Thôn tân lý x thành tâm thanh hóa

Thôn tân lý x thành tâm thanh hóa

Giới thiệu khái quát huyện Thạch Thành

Thạch Thành là huyện miền núi phía bắc tỉnh Thanh Hóa, giáp với Hòa Bình, có diện tích đất tự nhiên 55.919 ha, trong đó hơn một nửa là đất rừng, núi đá; có 26 xã và hai thị trấn, 230 thôn, bảy bản thuộc vùng sâu, vùng xa. Dân số gần 235 nghìn người, hơn một nửa là dân tộc Mường và một số ít người dân tộc khác.

Hành chính:
+ Diện tích: 558,1km2
+ Dân số: 133.600 người (2004)
+ Mật độ dân số: 239 người/km2
+ Bao gồm 2 thị trấn và 26 xã:
Thị trấn Kim Tân
Thị trấn Vân Du
01. Thành Kim
02. Thành Tâm
03. Thành An
04. Thành Thọ
05. Thành Tiến
06. Thành Minh
07. Thành Yên
08. Thạch Long
09. Thạch Định
10. Thạch Sơn
11. Thạch Tân
12. Thạch Lâm
13. Thành Hưng
14. Thành Long
15. Thành Trực
16. Thành Vân
17. Thành Tân
18. Thành Công
19. Thành Vinh
20. Thành Mỹ
21. Thạch Đồng
22. Thạch Bình
23. Thạch Cẩm
24. Thạch Tượng
25. Thạch Quảng
26. Ngọc Trạo

Thắng cảnh – Du lịch

Khu di tích chiến khu Ngọc Trạo

Cách thị trấn Kim Tân khoảng chừng 15 km về phía Đông là chiến khu Ngọc Trạo – nơi đây được Nhà nước công nhận là di tích cách mạng Quốc gia vào năm 1993.

Thôn tân lý x thành tâm thanh hóa
Đến chiến khu Ngọc Trạo du khách sẽ được ngắm những thắng cảnh đẹp và  có dịp được thăm Hang Treo – nơi ra đời của Đội du kích Ngọc Trạo với 21 đội viên, tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa. Thăm đồi Ma Dầu là căn cứ hiểm yếu của chiến khu; thăm Nhà bảo tàng truyền thống, dâng hương tại khu mộ và đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã được nhân dân tỉnh Thanh Xây dựng khang trang nhân dịp lễ kỷ niệm 70 thành lập chiến khu Ngọc Trạo. Thăm đền thờ Tống Duy Tân được đồng bào Mường – Ngọc Trạo sùng ải lập nên. Thăm tổng Trạc Nhật nổi tiếng với sản vật vịt bầu được chọn cung tiến vua….và đặc biệt du khách còn được chiêm ngưỡng bức phù điêu cỡ lớn bằng chất liệu đá quý xứ Thanh tái hiện cuộc khởi nghĩa sinh tử, rạng ngời khí phách anh hùng cách mạng của chiến sỹ và nhân dân huyện Thạch Thành hưởng ứng phong trào Bắc Sơn và Khởi nghĩa Nam Kỳ năm xưa.

Hang Con Moong

Thôn tân lý x thành tâm thanh hóa
Hang Con Moong – một di chỉ khảo cổ học thuộc bản Thành Trung, xã Thành Yên được biết đến như một địa chỉ quen thuộc nổi tiếng trong giới khảo cổ học Việt Nam và thế giới, với những vết dấu của người tiền sử vẫn còn hiện hữu nguyên vẹn.Con Moong có nghĩa là “con thú” – một hang đá trong VQG Cúc Phương . Hang được phát hiện năm 1974  và khai quật lần đầu tiên năm 1976, có độ dài khoảng 40m, thông hai đầu, trần hang cao 10m, hang nổi bật với những thế mạnh của một di chỉ khảo cổ học độc đáo và nhiều điều bí ẩn.

Hang Con Moong nằm trong quần thể núi rừng hoang sơ, với hệ thống động, thực vật khá phong phú. Đặc biệt, tại đây còn khá nhiều động vật hoang dã như: khỉ, gấu, hoẵng, nai rừng…

Để đến với hang Con Moong, du khách có thể đi bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Những người yêu thích khám phá rừng Quốc gia Cúc Phương thì có thể băng qua đường rừng này để vào hang. Nếu đi đường bộ, xuất phát từ TP. Thanh Hóa theo quốc lộ 1A, 217 du khách sẽ tiếp tục vào xã Thành Yên để đến với hang này.

Ngoài ra, du khách còn được khám phá cuộc sống của cư dân bản Mường qua những nét đẹp văn hóa truyền thống trong sinh hoạt và giao tiếp.

Vườn quốc gia Cúc Phương

Cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam, nằm sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, thuộc địa phận của ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa (địa bàn huyện Thạch Thành).

Thôn tân lý x thành tâm thanh hóa

Vườn quốc gia Cúc Phương – Thạch Thành với cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt, bao la của đại ngàn xanh, đa dạng về hệ sinh thái, giá trị về văn hóa lịch sử, từ lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.

Thăm vườn Quốc gia Cúc Phương du khách dường như lạc vào một miền đất kỳ diệu, hoang sơ đầy bí ẩn. Đến đây, du khách được tham quan nhiều hang động như Sơn Cung, Phò Mã Giáng, Trăng Khuyết… kỳ thú nhất là được chiêm ngưỡng và khám phá hơn 300 loài chim cư trú như gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt bụng vằn…; hơn 89 loài thú, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, có loài thú quý hiếm như báo lửa, gấu ngựa, báo gấm, sóc bụng đỏ…và du khách có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa cộng đồng người Mường Thạch Thành.

Khu Du lịch sinh thái thác Voi

Thôn tân lý x thành tâm thanh hóa

Khu du lịch sinh thái thác Voi thuộc xã Thành Vân, huyện Thạch Thành. Người xưa truyền lại rằng: Quang Trung – Nguyễn Huệ hành quân ra Bắc, khi vượt dãy Tam Điệp đã tình cờ phát hiện ra một mó nước lớn giữa rừng, ông đã cho đàn voi chiến của mình xuống tắm. Sau khi tắm ở mó nước này, đàn voi nhanh chóng hồi sức, thích thú rống lên vang dội núi rừng. Từ đó mó nước được gọi là Hốc Voi hay Thác Voi.

Với diện tích 1.466m² gồm thác nước, suối, rừng tái sinh đặc biệt là hơn 400 gốc sung cổ thụ cành lá xum xuê có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều du khách. Men theo những sườn đồi thoai thoải, nghe tiếng rì rào của cây rừng, lẫn trong âm thanh của nước chảy, hít thở không khí trong lành, thả hồn ngắm dòng thác bạc trắng, hơi nước tạo thành một màn sương mờ du khách không khỏi trầm trồ trước cảnh đẹp hoang sơ, kỳ tú của thiên nhiên.

Đền Phố Cát

Đền Phố Cát là một trong những trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh tiêu biểu người dân xứ Thanh thuộc xã Thành Vân, Thạch Thành.

Thôn tân lý x thành tâm thanh hóa

Tương truyền đây là nơi nữ thần Vân Hương tức Liễu Hạnh công chúa giáng trần lần thứ ba để cứu nhân độ thế, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Mẫu -một trong tứ bất tử của văn hóa Việt Nam.

Đền thờ được nhân dân địa phương lập vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI với kiểu kiến trúc truyền thống mang những dấu ấn riêng của vùng núi xứ Thanh. Nghi lễ cầu cúng Thánh Mẫu rất đơn giản mà tôn nghiêm, không phân biệt trên, dưới, giàu, nghèo. Quanh năm bốn mùa đền Phố Cát mở cửa đón du khách thập phương về vãn cảnh, nghe những câu hát văn về Thánh Mẫu và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Độc đáo nhà sàn cổ ở Thanh Hoá

Hơn 300 ngôi nhà sàn có tuổi đời hàng trăm năm tuổi của bà con dân tộc Mường ở Thạch Thành, Thanh Hoá với nét kiến trúc độc đáo vừa được công nhận là quần thể Di tích nhà sàn cổ cần được bảo tồn.

 Với các làng Thành Nội, Đăng và Thượng, xã Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hóa). Trong 3 làng này, làng Thượng là nơi có nhiều nhà sàn cổ nhất. Hầu hết các hộ trong làng đều sinh sống trong những ngôi nhà sàn do cha ông để lại.

Ông Nguyễn Văn Phúc – người sở hữu ngôi nhà sàn cổ nhất của Làng Thượng, nằm ngay dưới chân đồi cho biết, ngôi nhà đã hơn 200 năm tuổi, được dựng theo kiểu hình mai rùa với ba khoang chính (trong, ngoài và giữa).

Nhà ông Phúc đang ở từng hai lần bị bom Mỹ làm cháy nhưng gia đình ông đã phục dựng lại nguyên trạng. Phần lớn các cột trụ trong nhà đều làm bằng gỗ lim lấy ở rừng già nên không lo bị mối, mọt làm hư hại.

Hiện Thạch Lâm có 7 ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi được dựng theo lối kiến trúc Mường xưa là chôn cột làm trụ đỡ. Ông Nguyễn Văn Ních (làng Thành Nội) – chủ một nhà sàn cổ cho hay: “Để xây dựng một ngôi nhà sàn theo kiểu ngày xưa phải mất từ 2-3 năm và phải chọn được gỗ lim loại một làm cột trụ, nên hiện nay mọi người thường dựng nhà theo kiểu mới. Giá trị mỗi ngôi nhà sàn từ 40-70 triệu đồng, nhà cổ thì cao hơn nhiều”.

Với địa thế thuận lợi, phía bắc tiếp giáp với rừng quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình), trong vùng lại có nhiều thác nước, hang động đẹp cùng hệ thống nhà sàn cổ, Thạch Lâm là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều làng ở đây đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất để khách lưu trú, thám hiểm hang động và tìm hiểu phong tục văn hóa Mường.

Ông Bùi Văn Thương-Trưởng thôn làng Thượng, cho biết, 8 tháng đầu năm 2010 đã có hơn một vạn lượt khách đến tham quan nhà sàn cổ. Ba làng nhà sàn cổ bắt đầu tiếp nhận các tour du lịch tại gia, là loại hình hút khách hiện nay.

Chị Thuỷ – du khách ở Đống Đa, Hà Nội hào hứng: “Đây là lần thứ hai tôi cùng gia đình đến làng nhà sàn cổ. Mỗi lần đến đây, tôi lại biết thêm nhiều điều về phong tục và tập quán sinh hoạt của người Mường”.

Để thu hút khách du lịch, chính quyền xã cũng thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ để quảng bá những ngôi nhà sàn hàng trăm năm tuổi ở Thạch Lâm.