có trong máu, do đó bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn.
  • Người đang dùng venlafaxine hoặc các loại thuốc có tác dụng chống động kinh thì không nên ăn.
  • Táo tươi bảo quản trong tủ lạnh có thể dùng đến một vài tuần, nhưng tốt nhất chỉ nên dùng sau 3 – 4 ngày, càng để lâu thì dưỡng chất sẽ giảm dần. Tốt nhất nên dùng táo khô để có thể sử dụng trong thời gian dài, bảo quản cũng dễ hơn.

Táo đỏ mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay, táo đỏ khô không phải là dược liệu hiếm có, khó tìm, thậm chí bạn hoàn toàn có thể đặt mua tại chợ, nhà thuốc Đông y, cửa hàng dược liệu hay mua bán online đều được. Giá quả khô hiện nay dao động trong khoảng từ 200.000 đến 250.000 VNĐ một kg.

Tuy nhiên, hiện nay táo đỏ không có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém đang đổ ồ ạt về thị trường Việt Nam với giá rẻ đến khó ngờ. Dùng những loại quả này lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Vậy táo đỏ khô mua ở đâu thì đảm bảo chất lượng và an toàn nhất?

Táo đỏ [đại táo] Vietfarm nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc

Sản phẩm táo đỏ khô của trung tâm Vietfarm là loại quả chất lượng cao được nhập khẩu trực tiếp từ vùng Tân Cương – Trung Quốc, nơi nổi tiếng với chất lượng táo hàng đầu. Những quả táo được chín khô tự nhiên trên cây, sau đó được thu hoạch và đóng gói, không dùng chất bảo quản và chuyển trực tiếp về Vietfarm. Giá sản phẩm hiện nay được niêm yết 125.000 VNĐ/ túi 0.5kg, rất cạnh tranh.

Táo đỏ khô hay đại táo được mệnh danh là “siêu thực phẩm”, vừa thơm ngon vừa có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp con người. Trên đây là những thông tin về dược liệu, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích để áp dụng cho cuộc sống thêm khỏe đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề