Thuốc hạ sốt có phải kháng sinh không

Sốt khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi vì vậy nhiều người thường mua các loại thuốc hạ sốt để cải thiện tình trạng trên. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được bán trên thị trường với công dụng giảm đau, hạ sốt nhanh. Cùng tìm hiểu về các loại thuốc trên và lưu ý khi sử dụng chúng.

1. Các vấn đề về sốt mà bạn cần biết

Sốt là gì?

Sốt không phải là bệnh, mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Khi nhiệt độ cơ thể [đo ở nách] đạt từ mức 37,5 độ C trở lên gọi là sốt. Nhịp tim sẽ tăng lên 10 - 15 nhịp/phút khi thân nhiệt tăng lên 1 độ C, sốt có thể lên đến 40 độ C.

Khi bị sốt cần kiểm tra thân nhiệt nhiều lần trong ngày, sau từ 1 - 3 giờ/lần để theo dõi.

Sốt có thể trong ít ngày, sốt kéo dài [trên 10 ngày], sốt theo chu kỳ, sốt dao động.

Sốt khiến cơ thể khó chịu và mệt mỏi nên nhiều người đã tìm đến thuốc hạ sốt

Nguyên nhân và triệu chứng của cơn sốt

Sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Thông thường, cơ thể sẽ bị sốt khi gặp tình trạng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, do cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây bệnh như say nắng, sau khi tiêm vacxin, say nắng,… nên sốt cũng có thể không do nhiễm khuẩn.

Mức độ nguy hiểm của những cơn sốt

Khi thân nhiệt cao trên từ 39 độ C đến 40 độ C có thể gây co giật, dễ xảy ra ở trẻ em. Nếu không hạ nhiệt kịp thời, có thể dẫn đến co giật và tử vong.

2. Phân loại thuốc hạ sốt hiện nay

Các loại thuốc hạ sốt được dùng phổ biến trên thị trường:

IBUPROFEN

  • Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và kháng viêm.

  • Có 2 dạng thuốc là dạng viên nang và dạng siro.

  • Liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất là từ 3 - 4 viên/ngày ở người lớn.

  • Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, người bị loét dạ dày tá tràng, suy tim, suy gan, suy thận,…

PARACETAMOL

  • Thuốc có tác dụng giảm sốt trong các trường hợp sốt nhẹ, giúp giảm thân nhiệt, giảm đau đầu, đau khớp, đau răng,…

  • Có các dạng thuốc như viên nang, viên sủi, siro,..

  • Hiệu quả của thuốc từ 30 - 60 phút sau khi uống, tác dụng kéo dài 3 - 4 giờ.

  • Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, người mắc các bệnh về tim, gan, thận và phổi, người bị thiếu máu nhiều lần.

SOTSTOP

  • Thuốc dạng siro có tác dụng hạ sốt nhanh và hiệu quả ở trẻ em. Ngoài ra còn được sử dụng để giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau xương và khớp,… ở người lớn.

  • Liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất trên cả người lớn và trẻ em là 400mg/lần.

  • Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị loét tá tràng, chảy máu do chấn thương, đang bị suy thận, người bị mất nước nặng, phụ nữ 3 tháng trước khi sinh.

3. Một số nguy cơ xảy ra khi lạm dụng thuốc hạ sốt

Vì tính tiện lợi của loại thuốc này mà trong tủ thuốc gia đình luôn có sẵn thuốc hạ sốt. Khi người lớn và trẻ em bị sốt thì nhiều người tự ý sử dụng, không hỏi ý kiến của bác sĩ. Điều này đã gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mệt mỏi, khó chịu

  • Buồn nôn và nôn

  • Vàng da, vàng mắt

  • Chán ăn, giảm cân

  • Dị ứng, nổi mẩn, ngứa, phát ban

  • Đau đầu, chóng mặt

Đau đầu, chóng mặt thường xuất hiện khi lạm dụng thuốc hạ sốt

  • Lên cơn hen

  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

  • Độc thận khi lạm dụng nhiều ngày

  • Chảy máu dạ dày - ruột, loét dạ dày

  • Giảm thị lực

4. Các cách hạ sốt tại nhà không cần dùng thuốc hạ sốt

Một số cách đơn giản tại nhà sau đây có thể hỗ trợ bạn trong việc hạ sốt:

  • Bổ sung vitamin C: Các loại nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, nước chanh là lựa chọn tốt nhất cho việc hạ sốt, làm dịu cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cung cấp các thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn như súp lơ xanh, ớt chuông, rau xanh,… sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, giúp hạ sốt nhanh chóng.

  • Uống đủ nước: Cơ thể rất dễ bị thiếu nước khi sốt. Khi bị sốt, bạn nên uống lượng nước vừa đủ từ 8 - 12 cốc/ngày.

  • Xông hơi: Các lỗ chân lông sẽ mở ra, các độc tố sẽ bị loại bỏ. Nhiều loại lá cây như lá bưởi, lá sả, lá chanh, lá hương nhu, lá tía tô,… được dùng để nấu nước xông. Trong các loại lá này chứa nhiều tinh dầu, vừa giúp sát khuẩn đường hô hấp lại hạ sốt hiệu quả. Khi xông hơi xong, cơ thể người sốt sẽ cảm thấy sảng khoái và nhẹ nhõm.

