Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Tổ chức phi chính phủ (NGO), là tổ chức xã hội do cá nhân hay tập thể đứng ra thành lập; nhằm huy động các nguồn tài chính để hoạt động vì nhiều mục đích khác nhau. Tiền thân của NGO là các tổ chức xã hội hoạt động từ thiện, nhân đạo, cứu trợ, giúp đỡ những người bất hạnh trong cuộc sống là nạn nhân chiến tranh, gặp rủi ro về thiên tai.

Một số hội từ thiện ra đời từ giữa thế kỉ XVII ở Anh và một số nước châu Âu, do các giáo hội và những người hoạt động xã hội, từ thiện đứng ra thành lập; ban đầu hoạt động trong phạm vi quốc gia, sau đó mở rộng ra ngoài nước, chủ yếu là ở các nước thuộc địa của họ. Ở Hoa Kỳ, năm 1789 có Quỹ Cứu trợ thế giới do Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ thành lập. Từ sau các cuộc Chiến tranh thế giới I, II, các Tổ chức phi chính phủ (TCPCP) ra đời ngày càng nhiều, hoạt động rộng khắp các nước.

Ngày nay, có nhiều TCPCP được thành lập ở các nước phát triển, chủ yếu hoạt động ở các nước nghèo, đang phát triển với phạm vi không chỉ trong khuôn khổ nhân đạo, từ thiện ban đầu, mà còn tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, văn hoá, giáo dục, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, chính trị, v v.

Ở Việt Nam, các TCPCP của nước ngoài đã vào hoạt động từ nhiều thập kỷ qua, nhất là thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, chủ yếu trong vùng tạm chiếm, họ hoạt động cứu trợ những người di cư từ Bắc vào Nam, di dân vào ấp chiến lược, nạn nhân chiến tranh. Sau ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, phần lớn các tổ chức này rút khỏi miền Nam, chỉ còn lại một vài tổ chức hoạt động ở miền Bắc. Từ ngày Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, các TCPCP dần dần trở lại, hoạt động ở hầu khắp các địa phương trong nước; với hình thức phong phú, đa dạng, đã góp phần tích cực vào đời sống xã hội, nhất là việc cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người khuyết tật, viện trợ y tế, phát triển giáo dục, xây dựng nông thôn, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo vv. Tuy nhiên, đã có những người thuộc TCPCP nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thiếu thiện chí, vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Tác dụng và hiệu quả hoạt động của các TCPCP tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, phía nước ngoài phải tôn trọng chủ quyền, luật pháp và truyền thống văn hoá của nước sở tại; phía nước sở tại phải tăng cường quản lí, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Từ năm 1989 đến nay, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nhiều văn bản về tổ chức, phân công quản lí, về quan hệ với các TCPCP, gần đây có Quyết định số 59 QĐ/TTg ngày 24.4.2001 của thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các TCPCP nước ngoài.

Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations - NGOs) là gì? Đó có phải là những tổ chức quốc tế? Làm thế nào để làm việc tại đây?... Tất cả thắc mắc ấy sẽ được chị Đào Thị Hoa Anh (CHS G2, 00 - 03), hiện làm việc tại tổ chức BORDA giải đáp trong cuộc trò chuyện với Nội san MCer Link.

Chào chị Hoa Anh! Chị có thể giới thiệu khái quát về công việc của mình tại BORDA?

Chị Hoa Anh: BORDA là một tổ chức phi chính phủ của Đức, hoạt động tại Việt Nam gần 20 năm ở lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường. Mình đang phụ trách mảng truyền thông, quản lý các thông tin dữ liệu và thực hiện những đánh giá về tác động đối với sức khỏe con người mà dự án triển khai tại trường học, cộng đồng.

Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Vì sao chị lại lựa chọn công việc này ạ?

Chị Hoa Anh: Mình bắt đầu tìm thấy niềm yêu thích với công việc này khi tham gia hoạt động tình nguyện của một số NGOs vào năm ba đại học. Lúc đó, mình làm phiên dịch và thực hiện những dự án hỗ trợ cộng đồng của NGOs quốc tế. Qua mỗi chuyến đi, mình lại trưởng thành hơn và học thêm được rất nhiều điều. Mình được tới nhiều vùng miền của đất nước, được gặp gỡ nhiều con người với những hoàn cảnh sống khác nhau. Ngoài ra, công việc giúp mình hoàn thiện bản thân, hướng tới lối sống tích cực trong suy nghĩ và hành động. Nhờ những trải nghiệm ấy mà từ lâu, mình đã chọn cách sống thân thiện với môi trường như: hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon, đồ nhựa; dùng những sản phẩm làm từ thiên nhiên, ít gây hại tới môi trường; tiết kiệm điện, nước...

Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Chị có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình công tác của mình?

Chị Hoa Anh: Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi mình làm tình nguyện viên phiên dịch cho một bác sỹ người Mỹ tại làng trẻ Hòa Bình (Thanh Xuân, Hà Nội). Đây là nơi chăm sóc và điều trị cho các em nhỏ bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Trong những buổi làm việc, mình thường được các cô điều dưỡng nhờ trò chuyện với một em bé khoảng hơn 1 tuổi và không có đôi mắt. Mỗi khi bé tỉnh giấc, luôn phải có người ở bên hỏi chuyện để không bị sợ hãi; còn nếu không nghe thấy tiếng người, bé sẽ khóc hờn rất dữ. Mình đã nói chuyện với bé rất nhiều, đôi lúc còn hát cho bé nghe nữa. Quả thực, mình đã trải qua rất nhiều cảm xúc khó tả. Mình chưa bao giờ nghĩ tiếng hát, giọng nói của mình lại có thể giúp ích cho một ai đó. Nếu như lúc đầu, mình tham gia tình nguyện tại các NGOs để luyện tiếng Anh và có thêm trải nghiệm thì sau những chuyến đi, mình đã định hướng được công việc tương lai một cách rõ ràng.

Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Theo chị, những khó khăn, vất vả khi làm việc tại các NGOs là gì ạ?

Chị Hoa Anh: Công việc nào cũng có những khó khăn, vất vả riêng. Nếu làm việc cho NGOs thực hiện các dự án cộng đồng, có những lúc bạn phải đi công tác cả tuần hay cả tháng. Những nơi bạn đến không phải là thành phố lớn đầy đủ dịch vụ, tiện nghi mà là những vùng sâu, vùng xa nghèo khó. Bạn phải trèo đèo, lội suối mới tới được nhà dân để làm việc hay trải nghiệm cuộc sống thiếu thốn mà có thể từ bé, bạn chưa bao giờ nếm trải. Tuy nhiên, nhờ được tận mắt thấy, tận tai nghe nên bạn sẽ có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về cuộc sống. Từ đó, bạn càng trân quý hơn công việc đang làm, cũng như những gì đang có.

Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Theo chị, những điều gì cần lưu ý nếu muốn thử sức với công việc tại NGOs ạ?

Chị Hoa Anh: Có thể hiểu nôm na, NGOs là những tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật. Các tổ chức này ra đời với nhiều mục đích, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu xã hội như: bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, cải thiện mức phúc lợi cho những người thiệt thòi, tăng cường bình đẳng giới... Nếu muốn theo đuổi công việc tại NGOs, trước tiên, bạn nên vào website, fanpage của họ để tìm hiểu các hoạt động. Nếu thấy phù hợp với bản thân, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn phần tuyển dụng cho các dự án... Nhưng giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã bước qua ngưỡng nghèo và có mức thu nhập trung bình thấp nên với nhiều chương trình tài trợ và hỗ trợ quốc tế, nước ta không còn thuộc nhóm được ưu tiên. Do đó, nếu so sánh với giai đoạn cách đây 10 - 15 năm thì thị trường việc làm ở NGOs quốc tế đã bị thu hẹp khi nhiều tổ chức thu nhỏ quy mô hoạt động, thậm chí rút khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không có cơ hội làm việc tại các tổ chức phi chính phủ. Bởi trong bối cảnh đó, nhiều tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp xã hội của Việt Nam đã ra đời. Họ cũng thực hiện các công việc tương tự. Nếu trước đây, NGOs thường tập trung vào những dự án hỗ trợ nhân đạo thì giờ, NGOs chủ yếu triển khai các chương trình phát triển, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, bảo vệ trẻ em, y tế, giáo dục...

Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Để làm việc tại NGOs, chị nghĩ trước tiên phải chăm chỉ học tập nhằm tích lũy kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc sau này. Tiếp đó là tìm kiếm cơ hội làm thực tập sinh để tìm hiểu công việc thực tế và thu lượm kinh nghiệm. Tuy nhiên, các NGOs thường yêu cầu thực tập sinh là sinh viên năm ba trở đi nên những bạn học sinh hoặc sinh viên năm nhất, năm hai có thể đăng ký làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ hoặc các câu lạc bộ hoạt động xã hội.

Tổ chức quốc tế phi chính phủ là gì năm 2024

Mình luôn ấn tượng với thầy Khang. Từ lúc còn là học sinh cho đến giờ, mình rất ngưỡng mộ những gì mà thầy làm cho MC. Qua những lần thầy trò chuyện với lớp, mình cảm thấy dù là Hiệu trưởng nhưng thầy rất gần gũi với học sinh.

“List” NGOs mà MCer có thể tham gia khi còn ngồi trên ghế nhà trường:

1. Tình nguyện vì hòa bình Việt Nam (VPV)

VPV là tổ chức tình nguyện quốc tế với mục đích khuyến khích các hoạt động tình nguyện trở thành hình thức giáo dục không chính quy, nhằm tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hướng đến việc giải quyết các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và tiếp cận các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

2. HOPE

Với slogan “Chăm sóc - yêu thương - chia sẻ”, câu lạc bộ tình nguyện HOPE mong muốn giúp đỡ những trẻ em khuyết tật, mồ côi, lang thang, gặp khó khăn trong cuộc sống xóa tan mặc cảm, có ý chí, nghị lực vươn lên và hòa nhập tốt với cộng đồng.

3. Hà Nội Đủ

Hà Nội Đủ với slogan “Một bát cơm, một nụ cười” là dự án thiện nguyện ra đời năm 2013. Hà Nội Đủ tận dụng đồ ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn để phân phát cho những người nghèo, vô gia cư và những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn xung quanh khu vực Hà Nội.

4. Giấc mơ Việt Nam

Giấc mơ Việt Nam (GMVN) là tổ chức tình nguyện nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng của thế hệ trẻ Việt Nam. GMVN tạo ra sự trao đổi, kết nối giữa những người trẻ ở trong và ngoài nước thông qua các dự án tình nguyện. Sứ mệnh của GMVN là góp phần phát triển toàn diện trẻ em Việt Nam bằng việc thực hiện những dự án giáo dục, đặc biệt với những em có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa.

5. AIESEC

AIESEC là tổ chức tình nguyện quốc tế, được điều hành bởi các bạn trẻ đang theo học bậc Đại học, Cao học hay vừa ra trường một vài năm. Được thành lập từ năm 1948, AIESEC đã thúc đẩy các hoạt động trao đổi văn hóa; giúp thanh niên trên thế giới khám phá, phát triển khả năng lãnh đạo. Ngoài ra, AIESEC còn hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực quốc tế tiềm năng.

6. SEAL-Net

SEAL-Net được ra đời năm 2004 tại ĐH Stanford với sứ mệnh thúc đẩy tinh thần lãnh đạo của cộng đồng Đông Nam Á ở Mỹ và nước ngoài. Tổ chức đã xây dựng được đội ngũ tình nguyện viên sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển xã hội trên toàn thế giới.

7. Solidarités Jeunesses Vietnam (SJ Vietnam)

Được thành lập năm 2004, SJ Vietnam là tổ chức tình nguyện trực thuộc SJ Pháp - một thành viên của CCVIS (UNESCO). Tổ chức khuyến khích các công dân trẻ tham gia vào hoạt động xã hội, cộng đồng nhằm tăng cường hòa bình, đoàn kết và xóa bỏ rào cản ngôn ngữ giữa các dân tộc.

8. Operation Smile

Operation Smile được tạo ra với mục tiêu cung cấp những hỗ trợ y tế miễn phí cho trẻ em và người lớn bị sứt môi, sứt vòm miệng. Operation Smile đã hỗ trợ phẫu thuật miễn phí hàng năm về răng hàm mặt cho hàng ngàn trẻ em nghèo tại Việt Nam. Operation Smile có nhiều dự án và cơ hội tình nguyện cho học sinh với các công việc văn phòng, gây quỹ, quảng bá, thiết kế đồ họa, viết bài, chụp ảnh…

9. VietAbroader

Tổ chức VietAbroader được thành lập năm 2003 với vai trò dẫn dắt học sinh Việt Nam thực hiện ước mơ du học Hoa Kỳ. Hơn 15 năm qua, VietAbroader đã tổ chức hàng loạt sự kiện như: hội thảo du học chuyền đuốc, hội thảo kinh tế, hội thảo nghề nghiệp…

10. Tình nguyện vì giáo dục (VEO)

Thông qua các chương trình giáo dục, VEO gây quỹ giúp đỡ trẻ em vùng cao, những đối tượng gặp khó khăn và những số phận kém may mắn trên lãnh thổ Việt Nam. VEO không chỉ mang đến cơ hội học tập, làm việc cho những tình nguyện viên trên thế giới mà còn hình thành nên một cộng đồng vì lợi ích xã hội.

Tổ chức phi chính phủ là gì ví dụ?

Liên Hiệp quốc là cơ quan đa quốc gia đưa ra khái niệm như sau: - “Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận.

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là gì?

“Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài; có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác; không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, ...

Khu vực phi nhà nước là gì?

Phí nhà nước là gì? Phí nhà nước là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp một phần những khoản chi đầu tư, bảo dưỡng các công trình công cộng và duy trì các hoạt động của nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nguồn viện trợ phi chính phủ là gì?

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài là viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức, các cá nhân nước ngoài khác, kể cả các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam, có thiện chí, cung cấp trực tiếp viện trợ không hoàn ...