Thông tư hướng dẫn nghị định 91 2023 Informational, Commercial năm 2024

Ngày 30/10/2022, Chính phủ ban Nghị định số 91/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2019.

Một số điểm mới của Nghị định số 91/2022/NĐ-CP: 1. Bổ sung quy định về kết thúc thời hạn Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định này. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. 2. Bổ sung trường hợp người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng, quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập thì không phải nộp hồ sơ khai thuế 3. Sữa đổi quy định về số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp 04 quý Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. 4. Ban hành Mẫu số 04-1/CC về việc ngừng sử dụng hóa đơn Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ban hành Thông báo về việc ngừng sử dụng hóa đơn theo Mẫu số 04-1/CC thay thế Mẫu số 04-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP Hiệu lực thi hành Nghị định số 91/2022/NĐ-CP: Nghị định số 91/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2022. Quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021 như sau: - Tính đến ngày 30/10/2022, người nộp thuế có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 không thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì không áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP. - Tính đến ngày 30/10/2022, người nộp thuế có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 04 quý quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp. - Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra đã tính tiền chậm nộp theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và khi áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý tại khoản 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP được giảm số tiền chậm nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp theo Mẫu số 01/GTCN tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2022/NĐ-CP gửi cơ quan thuế nơi phát sinh tiền chậm nộp (là cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế có hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Sau khi điều chỉnh giảm mà có số tiền chậm nộp nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Chương VIII Luật Quản lý thuế năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đề nghị người nộp thuế nghiên cứu cụ thể nội dung Nghị định số 91/2022/NĐ-CP để biết và thực hiện cho đúng (có file Nghị định đính kèm)

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2018/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐƯỜNG SẮT VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2022/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2018/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ

1. Sửa đổi điểm a khoản 2, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều 12 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP như sau:

  1. Sửa đổi điểm a khoản 2 như sau:

“a) Cục Đường sắt Việt Nam đối với đường ngang xây dựng trên đường sắt quốc gia, đường ngang công cộng xây dựng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ;”;

  1. Sửa đổi điểm b khoản 3 như sau:

“b) Chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trên môi trường điện tử đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp gửi trên môi trường điện tử, hồ sơ đề nghị gồm bản sao điện tử của các tài liệu quy định tại điểm a khoản này và thực hiện trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia;”;

  1. Sửa đổi điểm đ khoản 3 như sau:

“đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang phải có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”.

2. Sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị định số 01/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 19. Lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 01 năm 2024.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.