  • Sử dụng khăn ấm để lau người: Chỉ cần một chiếc khăn sạch, được làm ướt bằng nước ấm vừa phải, vắt khô và lau khắp người hay đặt lên trán để hạ nhiệt. Thường xuyên thay khăn và đặt vào các bị trí có nhiều mạch máu lớn như nách, bẹn sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

  • Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút tự nhiên, hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động miễn dịch. Bạn có thể làm trà gừng đơn giản bằng các cho nửa muỗng cà phê gừng băm vào 200 ml nước sôi, cho thêm một ít mật ong, và uống từ 3 - 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể hòa gừng vào bồn nước ấm để ngâm mình trong 10 phút, sau đó cơ thể sẽ tiết mồ hôi giúp hạ thân nhiệt và cơn sốt.

Trà gừng là giải pháp thay thế thuốc hạ sốt khá hữu hiệu

  • Trà húng quế: Húng quế là loại thảo dược giúp hạ nhanh cơn sốt, bạn có thể làm trà húng quế bằng cách cho lá húng quế băm nhuyễn vào 200ml nước sôi trong khoảng 5 phút, lọc sạch bã rồi uống 2 - 3 lần/ngày. Mặc dù có vẻ khó uống nhưng nếu chịu khó thì sẽ đem đến những tác dụng không ngờ.

  • Giấm táo: Ngoài tác dụng hạ nhanh cơn sốt, dấm táo còn cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm có pha 100ml giấm táo, pha khoảng 10ml giấm táo cùng với 5ml mật ong và nước ấm để uống 2 - 3 lần/ngày. Lượng axit trong giấm táo sẽ giúp hạ cơn sốt khi nhiệt độ cơ thể được giải phóng qua da.

Các cách trên chỉ áp dụng tại nhà và với những cơn sốt nhẹ. Khi đã áp dụng nhưng tình trạng không khả quan thì bạn nên đi khám và tránh việc tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo sức khỏe thì trong trường hợp xuất hiện cơn sốt bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra toàn diện, được theo dõi, tìm ra nguyên nhân gây sốt để hạ sốt kịp thời. MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi trong và ngoài nước cùng trang thiết bị hiện đại là một nơi bạn có tin tưởng để khám và chữa trị.

MEDLATEC - địa chỉ tin cậy để bạn thăm khám và điều trị khi gặp các vấn đề về sức khỏe

Mọi câu hỏi sẽ được tư vấn miễn phí khi liên hệ với bệnh viện qua hotline 1900 56 56 56 hoặc hỏi đáp online qua website medlatec.vn, đội ngũ bác sĩ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Sốt virus do nhiều loại virus gây ra, thường gặp nhất là virus đường hô hấp xảy ra trong điều kiện thời tiết mùa hè hoặc mùa mưa. Khi bị sốt virus, rất nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc kháng sinh với suy nghĩ bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Vậy liệu có nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt virus không? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Người bị sốt virus cần điều trị như thế nào?

Bệnh sốt virus có thể tự khỏi trong thời gian 1-2 tuần.Tuy nhiên người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, nhất là ở trẻ em, chính vì vậy cần kết hợp cả việc uống thuốc và chăm sóc để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

Điều trị sốt virus chủ yếu là điều trị triệu chứng, bởi hầu hết các bệnh do virus gây ra đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Đối với người bị sốt virus, cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước và điện giải bị mất. Ở trẻ còn bú thì phải cho trẻ bú đầy đủ, ngoài ra nên bổ sung nước hoa quả, nước canh trong lúc ăn. Nên sử dụng Oresol để bù điện giải.

Trong trường hợp bệnh nhân sốt hơn 38,5 độ C, nên sử dụng thuốc hạ sốt. Thường dùng nhất là Paracetamol với liều 10 - 20 mg/kg thể trọng, cách khoảng mỗi 6 tiếng dùng một lần, sẽ có tác dụng ngăn ngừa việc tăng thân nhiệt. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt liên tục, không dùng quá 4000 mg Paracetamol trong một ngày [tương đương với khoảng 8 viên Paracetamol 500 mg]. Có thể kết hợp dán các miếng cao dán hạ sốt.

Với trẻ em khi bị sốt cao thường dẫn đến co giật. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể để lại di chứng về sau nên khi trẻ bị sốt qus cao cần cho trẻ sử dụng thuốc chống co giật.

Bệnh nhân có thể được dùng một số thuốc giảm ho, giảm sổ mũi, chống dị ứng nếu các biểu hiện trên có nhiều, nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý đi truyền dịch, cũng như lạm dụng dụng cụ xông họng vì có thể dẫn đến hỏng niêm mạc mũi, họng.

Thực hiện các biện pháp chống bội nhiễm: Sử dụng Natri clorid 0,9 % để nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ, phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Nếu người bệnh sốt nhiều ngày hoặc sốt cao trên 39 độ nhưng việc dùng thuốc hạ sốt không mang lại hiệu quả, vẫn xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các phòng khám bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Nên hay không nên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị sốt virus?

Khi bị sốt, kèm theo biểu hiện ho nhiều người đã tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, nhất là đối với các gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên đó là một hành động tai hại bởi lẽ, việc sử dụng kháng sinh không làm rút ngắn thời gian bị bệnh. Và kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt virus. Chính vì vậy, việc sử dụng kháng sinh để điều trị sốt virus có thể dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh rất cao.

Khi người bệnh được chẩn đoán sốt virus thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Thay vào đó, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Sốt virus có lây không? Nên chăm sóc trẻ bị sốt virus như thế nào?

Như vậy với những thông tin trên đây, chắc chắn bạn đã lý giải được “nên hay không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt virus”. Để được tư vấn kĩ hơn về điều trị sốt virus, hãy liên hệ ngay hotline 0291.390.8888 để được đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề