Thuốc chóng mặt rối loạn tiền đình

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị rối loạn tiền đình sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,... tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,... Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não [do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng],... Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Căng thẳng, stress có thể gây rối loạn tiền đình

Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:

  • Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,... gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém
  • Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
  • Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,...
  • Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
  • Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,... cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa [nóng - lạnh đột ngột], ít vận động,...

Chóng mặt, hoa mắt là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình chính là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và mau quên. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao [nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp] hoặc huyết áp thấp [trong trường hợp bệnh hình thành do huyết áp thấp],... Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,...

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,... Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh.

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi trị rối loạn tiền đình.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não. Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác,... thì nên đi bệnh viện khám vì đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,... theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch,... cần chú ý kiêng khem trong ăn uống nhưng không kiêng khem thái quá để tránh bị suy dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc bệnh không nên lạm dụng rượu bia, cần uống đủ nước hằng ngày. Người lớn tuổi cũng nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Đồng thời, người bệnh nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần điều trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Thần kinh. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Vì sao bạn bị rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi hẳn được không?

XEM THÊM:

Hội chứng rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Nhiều người phải sử dụng đến thuốc để kiểm soát và khắc phục các biểu hiện của hội chứng này. Sau đây sẽ là thông tin về TOP 12 loại thuốc rối loạn tiền đình được các chuyên gia đánh giá tốt.

Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên và thuộc hệ thần kinh. Bộ phận này có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì thăng bằng ở các tư thế trong vận động và phối hợp với các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình,…

Hội chứng rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình. Nguyên nhân được giải thích là do tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não hoặc các tổn thương khác ở vị trí tai trong và não.

Hậu quả xảy ra là cơ thể mất khả năng giữ thăng bằng, đi đứng loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, quay cuồng, buồn nôn,… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại khiến người bệnh rất khó chịu và gây bất tiện trong công việc và cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Dưới đây là danh sách 12 loại thuốc rối loạn tiền đình phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Thuốc Tanganil được bào chế dưới dạng viên nén, chuyên điều trị chứng chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt do rối loạn tiền đình gây ra. Thành phần chính của Tanganil là hoạt chất Acetyl-DL-Leucine.

Chống chỉ định: Những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử bị dị ứng với lúa mì.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc là táo bón, khó tiêu, khô miệng đôi khi có thể phát ban nổi mề đay.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Người lớn: Dùng 2 – 3 viên/lần x 1 – 2 viên mỗi ngày sau ăn. Một liệu trình sử dụng thuốc để thấy hiệu quả là từ 5 – 6 tuần, trường hợp bệnh diễn tiến nặng có thể tăng liều lên 6 – 8 viên/ngày nhưng phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
  • Trẻ em: Tùy theo độ tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng cụ thể.

Giá bán tham khảo: Trên thị trường thuốc, Tanganil đang được bán với giá khoảng 165.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thành phần chính của Tanganil là hoạt chất Acetyl-DL-Leucine

Thuốc rối loạn tiền đình Flunarizine được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh tiền đình, giảm oxy lên não. Từ đó có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt và chống co giật hiệu quả.

Chống chỉ định: Những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai và trường hợp có tiền sử mắc hội chứng Parkinson hay các chứng rối loạn ngoại tháp.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Liều ban đầu: Sử dụng 2 viên Flunarizine/ngày trước khi đi ngủ. Người già từ 65 tuổi chỉ nên sử dụng 1 viên mỗi ngày.
  • Liều lượng duy trì: 2 viên/ngày trong 5 ngày liên tiếp trong vòng 1 tuần sau đó nghỉ 2 ngày.

Giá bán tham khảo: Thuốc đang được bán với giá khoảng 105.000 – 110.000 vnđ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Liều ban đầu là sử dụng 2 viên Flunarizine/ngày trước khi đi ngủ

Sibelium được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng như đau nửa đầu, thiếu máu não, chóng mặt, ù tai và hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp là: người mệt mỏi, buồn ngủ cả ngày, uể oải, miệng khô đắng, mỏi cơ bắp, tâm trạng thay đổi.

Chống chỉ định: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi và trường hợp có trầm cảm, động kinh.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Bệnh nhân từ 18 – 64 tuổi uống 10 mg/ ngày, nên uống vào buổi tối sau ăn.
  • Bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, uống 5 g/ ngày, nên uống vào buổi tối.

