Tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới

07:35, 15/12/2021

Thời gian qua, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn trong toàn tỉnh. Ý thức và hành động bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp của Nhân dân tại các địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.  

Đoàn viên, thanh niên huyện Na Rì ra quân thu gom rác thải, vệ sinh môi trường các khu vực chợ nông thôn.

Tiêu chí Môi trường và An toàn thực phẩm trong xây dựng nông thông mới [NTM] trên địa bàn tỉnh thời gian qua được các sở, ban, ngành và địa phương triển khai kịp thời, đồng bộ thông qua việc chủ động lồng ghép các nội dung của chương trình với công tác chuyên môn của từng ngành, lĩnh vực có liên quan. Theo đó, các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định các chỉ tiêu như: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; chỉ tiêu "Mai táng" phù hợp với quy định và theo quy hoạch; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; hướng dẫn việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ xử lý rác thải.

Đến nay, trên toàn tỉnh, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%, tỷ lệ người dân sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT đạt 38%. Đến ngày 30/6/2021 có 25 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm. Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở các xã đã có sự chuyển biến tích cực. Phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng đời sống văn hoá được triển khai và duy trì ở nhiều khu dân cư. Các xã đã triển khai đến từng hộ gia đình thực hiện cải tạo, chỉnh trang cảnh quan môi trường khu dân cư. Công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, phát quang cỏ dại bước đầu đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn ở nông thôn.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã cơ bản ý thức được công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh và chấp hành nghiêm các quy định bảo vệ môi trường. Các dự án phát triển sản xuất đã thực hiện nội dung bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt, xác nhận. Các gia trại chăn nuôi đầu tư xây dựng hệ thống biogas để xử lý chất thải phát sinh trong chăn nuôi.

Có thể thấy, việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho vùng nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn. Ý thức và hành động bảo vệ môi trường của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại các xã, thôn bản đã có bước chuyển biến tích cực. Một số hoạt động tiêu biểu về bảo vệ môi trường được hình thành. Đã có nhiều tổ thu gom rác thải, bảo vệ môi trường được thành lập đi vào hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát của UBND các xã. Nhà máy xử lý rác thải ở cấp huyện được đầu tư xây dựng và được quy hoạch mở rộng để xử lý rác thải lớn vùng nông thôn lân cận. Trồng hoa, cây cảnh dọc đường giao thông, khu nhà văn hóa xã, thôn tại một số xã đã góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Diện mạo nông thôn đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt cảnh quan môi trường được cải tạo xanh, sạch, đẹp, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; tạo xu hướng gắn kết giữa bảo tồn phát triển bản sắc văn hoá, môi trường với du lịch và phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng, nâng cấp đường làng, ngõ xóm, cải tạo vườn, hàng rào, trồng cây xanh nơi công cộng đang từng bước tạo dựng cảnh quan môi trường mới cho nông thôn Bắc Kạn. Thông qua việc thực hiện tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm cũng là điều kiện để các xã thay đổi việc triển khai công tác môi trường thực tế tại địa phương mình, bắt đầu từ xây dựng hệ thống hạ tầng để giải quyết triệt để vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện tiêu chí Môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn nhất định, đó là: Nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư nông thôn về bảo vệ môi trường; thu gom, phân loại chất thải theo quy định còn thấp. Ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen và nếp sống thường xuyên của người dân nông thôn. Tình trạng xả rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định vẫn diễn ra, gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nông thôn thấp...

Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Bắc Kạn Quách Đăng Quý cho biết: Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 xác định vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn là một nội dung ưu tiên, góp phần thực hiện hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, vấn đề môi trường được đặt là trọng tâm, trở thành một tiêu chí riêng trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Chương trình sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, các điểm xử lý chất thải liên xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu... tạo không gian nông thôn văn minh và sinh thái, xây dựng nông thôn thành không gian đáng sống.

Thời gian tới, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, xây dựng môi trường nông thôn. Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân. Tập trung vận động và hỗ trợ các hộ gia đình di dời chuồng chăn nuôi gia súc ra xa nhà và ở những vị trí khác đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan. Gắn kết chặt chẽ giữa xử lý, bảo vệ, xây dựng cảnh quan môi trường với phát triển du lịch nông nghiệp và kinh tế nông thôn.../.

Q.Đ

Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện trong bộ tiêu chí xây dựng NTM nên ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, các địa phương ở Quảng Bình chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân về công tác bảo vệ môi trường, tạo dựng cảnh quan nông thôn xanh-sạch-đẹp.

