Té bầm tím phải làm sao

MỖI NGÀY

Bảo vệ vùng bị thương theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn đơn thuốc chống viêm. Nếu chưa đến gặp bác sĩ, bạn có thể chườm đá ngay để làm giảm phù nề. Tuy nhiên, đừng bao chườm đá trực tiếp lên da. Các sản phẩm đặc biệt dành cho vết bầm, vết ngã và vết sưng cũng có thể được sử dụng để phòng ngừa trước khi thực hiện các quy trình thẩm mỹ. Một số người còn sử dụng chúng lên quầng thâm vì chúng có chứa các thành phần thông mũi và chống bầm máu.

Show

LÀM SẠCH

Khu vực bị tổn thương nên được rửa nhẹ nhàng và sau đó là sát trùng, nếu cần thiết.

CHẮM SÓC DA

Các loại kem được chế tạo đặc biệt cho các vết bầm tím, vết ngã và vết sưng tấy được chỉ định để nhanh chóng phục hồi và làm giảm phù nề. Chúng chứa các thành phần hoạt tính hiệu quả như arnica, có đặc tính chống viêm và chống phù nề, cũng như các thành phần làm dịu, giảm đau. Bạn có thể bắt đầu sử dụng các loại kem này ngay lập tức và tiếp tục bôi chúng cho đến khi các tổn thương biến mất.

Những mẹo nhỏ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng “thổi bay” những vết thâm tím xấu xí.

1. Lăn trứng gà

Trứng gà có tắc dụng rất tốt trong việc làm tan vết bầm. Trên bề mặt trứng có những lỗ nhỏ li ti - là những đường ống rất nhỏ dẫn tới lòng vàng. Khi sử dụng thường luộc xong mới lăn lên vết bầm tím nên trong trứng còn nhiệt khá cao.

Vì thế, nó sẽ có áp suất hút vào lòng vàng. Kiên trì thực hiện cách thức này, vết thâm tím sẽ tan biến nhanh chóng.

Té bầm tím phải làm sao

Khi sử dụng thường luộc xong mới lăn lên vết bầm tím nên trong trứng còn nhiệt khá cao.

2. Chườm lạnh

Té bầm tím phải làm sao

Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím.

Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím, nó không những giúp bạn có cảm giác dễ chịu, thoải mái thay vì đau đớn như trước đó mà chườm lạnh còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy cơ sưng phồng. Đồng nghĩa làm mờ vết bầm tím và hạn chế nguy cơ này.

3. Chườm nóng

Một ngày sau khi chườm lạnh sử dụng khăn nóng để đắp lên vùng da bị bầm tím. Cách này sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.

Té bầm tím phải làm sao

Chườm nóng sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.

4. Cây mùi tây

Té bầm tím phải làm sao

Lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím

Rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím nhưng không phải vết thương hở. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím bạn sẽ thấy vùng da nơi đây sớm được cải thiện tình hình.

5. Vitamin C

Rất có lợi trong việc làm tan những vết máu bầm. Cho nên trong thời gian bị thâm tím bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.

6. Bột cà phê

Làm việc lâu bên máy tính, thức khuya chính là nguyên nhân khiến mắt xuất hiện những quầng thâm đen hay sưng mọng. Với đôi mắt như vậy chắc hẳn sẽ khiến bạn mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông, hoặc cản trở bạn trong quá trình trang điểm.

Muốn tìm lại vẻ đẹp cho “cửa sổ tâm hồn” hãy dùng bông gòn thấm nước cà phê đen lên mắt, nằm thư giãn khoảng 10 phút. Lưu ý không rắc bột cà phê lên mắt vì điều này sẽ rất nguy hiểm.

Đối với những vùng da khác, dùng bột cà phê đắp lên vùng da bị thâm tím, sau đó băng gạc lại khoảng 1 giờ đồng hồ.

7. Tinh dầu dừa

Té bầm tím phải làm sao

Dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím.

Bạn cũng có thể dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả.

8. Mật gấu

Dân gian thường dùng mật gấu để xoa bóp rất hiệu quả trong việc điều trị các vết thâm tím. Nên pha loãng trước khi sử dụng bởi tính năng của mật gấu rất cao, nếu dùng trực tiếp và quá đặc sẽ gây kích ứng cho da. Không dùng mật gấu trên vết thương hở vì nó sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.

9. Sò huyết

Té bầm tím phải làm sao

Sò huyết chữa tụ máu, bầm tím do té ngã, bị đánh.

Sò huyết là món ăn có hương vị hấp dẫn được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong Đông y, thịt sò và vỏ sò còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Sò huyết chữa tụ máu, bầm tím do té ngã, bị đánh. Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần: sáng tối, uống mỗi lần 1 thìa canh với nước ấm, có thể hòa ít rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.

Cách làm bột vỏ sò: vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào dấm với tỷ lệ: 1kg vỏ sò với 100ml dấm rồi mới tán bột mịn.

10. Nghệ tươi

Nghệ vàng còn có các tên gọi khác khương hoàng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau.

Té bầm tím phải làm sao

Củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm tím do ngã.

Từ xưa dân gian còn dùng phương pháp lấy củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm tím do ngã cũng rất có hiệu quả.

11. Long Huyết PH

Té bầm tím phải làm sao

Long Huyết P/H là một sản phẩm của Phúc Hưng đặc trị bầm tím, giúp mau lành vết thương hiệu quả.

Nếu không muốn lích kích thực hiện các phương pháp trên, bạn chỉ cần tới hiệu thuốc và mua thuốc trị vết bầm tím và vết thương hở. Hiện nay đã có một loại thuốc điều trị các vết bầm và vết thương hở hiệu quả, nhanh chóng.

Có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, với tác dụng hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau; Long Huyết P/H là một sản phẩm của Phúc Hưng đặc trị bầm tím, giúp mau lành vết thương hiệu quả.

Trần Vũ (tổng hợp)