Giá bán tham khảo: Thuốc đang được bán với giá khoảng 510.000 đến 570.000 vnđ/ 1 hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên hoặc 1 hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 20 viên.

Sibelium được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng như đau nửa đầu, thiếu máu não, chóng mặt, ù tai,…

Vinpocetin được đánh giá là một trong 7 loại thuốc điều trị và chữa rối loạn tiền đình hiệu quả đã được các chuyên gia đầu ngành kiểm chứng.

Công dụng của thuốc Vinpocetin có thể kể đến như: Ổn định huyết áp, nhịp tim, giảm hoa mắt, chóng mặt, sa sút trí tuệ, thúc đẩy, tăng tuần hoàn máu não, bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh và bổ sung acid amin cho cơ thể.

  • Chống chỉ định: Những người bệnh bị suy gan, suy thận, người cần sự tập trung cao khi làm việc như lái xe, vận hành máy móc cần lưu ý.
  • Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp là: Nóng trong, táo bón, đau thượng vị.
  • Liều lượng và cách sử dụng: Mỗi ngày dùng 5 mg/lần x 3 lần/ngày sau ăn. Trường hợp bị rối loạn mạch máu não mãn tính các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng 10mg mỗi lần.
  • Giá bán tham khảo: Thuốc đang được bán với giá khoảng 132.000 vnđ/ hộp 2 vỉ x 25 viên nén.
Vinpocetin được đánh giá là một trong 7 loại thuốc điều trị và chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

Stugeron có công dụng làm giảm hoạt tính co mạch của một số chất như: serotonin, adrenalin và góp phần tăng cường oxy lên não.

  • Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp là: hôi miệng, chán ăn, ngủ gà, gây đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa. Người cao tuổi không nên dùng thuốc kéo dài vì có thể gây xuất hiện hoặc tăng các triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm.
  • Liều lượng và cách sử dụng: Thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, liều lượng tùy theo độ tuổi, nguyên nhân và các biểu hiện lâm sàng.
  • Giá bán tham khảo: Thuốc đang được bán với giá khoảng 222.000 vnđ/ Hộp 25 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 25mg.
Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp là: hôi miệng, chán ăn, ngủ gà,…

Nomigrain là thuốc Tây điều trị rối loạn tiền đình được sản xuất tại Ấn Độ. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Flunarizine hydrochloride và được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng khá tiện lợi.

Công dụng của thuốc Nomigrain là phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, làm giảm triệu chứng hoa mắt mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.

Chống chỉ định: Trường hợp có tiền sử mắc trầm cảm, rối loạn hành vi, phụ nữ có thai, tài xế lái xe hay vận hành máy móc. Những người đang dùng thuốc chẹn beta cũng không nên sử dụng Nomigrain.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Bệnh nhân đau nửa đầu, chóng mặt: Dưới 65 tuổi, ngày uống 1 – 2 lần, tối đa 2 viên một ngày. Trên 65 tuổi mỗi ngày uống 1 viên sau ăn vào buổi tối.
  • Điều trị duy trì: Người bệnh có kết quả điều trị khả quan thì giảm dùng 5 ngày mỗi tuần.

Giá bán tham khảo: Mỗi hộp thuốc Nomigrain 5mg có giá khoảng 120.000 vnđ/ hộp 5 vỉ x 10 viên.

Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Flunarizine hydrochloride

Viên uống Nature Made Ginkgo Biloba có thành phần chính là 30mg cao lá bạch quả Ginkgo Biloba. Sản phẩm thích hợp với trường hợp rối loạn tiền đình gây mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng và những trường hợp bị thiếu máu não hay đau mỏi vai gáy, suy giảm trí nhớ.

Liều lượng và cách sử dụng: Uống Nature Made Ginkgo Biloba 2 – 3 viên/lần x 2 lần/ngày ngay trong bữa ăn.

Giá bán tham khảo: Viên uống 30mg có giá 500.000 – 530.000 vnđ/ hộp 200 viên.

Nature Made Ginkgo Biloba có thành phần chính là 30mg cao lá bạch quả Ginkgo Biloba

Thuốc rối loạn tiền đình Bilomag có xuất xứ từ Công ty dược phẩm Natur Produkt Pharma – Ba Lan.

Thuốc được sử dụng cho các trường hợp rối loạn tuần hoàn não, hội chứng Raynaud, rối loạn tuần hoàn ngoại biên hay suy tuần hoàn máu. Do chứa đến 80mg cao khô lá bạch quả cao nên thuốc chỉ nên sử dụng cho người trên 18 tuổi.

