Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

- Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài định quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất”.

“3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.

Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

…”

Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.”

- Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ [kể cả tài sản cố định] sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ [%] giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được.

3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.”

- Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính như sau:

“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ [kể cả tài sản cố định] sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ [%] giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”

Trường hợp Trung tâm A [sau đây gọi là Trung tâm] được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề.

Sau khi thành lập Trung tâm đã tiến hành xây dựng trụ sở, đến khi xây dựng xong trụ sở Trung tâm không phát sinh hoạt động dạy nghề và chưa có hoạt động kinh doanh nào khác.

Cơ quan nhà nước thu hồi đất đã giao cho Trung tâm để cho Công ty B thuê, vì vậy Trung tâm phải chuyển nhượng tài sản là trụ sở đã xây dựng trên đất cho Công ty B [Trung tâm đã kê khai, tính thuế GTGT 10%].

Căn cứ các quy định nêu trên và tình hình thực tế, Trung tâm A được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào để xây dựng trụ sở Trung tâm đã chuyển nhượng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Căn cứ theo quy định của Thong tư số 219/2013/TT-BTC hóa đơn đầu vào sẽ không còn giới hạn kê khai trong 6 tháng nữa. Vậy hóa đơn đầu vào được khấu trừ trong mấy tháng? Xem chi tiết trong bài viết dưới đây: 

>> Xem thêm: Hóa đơn đầu vào là gì? 

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là gì?

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế. Theo đó, chủ thể nộp thuế sẽ không trực tiếp đi nộp và số tiền phải nộp sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.

Khi doanh nghiệp đi mua sản phẩm thì sẽ chịu thuế GTGT đối với sản phẩm đó, được gọi là thuế GTGT đầu vào của sản phẩm. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng chính là việc các doanh nghiệp xác định số thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT đầu vào của dịch vụ, hàng hóa dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT [thỏa mãn các điều kiện theo quy định].

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào chính là số thuế GTGT khấu trừ được xác định trên số sản phẩm mà chủ thể đã mua vào và phải chịu thuế GTGT. Cách tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ bằng mức giá bán sản phẩm chưa bao gồm thuế nhân với số % thuế suất GTGT.

Ngoài ra, đặc điểm của khấu thuế GTGT khấu trừ sau:

  • Số thuế GTGT của chủ thể được khấu trừ chính là số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Căn cứ vào số liệu trên thực tế trong quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
  • Số thuế GTGT đầu vào được xác định là số được ghi trên hóa đơn đỏ, khi chủ thể mua sản phẩm hoặc được ghi trong chứng từ nộp thuế.

Cách tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ [bao gồm cả tài sản cố định] dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.

Ví dụ : Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:

Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng [giá có thuế GTGT]. Dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:

[110 triệu/[1 + 10%]] x 10% = 10 triệu đồng.

Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.

Theo quy định trước đây – Thông tư số 06/2012/TT-BTC, hóa đơn thuế GTGT đầu vào sẽ có thời hạn kê khai trong vòng 6 tháng.

Từ ngày 1/1/2014, Thông tư số 219/2013/TT-BTC có hiệu lực, quy định về thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào đã có sự thay đổi. Theo đó, quy định về thời hạn kê khai hóa đơn GTGT đầu vào bị bỏ sót được bãi bỏ. Cụ thể:

Tại khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định kê khai hóa đơn đầu vào như sau:  Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Nguồn: //thuvienphapluat.vn/van-ban/thue-phi-le-phi/thong-tu-219-2013-tt-btc-huong-dan-luat-thue-gia-tri-gia-tang-va-nghi-dinh-209-2013-nd-cp-220761.aspx?v=d

Có thể hiểu quy định hóa đơn đầu vào được khấu trừ theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC là các hóa đơn đầu vào sẽ không bị giới hạn kê khai trong 6 tháng. Người nộp thuế nếu phát hiện kê khai thiếu hóa đơn đầu vào có thể tiến hành kê khai, điều chỉnh kê khai bổ sung bất cứ thời điểm nào.

Lưu ý, để được hưởng khấu trừ thuế GTGT đầu vào, việc kê khai bổ sung bắt buộc phải được tiến hành kê khai, khấu trừ trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. 

Trên đây là các thông tin để giúp bạn trả lời câu hỏi hóa đơn đầu vào được khấu trừ trong mấy tháng? Hy vọng bạn và doanh nghiệp đã hiểu rõ về các quy định hóa đơn đầu vào.

Quản lý hóa đơn điện tử đầu vào tiết kiệm 80% thời gian

Miễn phí sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử 7 ngày – Không giới hạn tính năng!

Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn đầu vào MISA Meinvoice trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề