Timmak 3mg là thuốc gì

Thuốc Tamik (dihydroergotamin) là một thuốc thường dùng trong đau nửa đầu. Tuy nhiên việc dùng thuốc rất phức tạp vì có nhiều tác dụng phụ. Vậy chỉ định của thuốc Tamik (dihydroergotamin) là gì? Có phải bất cứ loại đau nửa đầu nào cũng có thể sử dụng hay không?

Thành phần hoạt chất chính: dihydroergotamin.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Timmak, Seglor.

Nội dung bài viết

  • 1. Tamik (dihydroergotamin) là thuốc gì?
  • 2. Chỉ định thuốc Tamik (dihyroergotamin) 
  • 4. Tác dụng phụ của thuốc Tamik (dihydroergotamin)
  • 5. Lưu ý khi dùng thuốc Tamik (dihydroergotamin)
  • 6. Chống chỉ định dùng thuốc Tamik (dihydroergotamin)
  • 7. Tương tác thuốc khi dùng Tamik (dihydroergotamin) 
  • 8. Cách bảo quản thuốc Tamik (dihydroergotamin)

1. Tamik (dihydroergotamin) là thuốc gì?

Hoạt chất của Tamik là dihydroergotamin – một alkaloid chiết xuất từ nấm cựa gà có tác dụng dược lý phức tạp.

  • Co mạch, dùng trong các trường hợp bị hạ huyết áp.
  • Ổn định trương lực hệ mạch ngoài sọ nên có tác dụng trong đau nửa đầu.
Timmak 3mg là thuốc gì
Thuốc Tamik

2. Chỉ định thuốc Tamik (dihyroergotamin) 

Thuốc sử dụng cho người lớn với liều 1 viên/lần, ngày 3 lần, dùng trước bữa ăn.

Tamik (dihydroergotamin) được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tái phát bệnh đau nửa đầu và đau đầu cụm (đau khu trú tại 1 chỗ). Không khuyến nghị dùng thuốc trong các trường hợp đau nửa đầu ảnh hưởng 1 bên của não (đau nửa đầu liệt nửa người) hoặc đau nửa đầu cơ bản.

Hoạt chất chính dihydroergotamin chiết xuất từ nấm cựa gà có tác dụng làm hẹp mạch máu đang giãn ở đầu nhờ đó mà làm giảm các cơn đau nhói đầu.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tamik (dihydroergotamin)

Tùy theo cơ địa từng người mà bạn có thể gặp các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban đỏ, đổ mồ hôi,…

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra như:

  • Đau cơ, nhược cơ
  • Ngứa ran/đau/lạnh
  • Tổn thương thận, khó thở
  • Đau bụng dữ dội, đau thắt lưng
  • Mất cảm giác ở các ngón tay và chân
  • Rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường)

Phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng đối với thuốc này thì hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám nếu bạn thấy có bất cứ triệu chứng dị ứng thuốc nghiêm trọng nào như ngứa, ban da (đặc biệt ở mặt, lưỡi, cổ họng), chóng mặt dữ dội hoặc có vấn đề về hô hấp.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Tamik (dihydroergotamin)

Trước khi sử dụng thuốc này, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tiền sử dị ứng thuốc của bạn, tiền sử bệnh về những thuốc bạn đang sử dụng.

  • Chóng mặt: Nếu trong thời gian dùng thuốc mà bạn có uống rượu nữa thì càng làm tình trạng chóng mặt trầm trọng hơn. Không lái xe, vận hành máy móc hoặc làm bất cứ hoạt động nào cần sự minh mẫn cho đến khi bạn hoàn toàn tỉnh táo. Đồng thời hạn chế uống rượu do đây cũng là tác nhân gây ra chứng đau đầu.
  • Chất gây nghiện: Nếu bạn có sử dụng các chất gây nghiện có thể làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng như các vấn đề về tim (đau ngực, rối loạn nhịp tim) và làm giảm lượng máu tới não, tay, chân. Không được hút thuốc lá, nếu chưa biết cách cai thuốc, có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn.

Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc chỉ có tác dụng đối với một số loại đau nửa đầu do vận mạch, các loại khác không có tác dụng.

6. Chống chỉ định dùng thuốc Tamik (dihydroergotamin)

  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người có tiền sử dễ bị đau thắt ngực không ổn định, nhiễm trùng huyết, sốc, phẫu thuật mạch, tăng huyết áp không kiểm soát, suy gan thận nặng.

7. Tương tác thuốc khi dùng Tamik (dihydroergotamin) 

Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết những thuốc bạn đang sử dụng, tiền sử dùng thuốc để bác sĩ cân nhắc khi chỉ định. Các thuốc sau không nên dùng chung với Tamik (dihydroergotamin) so có tương tác thuốc xảy ra.

  • Thuốc co mạch, các thuốc giao cảm: Dùng chung sẽ làm tăng huyết áp quá mức.
  • Thuốc chẹn beta 2: Do làm giảm lưu lượng máu tới nuôi tim.
  • Nicotin: Chất này có thể gây thiếu máu cục bộ ở những bệnh nhân sử dụng dihydroergotamin.
  • Kháng sinh nhóm Macrolid (erythromycin, josamycin,..): Làm tăng độc tính của dihydroergotamin, do chất này bị tích tụ lại trong cơ thể. Trong nhóm Macrolid chỉ có Spiramycin và midecamycin là không làm có tác dụng đó.
  • Glyceryltrinitrat (nitroglycerin): Dùng chung với dihydroergotamin sẽ làm mất tác dụng của nhau. Do glyceryltrinitrat có tác dụng giãn mạch. Còn dihyroergotamin thì làm co mạch.
  • Methysergid: làm tăng nguy cơ co thắt động mạch.

8. Cách bảo quản thuốc Tamik (dihydroergotamin)

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Giá bán tại nhà thuốc khoảng 2.000 đồng/viên.

Tamik (dihydroergotamin) là một thuốc có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng. Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần biết về thuốc Tamik.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Thuốc Timmak 3mg là thuốc gì?

Timmak là thuốc gì? Timmak với thành phần chính dihydroergotamin mesylat hàm lượng 3mg. Thuốc thường được dùng chỉ định điều trị chứng rối loạn tuần hoàn thế đứng, giảm huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài...

Thuốc Timmak bao nhiêu tiền?

Một hộp thuốc Timmak có 6 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang mềm, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 135.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Thuốc Migomik cơ tác dụng gì?

Thuốc Migomikthuốc thuốc hướng tâm thần, được biết đến với tác dụng điều trị đau nửa đầu, hạ huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột, chóng mặt, rối loạn tuần hoàn thể đứng và các bệnh đau đầu.

Tamik giá bao nhiêu?

Giá bán tại nhà thuốc khoảng 2.000 đồng/viên. Tamik (dihydroergotamin) là một thuốc có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng. Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.