Làng sạch, xã đẹp

Xuân Thủy là xã vùng giữa của huyện Lệ Thủy trước đây đường sá vốn chật hẹp. Nhiều khu dân cư sình lầy do chưa chú trọng việc thoát nước. Hằng năm, xã bị ngập lụt nên hoạt động bảo vệ, giữ gìn môi trường chưa bảo đảm. Khi bắt tay xây dựng NTM, xã Xuân Thủy chọn các tiêu chí giao thông và môi trường làm khâu đột phá. Được tuyên truyền, vận động, người dân hiểu ra rằng, muốn NTM thì trước hết đường phải rộng, sạch và mát. Chỉ trong thời gian ngắn được vận động, xã Xuân Thủy đã mở rộng mặt đường liên thôn, xóm từ 4 m trở lên và 100% tuyến đường được cứng hóa. Cùng với đó là hệ thống rãnh thoát nước được chỉnh trang, có nắp đậy an toàn. Hai bên đường, người dân trồng hoa, cây cảnh tạo nên không khí dịu mát. Mỗi nhà có một giỏ rác để có người thu gom hằng ngày. Hệ thống nước sinh hoạt cũng được đưa đến từng nhà. Phía bờ sông Kiến Giang, bà con động viên nhau góp công, góp tiền mua các bộ ghế đá, trồng nhiều thảm hoa, cây bóng mát, tạo thành các tiểu công viên đẹp mắt, trở thành nơi người dân thư giãn cuối ngày làm việc.

Cũng nhờ huy động hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ môi trường, xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa đã giải được "bài toán khó" về thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn. Đại diện Ủy ban nhân dân xã Mai Hóa cho biết, trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường ở các khu dân cư, địa phương triển khai mô hình "Xã hội hóa thu gom rác thải" nhằm huy động mọi nguồn lực, thành phần chung tay bảo vệ môi trường. Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường sống từ những việc làm nhỏ nhất. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các cơ quan chức năng đổi mới việc cung cấp nước sinh hoạt, xóa mô hình cấp nước tập trung mà đưa nước đến tận nhà dân thông qua các hệ thống ống đấu nối "xương cá". Ủy ban Mặt trận xã vận động, chỉ đạo tổ chức thu phí vệ sinh môi trường và số tiền này dùng để chi trả cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Các tổ chức chính trị-xã hội của xã cũng vận động đoàn viên, hội viên thực hiện các đoạn đường tự quản, đường hoa ở các khu dân cư, thu gom vỏ chai và bao bì thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế ô nhiễm đồng ruộng. Chỉ sau một thời gian triển khai mô hình, Mai Hóa giải quyết được các bức xúc do rác thải gây ra, mang lại cảnh quan môi trường sống lành mạnh cho người dân.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa Lê Nam Giang đánh giá, thành công của công tác bảo vệ môi trường ở Mai Hóa là tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm về giữ gìn môi trường sống. Tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM của Mai Hóa đạt rất cao, thành điểm sáng xây dựng NTM địa phương.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay tỉnh Quảng Bình có 107/128 xã đạt tiêu chí môi trường. Từ đó, hình thành nhiều ngôi làng xanh, sạch, đẹp và xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Bảo vệ môi trường sống bền vững

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường nông thôn ở Quảng Bình vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Nhiều xã được công nhận xã NTM nhưng kết quả của tiêu chí môi trường còn tương đối thấp hoặc thiếu bền vững. Do địa hình vừa đồi núi, vừa thấp trũng, dân cư sống không tập trung nên việc cung cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại một số khu vực nông thôn gặp nhiều trở ngại. Mỗi năm, sau các trận lũ lụt xảy ra trên diện rộng, công tác xử lý môi trường để ổn định cuộc sống cho người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương thiếu nhân lực, phương tiện chuyên dụng để thu gom rác thải và phần lớn rác thải đều chôn lấp nên ô nhiễm vẫn xảy ra...

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm, xác định vấn đề môi trường-cảnh quan là yếu tố cốt lõi để phát triển nông thôn bền vững, tỉnh Quảng Bình tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM. Cụ thể, địa phương có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường trong xử lý rác thải; ban hành cơ chế hỗ trợ cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô 300 con trở lên, đầu tư hoàn thiện công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn; thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư công nghệ cao ứng dụng vào vận hành xử lý chất thải chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm. Tỉnh đổi mới phương thức đầu tư, quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn theo hướng nâng quy mô, công suất cung cấp, chuyên môn hóa khâu quản lý và vận hành, hình thành những công trình cấp nước liên vùng, liên xã và đưa nước về tới tận hộ dân. Ở nông thôn, tỉnh triển khai mô hình đồng bộ hóa trang thiết bị từ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt kết hợp với tăng cường quản lý để mang lại hiệu quả thiết thực. Điều quan trọng là huy động sự tham gia của người dân và cộng đồng cùng chung tay bảo vệ và phát triển môi trường bền vững để tạo nên những vùng quê "đáng sống".

Bài và ảnh: HƯƠNG GIANG

Video liên quan

Chủ Đề