  • Liều lượng và cách sử dụng: Dùng với mục đích cải thiện trí nhớ và độ tập trung: Uống 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ ngày trong 8 – 12 tuần liên tục trong hoặc sau khi ăn.
  • Giá bán tham khảo: Thuốc đang được bán với giá khoảng 460.000 – 480.000 vnđ/ hộp 6 vỉ x 10 viên.
Thuốc rối loạn tiền đình Bilomag có xuất xứ từ Công ty dược phẩm Natur Produkt Pharma – Ba Lan

Healthy Care Ginkgo Biloba có khả năng giảm thiểu triệu chứng đau đầu, căng thẳng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, chống lại hiện tượng oxy hóa và lão hóa tế bào. Từ đó mà sẽ giúp hệ thần kinh khỏe mạnh để oxy và các chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp đều đặn cho não.

  • Liều lượng và cách sử dụng: Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày ngay sau khi ăn.
  • Giá bán tham khảo: Thuốc đang được bán với giá khoảng 290.000 vnđ/hộp 100 viên.
Healthy Care Ginkgo Biloba chỉ sử dụng cho trẻ em trên 15 tuổi và người trưởng thành

Hoạt Huyết Dưỡng Não là sản phẩm viên uống chức năng của Công ty cổ phần Traphaco, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Viên uống được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý như thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, kém tập trung, căng thẳng thần kinh và chứng rung giật ở bệnh nhân Parkinson.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Sử dụng 2 – 3 viên/lần x 2 – 3 lần/ ngày.

Giá bán tham khảo: Viên uống Hoạt Huyết Dưỡng Não có giá 94.000 vnđ/ hộp 100 viên.

Xem thêm

Danh sách 15 loại thuốc đau đầu hiệu quả nhanh được tin dùng 2020

Viên uống Hoạt Huyết Dưỡng Não có giá 94.000 vnđ/ hộp

Tiền Đình Khang là thuốc Đông y chữa trị rối loạn tiền đình được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng tiền đình và hỗ trợ điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra như: chóng mặt, say tàu xe, mất ngủ, suy giảm chức năng kiểm soát vận động.

Tiền Đình Khang được tạo nên từ các thành phần dược liệu tự nhiên nên an toàn cho người dùng và ít gây tác dụng phụ.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Trường hợp rối loạn tiền đình ở tình trạng nặng: Dùng 6 viên/ngày, chia thành 2 lần sáng tối.
  • Rối loạn tiền đình ở mức độ nhẹ hoặc dùng duy trì: Dùng 4 viên/ngày, chia thành 2 lần sáng tối.
  • Nên dùng Tiền Đình Khang sau khi ăn 1 giờ.

Giá bán tham khảo: Viên uống đang được bán với giá khoảng 65.000 vnđ/ hộp 30 viên.

Tiền Đình Khang là thuốc Đông y chữa trị rối loạn tiền đình

Tiền Đình Senudo được chiết xuất từ những thảo dược quen thuộc như: Đinh lăng, đương quy, việt quất,… mang lại công dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu lên não và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

  • Liều lượng và cách sử dụng: Uống 1 viên/lần, ngày có thể uống 2 – 3 lần theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Giá bán tham khảo: Viên uống đang được bán với giá khoảng 280.000 vnđ/hộp 50 viên.
Tiền Đình Senudo được chiết xuất từ những thảo dược quen thuộc như: Đinh lăng, đương quy, việt quất,…

Song song với việc tìm hiểu, lựa chọn các loại thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cũng cần thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh và lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên tự ý mua thuốc điều trị rối loạn tiền đình mà không có chỉ định của thầy thuốc.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị: đúng liều, đúng cách và đúng thời gian, không tự ý giảm hoặc tăng liều, kể cả khi thấy bệnh tiến triển tốt hơn.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, cần duy trì lối sống lành mạnh tích cực: luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau củ quả, chất xơ,…
  • Học tập, làm việc với cường độ hợp lý, tránh để căng thẳng stress quá độ.

Trên đây là tổng hợp top 12 thuốc rối loạn tiền đình cùng những thông tin cần lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích để khắc phục triệu chứng khó chịu do rối loạn tiền đình gây ra.

Video liên quan

Chủ Đề